Chuyên gia luyện thi bình luận về đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ Văn

Thứ sáu, 25/12/2020 18:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia, đề văn năm nay hay thì thật là hay, nhưng xem ra vẫn là thử thách với không ít học trò, và oái oăm là những thử thách có thể nằm ngoài văn chương.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên của Hệ thống giáo dục Học Mãi cho rằng, nhìn tổng thể, đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2020 – 2021 có một “tứ” hay: câu nghị luận xã hội khẳng định vai trò sâu xa, cội nguồn, gốc rễ của các giá trị (đặc biệt là giá trị văn hóa, tinh thần) thuộc về dân tộc.

Câu nghị luận văn học đặt ra vấn đề về giá trị phổ quát lớn lao mang tầm nhân loại của văn chương (cũng là một giá trị thuộc bình diện văn hóa, tinh thần)!

Hình dung tâm trí học trò khi làm bài sáng nay, các em có thể nghĩ tới một cây lớn, bám chắc vào đất mẹ và vươn cành, xòe tán, hứng gió và mang gió tới muôn phương!

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn (ảnh Trinh Phúc).

Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn (ảnh Trinh Phúc).

Và thực chất, câu nghị luận xã hội sẽ là một trong số rất nhiều yếu tố quan trọng giúp đạt được những giá trị mà câu nghị luận văn học đặt ra – bởi như chính Nguyễn Minh Châu đã nói: “Hãy đi đến tận cùng của cái ta, ta sẽ gặp được nhân loại”!

Câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh suy ngẫm và bàn luận về ý kiến của Xuân Diệu: “Không đứng vào dân tộc, như cây không đứng vào đất, làm gì có sức chắc chắn để phát triển cho đến tận cùng”.

Đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như ngày nay, đây là vấn đề thiết thực, cần thiết với nhận thức và nhân cách cá nhân, đặc biệt quan trọng với sự phát triển của mỗi con người cũng như toàn thể xã hội.

Khi khái niệm “dân tộc” gắn liền với những giá trị truyền thống tốt đẹp thì vấn đề đặt ra trong đề bài càng thiết thực, nhất là trong thời kì hội nhập,  xu hướng sùng ngoại ở các giá trị vật chất hay tinh thần đang có khuynh hướng cực đoan, thái quá, làm băng hoại các giá trị nền tảng của dân tộc.

Đề bài hoàn toàn có thể giúp học trò mở ra những suy ngẫm tích cực và mới mẻ về điểm giao cắt, thậm chí tương đồng của các giá trị, từ dân tộc, truyền thống tới quốc tế, hiện đại và tìm ra hướng đi cho mình.

Từ rất lâu, khi đề cập tới những khái niệm “dân tộc” hay “quốc tế”…, theo cô giáo Trịnh Thu Tuyết: "Sự khác nhau giữa các dân tộc là bản sắc văn hóa, nhưng có một người lại khẳng định: điểm khác nhau giữa các dân tộc là đẳng cấp (level)".

Ví dụ chúng ta thường tự hào về tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái “thương người như thể thương thân”, cách sống thủy chung tình nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”…, nhưng làm gì có dân tộc nào trên thế giới không có những tình cảm ấy, chỉ khác về mức độ nhận thức, về trình độ văn minh trong các hình thức biểu hiện – cô giáoTrịnh Thu Tuyết có ý kiến là cần bổ sung thêm một điều: các dân tộc đều có những phẩm chất, những tình cảm… mang nhân tính như nhau, khác nhau là những đối tượng cụ thể.

Ví dụ: tôi yêu quý, trân trọng một trong những giá trị văn hóa phi vật thể của đất nước tôi, đó là tiếng Việt – “tiếng Việt” là cụ thể một đối tượng trong lòng yêu nước của tôi/ cũng như vậy, một người nước ngoài sẽ yêu ngôn ngữ, tiếng nói của họ, như một cách thể hiện lòng yêu nước – vậy lòng yêu nước là điểm chung của mọi con người sống trên thế giới này, còn yêu những giá trị nào của đất nước mình thì là cái riêng, cái cụ thể của đối tượng.

Nhận thức được điều này, học trò sẽ không cực đoan trong những quan niệm sống hiện đại, không sai lầm khi đối lập, loại trừ các giá trị, hiểu được Thần Ăng tê chỉ có được sức mạnh vô địch khi đặt chân vững chắc trên mình đất Mẹ Gaia, cũng như đất Mẹ, những giá trị cốt lõi của dân tộc là điểm tựa, là nguồn nuôi dưỡng, là sự tiếp sức vô tận giúp cho con người phát triển.

Mặt khác, thế hệ cha anh cũng không cực đoan khi cố níu giữ những cái không còn là giá trị chỉ vì nghĩ nó là dân tộc – bởi như đã nói: sự khác nhau là đẳng cấp, những giá trị chung, phổ quát nhưng khi thoát thai từ thuở hỗn mang mông muội, chúng ta phải thay đổi để phát triển theo hướng văn minh, thay vì bảo thủ, trì níu!

Điều mà cô giáo Tuyết hơi gợn trong câu nghị luận xã hội chính là cách diễn đạt khá “nghệ sĩ” của Xuân Diệu ở cụm từ: “… đứng vào dân tộc” – đây cũng là chi tiết theo cô giáo Tuyết nên quan tâm khi chọn ngữ liệu bàn luận, ví như trong một đề thi tuyển sinh lớp 10 chuyên văn gần đây, đề đưa ra quan niệm khá cực đoan, siêu hình khi dùng hai khái niệm “nhan sắc” và “đức hạnh” để phân loại hai yếu tố không thể phân loại trong thơ là hình thức nghệ thuật và nội dung tư tưởng!

Câu nghị luận văn học đề cập tới một vấn đề không mới, không khó của lý luận văn học là “tính nhân loại” của văn học.

Hai quan niệm của Nam Cao và Nguyễn Minh Châu đều khá thống nhất, dẫu một người lập ngôn “đanh thép”, người kia “khát khao, trăn trở”!

Hầu như mọi nhà văn, khi đặt bút viết, đều nghĩ tới đang bắt đầu cho một “tác phẩm để đời”…, và niềm khao khát hướng tới một tác phẩm “vượt lên tất cả mọi bờ cõi và giới hạn”, một tác phẩm trở thành “văn học của cả thiên hạ, của cả loài người” là khát khao của Vũ Như Tô, của Hộ, của mọi nghệ sĩ trên đời.

Vậy vấn đề đặt ra trong đề bài là hay, là muôn đời, nhưng học trò cần xử lý vấn đề như thế nào cho khỏi rơi vào sự nhàm chán muôn đời, triển khai hệ thống ý như thế nào để vượt thoát khỏi khuôn mẫu lý thuyết, đưa bài văn của các em chạm vào được thực tế “cây đời” của văn chương bây giờ, lúc này, đó sẽ là những khó khăn không hề nhỏ.

Bởi kể cả người lớn, khi cố gắng phân loại minh bạch các khái niệm về tính dân tộc, tính nhân loại, thậm chí tính giai cấp… cũng có thể còn e ngại “động chạm”!

Số phận những tác phẩm đề cập tới những chủ đề mang nhân tính, hay nhân loại tính như tình yêu, nỗi đau, sự cô đơn, cái chết, những ảo giác, những khát khao…

( Màu tím hoa sim – Hữu Loan, Tây Tiến – Quang Dũng, Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh…) có thể là minh chứng cho sự nhận thức hạn chế về tính nhân loại của văn học.

“Văn học minh họa” một thời chưa xa ( từ dùng của Nguyễn Minh Châu) sẽ rất khó có đất cho những giá trị muôn đời của nhân loại!

Thêm nữa, một tác phẩm “của cả thiên hạ, của cả loài người” không chỉ đề cập tới những chủ đề muôn thuở của loài người mà còn cần đạt tới một giá trị lớn lao, đích thực, về nội dung – đặt ra được vấn đề cho loài người, cho thiên hạ, vì văn chương không phải chỉ kể hay hát … cho người ta vui, buồn, mà còn phải khơi thức, bắt người ta suy nghĩ, tìm kiếm, đối chứng, phản biện…; về nghệ thuật – phải đạt tới ngưỡng của Cái Đẹp…

Hai yêu cầu đó cần tầm vóc, và cũng lại là đẳng cấp của chính cộng đồng và cá nhân trong cộng đồng đó.

Đây là vấn đề cô giáo Tuyết đã đề cập tới trong câu nghị luận xã hội ở trên!

Tản mạn chút về chính nhà văn Hộ của Nam Cao, một nhân vật được khắc họa từ khát vọng văn chương, lương tri nghề nghiệp tới lương tri con người, nhưng không rõ vì sao Nam Cao không một lần nhắc tới tài năng của Hộ (đây là điều Nguyễn Tuân đặc biệt khiến người đọc ấn tượng trong các nhân vật của ông, ví như Huấn Cao!).

Và liệu có ai nghĩ tới một điều: một nhà văn quanh quẩn với gánh nặng áo cơm như Hộ, những ông giáo San, giáo Thứ, chỉ quanh quẩn nghĩ cách xới thêm một bát cơm đầy đề trả thù người đàn bà tham lam bần tiện như Oanh, liệu họ có nghĩ được điều gì lớn hơn bát cơm của họ?

Tất nhiên, cơm áo không còn là vấn đề với thời hiện đại, nhưng tiếc thay, cơm áo lại không phải vấn đề duy nhất chúng ta phải bận tâm trong thời hiện đại – và có những vấn đề có khả năng khiến văn chương khó vượt thoát được “những bờ cõi và giới hạn” để vươn tới tầm nhân loại.

Cuối cùng chuyên gia nhà cho rằng, đề văn năm nay hay thì thật là hay, nhưng xem ra vẫn là thử thách với không ít học trò, và oái oăm là những thử thách có thể nằm ngoài văn chương!

Trinh Phúc

Tin mới

Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.

Đời sống
Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.

Kinh doanh - Tài chính
Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.

Thế giới 24h
Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.

Thế giới 24h
Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

(CLO) GM từng bán dữ liệu lái xe cho hãng bảo hiểm, hé lộ nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm ngay từ vô lăng.

Xe
Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.

Báo chí - Công nghệ
Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Hà Nội: Tổ chức lại giao thông trong thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.

Giao thông
Trước khi khởi tố, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục sở hữu những tài sản nào?

Trước khi khởi tố, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục sở hữu những tài sản nào?

(CLO) Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục được biết đến là hai TikToker nổi tiếng sở hữu nhiều tài sản lớn, cùng đứng tên trên nhiều doanh nghiệp.

Giải trí
Nghệ An: Tài xế ôtô tông chết người rồi bỏ chạy

Nghệ An: Tài xế ôtô tông chết người rồi bỏ chạy

(CLO) Gây ra hai vụ tai nạn ở huyện Nghi Lộc và Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) ôtô 7 chỗ bị nổ lốp nhưng tài xế vẫn cố tình bỏ chạy khoảng 35 km thì bị bắt giữ.

Công luận 24H
U17 Indonesia tạo địa chấn khi đánh bại U17 Hàn Quốc

U17 Indonesia tạo địa chấn khi đánh bại U17 Hàn Quốc

(CLO) Thi đấu kiên cường trong hơn 90 phút trên sân cỏ, đội tuyển U17 Indonesia đã tạo địa chấn khi đánh bại ứng viên vô địch U17 Hàn Quốc tỷ số 1-0 ở trận ra quân bảng C VCK U17 châu Á 2025.

Thể thao
Nhận định Barcelona vs Real Betis, 2h ngày 6/4 tại La Liga

Nhận định Barcelona vs Real Betis, 2h ngày 6/4 tại La Liga

(CLO) Nhận định Barcelona vs Real Betis, 2h ngày 6/4 tại La Liga; dự đoán tỉ số Barcelona vs Real Betis cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Hyundai Palisade giảm giá gần 100 triệu đồng

Hyundai Palisade giảm giá gần 100 triệu đồng

(CLO) Người tiêu dùng mua mẫu Hyundai Palisade trong tháng 4/2025 được giảm giá cao nhất 95 triệu đồng, tương đương 50% lệ phí trước bạ.

Xe
Công ty mẹ của Facebook đối mặt với vụ kiện 2,4 tỷ USD vì 'kích động bạo lực'

Công ty mẹ của Facebook đối mặt với vụ kiện 2,4 tỷ USD vì 'kích động bạo lực'

(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook đang đối mặt với vụ kiện liên quan đến cáo buộc kích động bạo lực ở Ethiopia. Các nguyên đơn đang yêu cầu Meta thành lập một quỹ trị giá 2,4 tỷ USD để bồi thường cho các nạn nhân trên nền tảng này.

Báo chí - Công nghệ
Mỹ lại cho TikTok thêm thời gian bán ứng dụng, Trung Quốc không mặn mà

Mỹ lại cho TikTok thêm thời gian bán ứng dụng, Trung Quốc không mặn mà

(CLO) Tổng thống Donald Trump một lần nữa gia hạn thời hạn cho chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance của TikTok phải bán ứng dụng video ngắn này nếu không sẽ bị cấm tại Mỹ.

Báo chí - Công nghệ
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng châu Á

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng châu Á

(CLO) Với thành tích tốt tại vòng loại futsal nữ châu Á 2025, đội tuyển futsal nữ Việt Nam được cộng thêm 15.32 điểm, tiếp tục duy trì thứ hạng 11 thế giới, hạng 4 châu Á.

Giải trí
Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến phòng chống, kiểm soát dịch bệnh

Không để việc sắp xếp tổ chức bộ máy ảnh hưởng đến phòng chống, kiểm soát dịch bệnh

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Tin tức
Bình Luận

Tin khác

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đón đoàn 20 trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ: Bước tiến chiến lược trong quốc tế hóa giáo dục

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đón đoàn 20 trường đại học danh tiếng Hoa Kỳ: Bước tiến chiến lược trong quốc tế hóa giáo dục

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.

Giáo dục
Quản lý dạy thêm học thêm: Cần xử lý tận gốc vấn đề!

Quản lý dạy thêm học thêm: Cần xử lý tận gốc vấn đề!

(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.

Giáo dục
Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

Môn thi nào “mới” trong kỳ thi lớp 6 trường trọng điểm tại Hải Dương?

(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.

Giáo dục
Thanh Hóa: Ngăn chặn 'biến tướng' trong hoạt động dạy thêm, học thêm

Thanh Hóa: Ngăn chặn 'biến tướng' trong hoạt động dạy thêm, học thêm

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).

Giáo dục
Nam Định chốt thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026

Nam Định chốt thời gian thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.

Giáo dục
Kết quả tuyển chọn các đội tuyến phổ thông đi dự thi Olympic quốc tế

Kết quả tuyển chọn các đội tuyến phổ thông đi dự thi Olympic quốc tế

(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.

Giáo dục
Số thí sinh theo học các ngành STEM ngày càng đông

Số thí sinh theo học các ngành STEM ngày càng đông

(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.

Giáo dục
Ngày hội việc làm HaUI: Doanh nghiệp 'săn đón' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm HaUI: Doanh nghiệp "săn đón" nhân lực chất lượng cao

Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.

Giáo dục
NXB Giáo dục Việt Nam và VTV4 ra mắt chương trình 'Tiếng Việt diệu kì' dành cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài

NXB Giáo dục Việt Nam và VTV4 ra mắt chương trình 'Tiếng Việt diệu kì' dành cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài

Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.

Giáo dục
Chấm dứt dạy thêm, học thêm phải là mệnh lệnh của toàn ngành

Chấm dứt dạy thêm, học thêm phải là mệnh lệnh của toàn ngành

(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.

Giáo dục