Chuyên gia nói gì khi phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 "quá đẹp"?

Thứ năm, 27/08/2020 09:56 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Lê Viết Khuyến nhận định, phổ điểm kỳ thi THPT năm ngoái và năm nay theo hướng ngày càng đẹp hơn.

Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT phân hóa rõ, thuận lợi tuyển sinh

Đánh giá về phổ điểm các môn thi tốt nghiệp năm 2020, ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) cho rằng: “Kết quả phổ điểm cho thấy một sự phân hóa rất rõ ràng trong đề thi, và đó là câu trả lời cho những người nghi ngờ kỳ thi này không phục vụ được cho mục đích tuyển sinh”.

Ông Lê Viết Khuyến nhận định, phổ điểm kỳ thi THPT năm ngoái và năm nay theo hướng ngày càng đẹp hơn.

Kỳ thi năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng đến nay được đánh giá là thành công (ảnh Trinh Phúc).

Kỳ thi năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng đến nay được đánh giá là thành công (ảnh Trinh Phúc).

Nguyên nhân theo Lê Viết Khuyến là do việc tổ chức kỳ thi kỷ cương hơn nên mức độ đồng đều giữa các khu vực khác nhau cũng tốt hơn, điểm thi được đánh giá khách quan hơn.

Việc các môn thi (trừ Ngữ Văn) thi theo hình thức trắc nghiệm với ngân hàng câu hỏi ngày càng lớn, độ tin cậy cao cũng là yếu tố quan trọng giúp cho phổ điểm thi ngày càng đẹp hơn.

Đánh giá về nỗ lực của ngành giáo dục tổ chức kỳ thi, ông Lê Viết Khuyến cho rằng, kỳ thi năm nay diễn ra trong điều kiện dịch bệnh, trước khi diễn ra kỳ thi xã hội chao đảo với nhiều ý kiến khác nhau; không ít người, không ít địa phương muốn tạo ra áp lực để không tổ chức kỳ thi.

“Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã kiên quyết tổ chức kỳ thi này và thực tế cho thấy, việc tổ chức kỳ thi là đúng đắn và chính xác.

Chúng ta thử hình dung nếu không có kỳ thi này, trong điều kiện bệnh thành tích vẫn còn ở không ít địa phương, cơ sở giáo dục thì việc xử lý kết quả cho tuyển sinh đại học và phân luồng học sinh như thế nào”, ông Lê Viết Khuyến nói.

Phân tích về 2 điểm thành công của kỳ thi năm nay, ông Lê Viết Khuyến nhận định: Trước hết, là việc tổ chức kỳ thi rất nghiêm túc.

Chính phủ đã giao kỳ thi cho địa phương, Bộ GD&ĐT chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ, giám sát.

“Nhiều người ban đầu không tin và cho rằng giao về địa phương có thể có gian lận nhưng thực tế đã diễn ra không phải như thế.

Qua đây cho thấy, lãnh đạo các địa phương đều có ý thức đảm bảo kỳ thi an toàn, mặc dù trong điều kiện dịch bệnh”, ông Khuyến nhìn nhận.

Theo ông Khuyến, trước khi kỳ thi diễn ra khá nhiều chuyên gia cho rằng, nếu tổ chức kỳ thi với mục đích là để xét tốt nghiệp thì đề thi sẽ không thể hiện được sự phân hóa giúp các trường đại học dựa vào đó để tuyển sinh được.

Nhưng kết quả phổ điểm cho thấy một sự phân hóa rất rõ ràng trong đề thi, và đó là câu trả lời cho những người nghi ngờ kỳ thi này không phục vụ được cho mục đích tuyển sinh.

 “Đó là thành công thứ hai của kỳ thi năm nay”, ông Khuyến khẳng định.

Yên tâm cho tuyển sinh

Theo Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng CNTT, Bộ GD&ĐT, năm nay trong bối cảnh dịch bệnh, mục tiêu của kỳ thi phục vụ cho đánh giá tốt nghiệp là chính nhưng kết quả điểm thi và phổ điểm thi không chỉ “đẹp” cho phần thi tốt nghiệp mà còn giúp cho công tác tuyển sinh của các trường đại học được thuận lợi.

Cũng vì bối cảnh dịch bệnh mà trước kỳ thi đã có những tranh cãi xung quanh việc thi hay không thi, đứng ở góc độ quan điểm cá nhân, ông Quách Tuấn Ngọc khẳng định, việc tổ chức kỳ thi bình thường là cần thiết, vì nếu bỏ thi sẽ thiệt thòi cho những học sinh có mong muốn xét tuyển vào đại học.

“Trong điều kiện khó khăn, có thể nói, chúng ta đã có một kỳ thi thành công, tạo công bằng cho các em học sinh, nhất là những học sinh có nguyện vọng vào đại học”, ông Ngọc nói. 

Lí giải về việc dù đề thi năm nay dễ hơn năm ngoái để phù hợp với bối cảnh thực tế nhưng ở nhiều môn vẫn hiếm điểm 10, ông Quách Tuấn Ngọc cho rằng, đó là do việc ra đề thi tốt. “Đề thi năm nay vừa đảm bảo sàng lọc học sinh, vừa phục vụ tốt cho hoạt động tuyển sinh của các trường đại học”.

Trinh Phúc

Tin khác

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục
Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

Đào tạo tiến sĩ hiện nay còn có những hạn chế

(CLO) Trong báo cáo của Ủy ban Văn hoa, Giáo dục của Quốc hội đã chỉ ra, đầu tư cho lĩnh vực giáo dục đại học nói chung, đào tạo trình độ tiến sĩ nói riêng còn thấp.

Giáo dục
Yên Bái: Tạm đình chỉ cô giáo dùng thước kẻ tác động lên đầu học sinh

Yên Bái: Tạm đình chỉ cô giáo dùng thước kẻ tác động lên đầu học sinh

(CLO) Ngày 22/4, Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái xác nhận, đã tạm đình chỉ công tác cô giáo trên địa bàn huyện do đã dùng thước kẻ tác động nhẹ lên đầu 1 học sinh.

Giáo dục