Chuyên gia Phạm Chi Lan: Thủ tục quá "bùng nhùng" thì đối tác nào dám hợp tác?

Thứ ba, 20/04/2021 14:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu tại Hội thảo Công bố Báo cáo "Cải cách Môi trường Kinh doanh Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nghiệp" do Phòng Thương mai và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay (20/4).

Toàn cảnh Hội thảo Công bố Báo cáo Chương trình cải cách Môi trường Kinh doanh Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nghiệp do VCCI tổ chức sáng 20/4. Ảnh KL.

Toàn cảnh Hội thảo Công bố Báo cáo Chương trình cải cách Môi trường Kinh doanh Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nghiệp do VCCI tổ chức sáng 20/4. Ảnh KL.

Không thể vượt bẫy thu nhập trung bình nếu không cải thiện được thể chế, môi trường kinh doanh

Phát biểu tại hội thảo, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết, căn cứ vào 2 thước đo đó là theo chuẩn mực quốc tế, Ngân hàng thế giới và thước đo đánh giá sự hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp cho thấy, môi trường kinh doanh (MTKD) đã trở nên an toàn, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, thủ tục hành chính đã được cải thiện, chi phí không chính thức có chiều hướng giảm… Đây chính là động lực và cũng chính là áp lực để cải cách MTKD đã đạt được trong thời gian qua.  

Tuy nhiên, ông Lộc cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, những thách thức cần đặt ra đối với việc cải cách MTKD trong 5 năm tới sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với những gì đã làm được.

"Đây chính là lúc cần có sự chung tay góp sức của tất cả các doanh nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan, từng các bộ trong bộ máy Nhà nước, không chỉ bằng công sức mà còn phải cả trí tuệ để có thể tiếp tục đưa MTKD của Việt Nam tiến lên", ông Lộc nói.

Theo ông Lộc, chúng ta không thể vượt bẫy thu nhập trung bình nếu không cải thiện được thể chế, cải thiện được MTKD.

Dẫn câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “chúng ta không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế”, ông Lộc mong muốn Chính phủ tiếp tục cải thiện MTKD để tiến tới MTKD Việt Nam nằm trong Top đầu ASEAN.

Để thực hiện được mục tiêu này, Chính phủ phải đề cao tinh thần dám nghĩ, dám làm, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. "Cùng với đó về mặt thể chế phải đẩy mạnh phân cấp phân quyền, tránh hình thức phô trương như Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nói “không được nói không, không được nói khó và không được nói mà không làm”, ông Lộc nhấn mạnh.

Chủ tịch VCCI cũng cho rằng, “cần đẩy nhanh những xung đột, chồng chéo, trước khi nói thể chế minh bạch thì phải xoá bỏ chồng chéo, xung đột trong pháp luật kinh doanh”. Trong đó, công tác cần chú trọng là tổng rà soát và tổng điều chỉnh, trong đó đáng lưu ý bởi Luật đất đai đang là cản trở chính các nguồn lực. "Cùng với đó, cộng đồng doanh nghiệp hãy có tiếng nói tích cực với Chính phủ để thúc đẩy cải cách MTKD", ông Lộc nhấn mạnh.

Còn theo bà Trần Hồng Minh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), việc cải thiện MTKD của Việt Nam trong 5 năm qua đã có những kết quả nhất định, đáng kể nhất là Luật Doanh nghiệp, Luật Đối tác Công tư, các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các Nghị định đã được ban hành.

Trong đó, một số luật tiêu biểu đã đi vào cuộc sống và rất tích cực đó là Luật Kinh doanh, “đây chính là động lực tạo ra sức bật để doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển được”, bà Minh nói. Những việc đã làm được phải kể đến là đã cụ thể hoá hiến pháp vào trong luật, doanh nghiệp tư nhân được tham gia kinh doanh công khai.

Liên quan tới cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn thì Nghị quyết Trung ương 10 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo được chính thức phê duyệt để triển khai các chương trình, hành động tại các địa phương để từ đây cộng đồng doanh nghiệp có đà phát triển, bà Minh thông tin. 

Với tư cách là đối tác đồng hành, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam - ông Andrew Barnes cho rằng, Báo cáo Chương trình Cải cách MTKD được công bố hôm nay sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách lắng nghe quan điểm thực tiễn của cộng đồng doanh nghiệp.

Điều này rất quan trọng vì cộng đồng doanh nghiệp có vai trò không thể thiếu trong việc chỉ ra cho các cơ quan nhà nước những biện pháp nhằm cải thiện chính sach, giảm bớt các quy trình không cần thiết và hỗ trợ môi trường kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Theo vị này, thành công của kinh tế tư nhân một phần dự vào truyền thống và tinh thần kinh doanh của từng địa phương, bước xuống từng con phố ở Việt Nam cho thấy điều này. "Tuy nhiên một đồng xu luôn có 2 mặt, trong đó đầu tư công và thúc đẩy kinh doanh là hai sáng kiến về Luật đã giúp tăng cường kinh tế Việt Nam", ông Andrew Barnes nói.

