Chuyên gia kinh tế: Chính phủ cần chuyển đổi chiến lược “mục tiêu kép” sang “đa mục tiêu”

Thứ ba, 05/10/2021 06:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Cấn Văn Lực, Chính phủ cần chuyển đổi chiến lược “mục tiêu kép” thành chiến lược “đa mục tiêu”. Tức là, Việt Nam vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, đảm bảo năng lực y tế, an sinh xã hội, an ninh tâm lý và xã hội;...

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, sau 2 năm chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, nền kinh tế Việt Nam phải cần ít nhất 2 năm để hồi phục, và trở lại thời điểm trước khi dịch bệnh xuất hiện.

Để tạo tiền đề cho sự hồi phục, Chính phủ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng đã công bố một số giải pháp hỗ trợ người dân, và các doanh nghiệp trong giai đoạn hậu COVID-19, nhất là trong giai đoạn 2022 - 2023.

chuyen gia kinh te chinh phu can chuyen doi chien luoc muc tieu kep sang da muc tieu hinh 1

Ông Cấn Văn Lực kiến nghị chuyển đổi chiến lược “mục tiêu kép” sang “đa mục tiêu”.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế kiến nghị thêm 6 giải pháp phục hồi kinh tế, giai đoạn 2022 - 2023. 

Thứ nhất, Chính phủ cần chuyển đổi chiến lược “mục tiêu kép” thành chiến lược “đa mục tiêu”. Tức là, Việt Nam vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế, đảm bảo năng lực y tế, an sinh xã hội, an ninh tâm lý và xã hội; năng lực chống chịu các cú sốc bên ngoài và tâm thế phục hồi, tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong và sau đại dịch.

Thứ hai, nhất quán thay đổi mô hình, chiến lược phòng chống dịch và đẩy nhanh chiến lược vaccine, gồm cả nguồn cung bên trong và bên ngoài. 

Theo đó, mô hình “sống chung với virus” cần được làm rõ nội hàm cùng với những chiến lược, sách lược và giải pháp, hướng dẫn cụ thể. Ngoài việc phân nhóm cấp độ dịch theo địa bàn, địa lý như phường, xã, tổ, thôn, xóm…, cũng cần phân loại và có lộ trình nới lỏng giãn cách xã hội phù hợp đối với từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể tùy thuộc vào mức độ nguy cơ lây nhiễm. 

Theo đó, có thể phân nhóm các ngành kinh tế thành 3 cấp độ, như các ngành, lĩnh vực kinh tế đóng góp quan trọng nhưng có nguy cơ lây nhiễm thấp như nông nghiệp, xây dựng, vận tải-kho bãi (logistics),…; các ngành kinh tế đóng góp trung bình, có nguy cơ lây nhiễm trung bình, như bất động sản, ICT, tài chính – ngân hàng, du lịch…

Cuối cùng là các ngành kinh tế đóng góp trung bình nhưng có mức độ lây nhiễm cao như vận tải hàng không/công cộng, dịch vụ ăn uống, (tại chỗ, lưu trú, quán bar, cơ sở giáo dục - đào tạo, trung tâm thể thao, phòng tập gym…

Thứ ba, cần có kịch bản sống chung với virus với các biện pháp phòng dịch, quy tắc giao tiếp xã hội phù hợp trong trạng thái bình thường mới, song phải thận trọng tránh quá nôn nóng khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội hoặc không có biện pháp ứng phó khi dịch bùng phát trở lại. 

Các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa cần phù hợp hơn về thời gian, không gian, địa điểm; không phong tỏa tất cả mọi hoạt động kinh tế xã hội trên phạm vi lớn, ảnh hưởng lớn đến người dân, doanh nghiệp, có hướng dẫn sản xuất an toàn và trao quyền cho doanh nghiệp quyết định lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp…. 

Bên cạnh đó, cần linh hoạt, chủ động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và dữ liệu để kiểm soát dịch, kiểm tra năng lực y tế và điều trị - đây đang là điểm yếu lớn của Việt Nam cần sớm khắc phục. 

“Quan điểm xuyên suốt ở đây là “không thể an toàn tuyệt đối mà vấn đề làm kiểm soát rủi ro như thế nào”, ông Cấn Văn Lực nói.

Thứ tư, nhanh chóng xây dựng và ban hành Chương trình/Kế hoạch phục hồi kinh tế ít nhất 2 năm (2022-2023), trong đó, cần kiên định “đa mục tiêu” trong giai đoạn này; khai thác các động lực tăng trưởng thay thế, bổ sung và chính sách phục hồi xanh. 

Một số động lực chính là, đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác cơ hội nhiều đối tác quan trọng đang phục hồi nhanh; đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công; đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế nhằm thu  hút, phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn; cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh.

Trong đó cần tháo gỡ ngay những rào cản trong các quy định phòng chống dịch và đầu tư - kinh doanh không phù hợp để người dân, doanh nghiệp yên tâm khôi phục sản xuất kinh doanh, vừa tận dụng cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng vẫn còn diễn ra;...

“Chính phủ cần ban hành Khung chương trình, kế hoạch phục hồi kinh tế để các bộ, ngành địa phương nhất quán xây dựng kế hoạch phục hồi và sản xuất kinh doanh  an toàn trong điều kiện mới của mình. Chính phủ cũng cần ban hành kế hoạch/lộ trình mở cửa rõ ràng, khả thi để doanh nghiệp, người dân có thể chủ động phương án sản xuất kinh doanh của mình”, ông Lực nói.

chuyen gia kinh te chinh phu can chuyen doi chien luoc muc tieu kep sang da muc tieu hinh 2

TS Cấn Văn Lực.

Thứ năm, cần khẩn trương, quyết liệt thực hiện các gói, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đã ban hành. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo khẩn trương rà soát, đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện các gói hỗ trợ đến thời điểm hiện tại và tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện. 

Đồng thời, Chính phủ xem xét ban hành các gói hỗ trợ tiếp theo, quan tâm hỗ trợ lực lượng lao động tự do, ngoài phần hỗ trợ riêng của các địa phương theo Nghị quyết 68 và Nghị quyết 116.

Tiếp nữa, cần tăng khả năng tiếp cận vốn hỗ trợ thanh khoản, dòng tiền cho các doanh nghiệp, nhất là các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. 

Theo đó, nên xem xét hỗ trợ cả các hãng hàng không tư nhân (theo hướng cho phép cho vay theo lãi suất thỏa thuận, có ưu đãi đối với hãng hàng không đang bị thua lỗ nhưng triển vọng phục hồi trung, dài hạn là tích cực); tăng khả năng tiếp cận vốn, hỗ trợ thanh khoản đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có trọng tâm, trọng điểm, có thời hạn cụ thể.

Thứ sáu, hết sức quan tâm không để đứt gãy quá nhiều chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và chuỗi lao động. Theo đó, cần có hướng dẫn cụ thể về hộ chiếu vaccine, luồng xanh, xử lý nghiêm những trường hợp gây khó dễ, vô cảm, làm đứt gãy chuỗi cung ứng một cách vô lý. 

Đồng thời, cần có kế hoạch, phương án cụ thể về việc hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, mời quay lại làm việc, đào tạo và giữ chân lực lượng lao động. Việc này đòi hỏi nỗ lực, sự phối hợp ăn ý của 4 bên: Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người lao động.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô