Chuyên gia kinh tế: Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 ở mức 6-6,5% là hoàn toàn khả thi

Thứ sáu, 07/01/2022 09:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, có thể nhìn thấy rất nhiều yếu tố để nói rằng khả năng đạt được tăng trưởng GDP năm 2022 ở mức 6-6,5%, thậm chí GDP còn có thể đạt cao hơn ở mức từ 7-7,5%.

Tạo nền tảng vững chắc để phát triển bền vững

Mới đây, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Chính phủ với địa phương triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ xác định chủ đề điều hành của năm 2022 với chủ đề 16 chữ: “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”.

chuyen gia kinh te muc tieu tang truong gdp nam 2022 o muc 6 65 la hoan toan kha thi hinh 1

Chính phủ đã tổ chức Hội nghị Chính phủ với địa phương triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022.

Chủ đề được Thủ tướng Chính phủ nêu trên được cụ thể hóa trong các quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành; trong đó Chính phủ nhất quán quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Kiên định thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Cùng với đó, Chính phủ cũng xác định vaccine, thuốc điều trị COVID-19 và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân là các yếu tố quyết định trong phòng, chống dịch.

Trong năm 2022, Chính phủ, chính quyền các địa phương bám sát tình hình, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH trên cả nước trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, tận dụng các động lực tăng trưởng mới, bền vững.

chuyen gia kinh te muc tieu tang truong gdp nam 2022 o muc 6 65 la hoan toan kha thi hinh 2

Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh là một trong 3 trọng tâm được Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện. Ảnh minh họa

Chính phủ yêu cầu tập trung thực hiện 3 trọng tâm, đó là: Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn lực hợp tác công tư để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược.

Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế thực chất, hiệu quả. Phát triển thương mại điện tử, kinh tế số và các mô hình kinh doanh mới dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số. Tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài nhiều năm…

Chính phủ đưa ra mức tăng trưởng 6-6,5% là thận trọng và khả thi

Điều được đặc biệt nhấn mạnh tại Hội nghị ngay đầu năm 2022, đó là, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả chương trình phòng chống dịch COVID-19 và chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), phấn đấu tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD.

Cùng với đó là triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp tài khóa, tiền tệ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 7-8%; phấn đấu tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 35% GDP; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế;…

chuyen gia kinh te muc tieu tang truong gdp nam 2022 o muc 6 65 la hoan toan kha thi hinh 3

Chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính cho rằng, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 ở mức 6-6,5% là hoàn toàn khả thi.

Trao đổi với báo Nhà báo và Công luận, chuyên gia kinh tế, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính cho rằng, việc Chính phủ xác định chủ đề điều hành của năm 2022 với 16 chữ: “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển” là rất phù hợp với tình hình phát triển KTXH của đất nước.

Về việc Chính phủ phấn đấu tăng trưởng GDP trong năm 2022 đạt 6-6,5%, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh nhận định, với mức tăng trưởng này được Chính phủ đưa ra là thận trọng và khả thi trong năm 2022.

“Chúng ta biết rằng quý IV/2021, cả nước mới bắt đầu mở cửa trở lại để hoạt động trong điều kiện sống chung đại dịch nhưng đã thấy rằng, quý IV đã tăng trưởng 5,22% rồi. Trong tháng 10/2021 mới mở cửa trở lại thì tăng trưởng chậm nhưng tháng 11, 12 tăng trưởng rất mạnh. Điều này phản ánh việc tăng trưởng, sản xuất của nền kinh tế nước ta tương đối tốt; các doanh nghiệp thích ứng tương đối nhanh với trạng thái mới của hoạt động sản xuất kinh doanh”, ông Đinh Trọng Thịnh nói.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng cho biết, có thể nhìn thấy rất nhiều yếu tố để nói rằng khả năng đạt được tăng trưởng GDP ở mức 6-6,5%, thậm chí còn có thể đạt cao hơn ở mức từ 7 đến 7,5%. Cụ thể là: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào rất mạnh, vốn đầu tư của Nhà nước, vốn đầu tư của tư nhân cũng rất lớn. Số doanh nghiệp thành lập mới đã tăng lên nhanh chóng trong những tháng cuối năm thuộc quý III, quý IV/2021. Hay như tốc độ tăng trưởng rất mạnh của hoạt động xuất nhập khẩu cũng phản ánh nền kinh tế nước ta đang có đà cất cánh rất tốt. “Do đó, việc Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6-6,5% là hoàn toàn khả thi và thực hiện được”, ông Thịnh nhấn mạnh.

chuyen gia kinh te muc tieu tang truong gdp nam 2022 o muc 6 65 la hoan toan kha thi hinh 4

Doanh nghiệp ứng dụng tốt công nghệ sẽ giúp tiết kiệm chi phí, mở rộng thị trường, khả năng tiếp cận nguồn vốn, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Ảnh: Dây chuyền lắp ráp ô tô tại nhà máy của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) trong Khu kinh tế mở Chu Lai, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Để giúp nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng phục hồi, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc quan trọng nhất là phải sống chung an toàn với dịch COVID-19. Chính sách tài khóa phải tập trung vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng y tế, chuẩn bị mua sắm các loại thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế… để phòng và điều trị COVID-19.

Tiếp đó là, để giúp doanh nghiệp yên tâm, ổn định sản xuất kinh doanh thì việc ổn định kinh tế vĩ mô là cực kỳ quan trọng. Phải bảo đảm được tỷ lệ lạm phát trong giới hạn thấp nhất, vay nợ công, thâm hụt ngân sách nhà nước cũng phải nằm trong giới hạn chấp nhận được. Cần xem xét khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế và khả năng trả nợ trong tương lai. 

Nhấn mạnh vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là phải chủ động, linh hoạt để thích ứng với trạng thái bình thường mới cũng như thích ứng với thay đổi của môi trường sản xuất kinh doanh. Bản thân các doanh nghiệp phải đoàn kết cùng nhau phát triển.

“Rõ ràng là môi trường sản xuất kinh doanh không như trước nữa, đã thay đổi rồi, người ta đã ứng dụng công nghệ số rất tốt rồi. Nếu anh không tích cực, không chủ động thì sẽ tụt hậu lại. Nếu doanh nghiệp ứng dụng tốt công nghệ sẽ giúp tiết kiệm chi phí, mở rộng thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm…”, ông Thịnh nói.

Cũng theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, các cơ quan ban ngành, chính quyền các địa phương phải chủ động nắm bắt, có sự phối kết hợp với doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh.

Gia Phát

Bình Luận

Tin khác

Công an TP Hà Nội vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi chết khô bất thường

Công an TP Hà Nội vào cuộc vụ cây sao đen trăm tuổi chết khô bất thường

(CLO) Ngày 28/3, tại họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội của UBND TP Hà Nội, Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng đã thông tin vụ 3 cây sao đen hàng trăm tuổi chết khô trên phố Lò Đúc, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng. 

Tin tức
TP HCM lập đề án để phát triển công viên và cây xanh công cộng

TP HCM lập đề án để phát triển công viên và cây xanh công cộng

(CLO) Mới đây, lãnh đạo UBND TP HCM đã có chỉ đạo về một số nội dung nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công viên, cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố.

Tin tức
Đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

Đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

(CLO) Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết đã đề xuất, báo cáo lên Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Tin tức
Hà Nội tiếp thu, chỉnh lý bổ sung nhiều nội dung dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Hà Nội tiếp thu, chỉnh lý bổ sung nhiều nội dung dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(CLO) Trên cơ sở Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật của Quốc hội và hơn 130 ý kiến của Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, UBND Thành phố Hà Nội đã nghiên cứu, giải trình đầy đủ, dự kiến tiếp thu đối với nhiều ý kiến liên quan đến dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tin tức
Hà Nội công bố 3 môn thi vào lớp 10

Hà Nội công bố 3 môn thi vào lớp 10

(CLO) Chiều ngày 28/3, tại Họp báo của UBND thành phố Hà Nội quý I năm 2024, ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2024-2025 có 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ.  

Tin tức