Nhưng để tăng trưởng không ngừng thì doanh nghiẹp cũng cần có thông tin cung cấp cho Chính phủ để qua đó thúc đẩy cải cách MTKD. Cùng với đó, Australia sẽ hỗ trợ nhằm giúp VCCI nâng cao tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp để từng bước xoá bỏ rào cản và cải cách MTKD, Phó Đại sứ nhấn mạnh. 

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu tại Hội thảo Công bố Báo cáo Chương trình cải cách Môi trường Kinh doanh Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nghiệp do VCCI tổ chức sáng 20/4. ẢNh KL.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu tại Hội thảo Công bố Báo cáo Chương trình cải cách Môi trường Kinh doanh Việt Nam: Góc nhìn từ doanh nghiệp do VCCI tổ chức sáng 20/4. ẢNh KL.

68% doanh nghiêp từ bỏ kế hoạch vì không vượt qua rủi ro thủ tục 

Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong quá trình cải cách MTKD thì ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế VCCI cũng chỉ ra một số khó khăn hàng đầu mà cộng đồng doanh nghiệp đang gặp phải, đó là bảo hiểm xã hội, thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng và các thủ tục liên quan đến thủ tục quy hoạch xây dựng…

Đáng chú ý, vấn đề về tiếp cận vốn tuy có sự cải thiện nhưng có xu hướng giảm hơn so với năm trước đó (2019). Đặc biệt, trong năm qua, dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, số doanh nghiệp rời thị trường tương đối lớn nhưng khâu hướng dẫn gặp rất nhiều khó khăn, thể hiện qua số lượng nộp hồ sơ để bảo vệ quyền lợi của mình rất hạn chế.

Điểm sáng duy nhất trong năm vừa qua có thể kể đến là cải cách MTKD cho ngành xuất khẩu, ông Đậu Anh Tuấn nhận định.

Trong mắt chuyên gia Nguyễn Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thì vấn đề cải cách MTKD tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng “thay đổi không nhiều”. Đáng lưu ý dư địa cải cách ngày càng hạn chế và khó khăn, bên cạnh đó còn nhiều rào cản “không nói được thành lời” mà doanh nghiệp khó lên tiếng. Vậy đâu là động lực để doanh nghiệp bứt phá trong thời gian tới?

Theo ông Hiếu, có rất nhiều lĩnh vực như phá sản, tranh chấp hợp đồng… dẫn tới những nút thắt bởi hoạt động của doanh nghiệp là xuyên suốt – đây chính là nguyên nhân xuất phát từ “cải cách không đồng đều”.

Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh ở tầm quốc tế thì phải tăng tốc độ cải cách, hiện nay tăng được 10 bậc là một nỗ lực của chúng ta, trong khi Thái Lan đứng thứ hạn thứ 5, do đó áp lực cải cách của Việt Nam là rất lớn.

Một vấn đề đáng bàn nữa là, trong năm qua số lượng văn bản tăng rất nhiều, rồi lại còn văn bản “liên ngành liên Bộ” thì muốn sửa các mâu thuẫn, chồng chéo biết giao cho đơn vị nào chủ trì, thậm chí vượt qua khỏi thẩm quyền của Bộ ngành? Do đó, để bãi bỏ 10% điều kiện kinh doanh rất khó khăn.

“Chúng ta muốn vào Top 4 nhưng khoảng cách quá xa vì chúng ta hiện đang đứng thứ 70 trong khi phạm vị Nghị quyết 02 chỉ trong phạm vi nhất định”, ông Hiếu quan ngại.

Chưa kể, khoảng cách bất bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp FDI đã được rút ngắn nhưng sự bất bình đẳng vẫn thể hiện qua khoảng cách giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ. Theo thống kê, có tới 68% doanh nghiêp từ bỏ kế hoạch vì không vượt qua rủi ro thủ tục, ông Hiếu thống tin. 

Còn theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, với một mớ thủ tục bùng nhùng thì đối tác nào dám hợp tác? Ngay việc gia công cũng mới chỉ nhờ vào giá rẻ chứ chưa sống được nhờ vào thủ tục "hanh thông".

Do đó muốn khuyến khích thì phải tiếp tục thay đổi, đó là tập trung vào làm cho bằng được, chính sách thật rõ ràng. Từ đó thiết kế các luật pháp để quản trị chứ đừng dựa vào thiện chí của từng Bộ, ngành…, bà Lan nhấn mạnh.

  Khánh Linh      

Tin khác

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

Vietbank dự kiến chia cổ tức 25% và tăng vốn điều lệ năm thứ 2 liên tiếp

(CLO) Theo tài liệu trình họp Đại hội đồng cổ đông 2024, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (Upcom: VBB) sẽ trình phương án phân phối lợi nhuận. Theo đó, Vietbank dự kiến chia cổ tức 25%. Đây là một trong những mức chia cổ tức thuộc top đầu trong mùa Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) Ngân hàng năm nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

Loạt nhà máy sản xuất ô tô dư thừa “hoang tàn” ở Trung Quốc

(CLO) Các nhà sản xuất như BYD, Tesla và Li Auto đang giảm giá để di chuyển ô tô điện của họ. Đối với xe chạy bằng xăng, tình trạng dư thừa nhà máy còn tệ hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp