Chuyên gia Phạm Chi Lan: Cải thiện môi trường kinh doanh không nên vì Covid-19 mà trì hoãn!

Thứ tư, 01/09/2021 09:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, bà Phạm Chi Lan cho rằng: Dịch bệnh là khó khăn chung, cơ hội là yếu tố riêng, Việt Nam đang có thời gian tĩnh lặng để nhìn nhận, đánh giá lại các vấn đề kinh tế của mình trước khi thế giới sẽ thay đổi chóng mặt vào năm 2022...

“Cải thiện môi trường kinh doanh phải được làm liên tục, không thể vì Covid-19 mà đứt đoạn, đình hoãn được”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, bà Phạm Chi Lan cho rằng: Dịch bệnh là khó khăn chung, cơ hội là yếu tố riêng, Việt Nam đang có thời gian tĩnh lặng để nhìn nhận, đánh giá lại các vấn đề kinh tế của mình trước khi thế giới sẽ thay đổi chóng mặt vào năm 2022...

+ Trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước khó khăn do dịch Covid-19, nhiều phân tích cho rằng tăng trưởng của Việt Nam năm nay có thể suy giảm mạnh và thách thức sẽ rất lớn. Bà nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

- Khi chứng kiến các nước trong khu vực ASEAN chịu tàn phá ghê gớm bởi biến chủng mới Delta cùng chuỗi lây nhiễm phức tạp trong nước, hầu hết các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực, Việt Nam bị điều chỉnh cũng không có gì làm lạ.

Trong vài tháng qua, chúng ta chứng kiến các trung tâm công nghiệp, đầu tàu kinh tế đất nước phải vật lộn với Covid-19, hiện Hà Nội, TP.HCM, nhiều địa phương Đông Nam bộ vẫn phải giãn cách xã hội. Có lẽ đánh giá tăng trưởng của Việt Nam hiện nay khó khăn hơn, chúng ta nên đặt mục tiêu kiểm soát dịch bệnh, cứu sống người dân thay vì đặt mục tiêu tăng trưởng bao nhiêu thì hợp lý hơn, nhân văn hơn.

chuyen gia pham chi lan cai thien moi truong kinh doanh khong nen vi covid 19 ma tri hoan hinh 1

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Các tổ chức quốc tế cũng đánh giá tăng trưởng theo cách của họ, nhưng chúng ta cần nhìn vào thực tế để có nhận định đúng nhất. Không ai hiểu chúng ta nhất bằng chính chúng ta. Tăng trưởng của Việt Nam năm nay bao nhiêu đi nữa, nhưng nếu chúng ta làm được là chặn được dịch bệnh, mở rộng tiêm chủng, an yên lòng dân thì mức tăng trưởng bao nhiêu người dân cũng chấp nhận, đồng lòng.

+ Thực hiện mục tiêu kép thành công, chúng ta sẽ có cơ hội vừa chiến thắng dịch bệnh, vừa đảm bảo an sinh xã hội và phấn đấu các mục tiêu lớn hơn như phấn đấu thành nước công nghiệp, nước giàu, bà nghĩ sao?

- Thực tế, mục tiêu kép hoàn thành được sẽ rất tốt, nó thể hiện nỗ lực của toàn bộ máy. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần xác định là nền kinh tế có thể đối mặt với rủi ro bất định, chưa từng; các mục tiêu ngắn hạn không đạt được do dồn lực vào chống dịch. Không quốc gia nào tăng trưởng được nếu dịch còn hoành hành.

Thời điểm Đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính nhậm chức, kinh tế tăng trưởng rất thấp (dù đây đã là thành công, tăng trưởng dương khi cả khu vực đều âm). Nó cho thấy những khó khăn rất lớn, thách thức hơn là sang năm 2021 biến chủng Covid-19 hoành hành và tác động trực tiếp đến các đầu não tăng trưởng, gây hệ lụy lớn.

Rõ ràng bối cảnh rất khác, cần giải quyết những nhiệm vụ ưu tiên chống dịch, giữ ổn định trước đã. Người dân chỉ cần Chính phủ có chiến lược tiêm chủng tốt, an dân, giữ được sinh kế cho nhân dân, nhất là người nghèo, cận nghèo - người chịu tổn thương lớn nhất... thì tăng trưởng bao nhiêu họ cũng đồng lòng.

Ai cũng muốn, cũng biết là tăng trưởng cao sẽ giúp trả nợ, tạo nền tảng cho tương lai trở thành nước giàu mạnh... nhưng phải căn cứ vào thực tế, chúng ta không được phép đánh đổi. Nếu dịch bệnh gia tăng, không có cách nào để phát triển được, không một nền kinh tế nào phát triển được.

+ FDI vào Việt Nam thời gian qua suy giảm mạnh, bình quân giảm 2 tỷ USD, diễn biến này cho thấy dịch bệnh làm giảm kỳ vọng của các nhà đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, nó cũng mở ra cơ hội cho Việt Nam khuyến khích được các thành phần kinh tế khác thay thế dần để trở thành động lực thực chất cho tăng trưởng mới như các tập đoàn kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ?

- Thực tế, chúng ta có đủ các chính sách phát triển kinh tế tư nhân, nhưng chưa chuyển biến sang hành động thực tế và hành động của các bộ, ngành và địa phương. Nếu nhìn vào những khó khăn của khu vực tư nhân, cá nhân gia nhập kinh doanh thì chúng ta vẫn thấy đâu đó họ vẫn có khó khăn.

FDI vào Việt Nam suy giảm do nhiều yếu tố, chúng ta sàng lọc, dịch bệnh làm suy giảm các nguồn lực của nhà đầu tư và thách thức từ chu chuyển vốn, tư liệu sản xuất toàn cầu... Đây là những lý do khiến chúng ta suy giảm vốn.

Tuy nhiên, “tái ông thất mã”, nền kinh tế Việt Nam không thể khủng hoảng vì vài ba tỷ USD vốn đầu tư suy giảm, chúng ta cần nhìn nhận thách thức để đổi thay. Đã đến lúc phải chuyển từ nhận thức sang hành động, đặt hàng cho doanh nghiệp tư nhân, các dự án tư nhân triển khai hoàn toàn chất lượng, hiệu quả không thua kém gì nước ngoài.

chuyen gia pham chi lan cai thien moi truong kinh doanh khong nen vi covid 19 ma tri hoan hinh 2

Cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh phải được làm liên tục, không nên chỉ vì Covid-19 mà đứt đoạn hoặc đình hoãn.

Tôi nhớ những năm Việt Nam được Úc chuyển giao công nghệ làm cầu Sông Hậu, sau đó hàng loạt các công ty trong nước nhận được đơn đặt hàng, làm cầu rồi sau này những cây cầu nhỏ để được các doanh nghiệp trong nước đứng ra làm. Đó là thành công của quá trình chuyển đổi, đặt hàng. Rồi các dự án hầm đường bộ cũng vậy, hiện nay chúng ta có nhiều công ty làm hầm tốt, rồi các tuyến đường cao tốc.

Phải có đơn đặt hàng, phải dành dư địa cho doanh nghiệp tư nhân có đất diễn. Việt Nam cần tận dụng thời gian này để tái cấu trúc kinh tế, trong đó tái cấu trúc động lực, tái cấu trúc yếu tố đầu vào và chuyển biến mô hình tăng trưởng theo trạng thái thích ứng nhanh và đi trước thời cuộc.

Cải cách môi trường kinh doanh, hành chính công hiện nay không cần vắc-xin. Với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song và đa phương lớn (FTAs), thời gian xóa bỏ hàng rào thuế quan hàng nhập khẩu từ nước ngoài ngày một gần, không chờ chúng ta. Hơn nữa, các yêu cầu thể chế minh bạch ngày càng lớn, không hề giảm trừ vì dịch bệnh.

Cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh phải được làm liên tục, không nên chỉ vì Covid-19 mà đứt đoạn hoặc đình hoãn. Nếu Việt Nam không hoặc chậm cải thiện môi trường kinh doanh, điều này có thể gây tổn hại nền kinh tế trong dài hạn, thiệt hại sẽ còn lớn hơn so với dịch Covid-19.

+ Xu hướng kết nối vạn vật qua môi trường internet, thay đổi giá trị tăng trưởng và đặc biệt là thay đổi chuỗi sản xuất, cung ứng đặt Việt Nam vào thách thức mới, nhưng cũng tạo cho chúng ta cơ hội. Covid-19 là khoảng lặng, độ tĩnh để nhìn nhận, đánh giá và thay đổi cấu trúc phát triển của Việt Nam trong nay mai?

- Thay đổi cấu trúc kinh tế đã được nhắc đến trong các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, nhưng vấn đề là chúng ta phải làm động hơn, chuyển hóa từ lý thuyết vào đời sống.

Rõ ràng chiến tranh thương mại, dịch bệnh làm tê liệt nhiều chuỗi cung ứng, phá hủy chuỗi liên kết cũ để hình thành chuỗi liên kết mới. Rõ ràng, các doanh nghiệp ICT, nước đi đầu vào IT, vào AI đều đã đón nhận những giá trị mới, dễ dàng, không chịu tác động nặng nề bởi dịch bệnh. Chúng ta phải thay đổi thôi.

Những cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 2, thứ 3 xuất phát từ sự thiếu hụt các nhân tố đầu vào cho nền kinh tế, từ đó làm nảy sinh cuộc cách mạng về vật liệu mới, cấu trúc và giá trị phát triển mới. Lần này cũng vậy, chúng ta phải nhìn ra, đánh giá được thay đổi cấu trúc chuỗi giá trị phát triển để trước tiên là đi đúng đường, theo kịp rồi nếu có cơ hội mới là đi đầu. Mọi chuyện không hề dễ nếu chúng ta không làm ngay từ hôm nay.

Hà Anh (Thực hiện)

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp