Chuyên gia: Tổ chức học sinh học bán trú càng sớm, càng tốt

Thứ sáu, 11/02/2022 13:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyên gia cho rằng, việc học sinh học bán trú nếu được tổ chức bài bản sẽ tốt hơn việc đưa học sinh đi đi về về.

Hiện nay, các địa phương trong cả nước đang mở cửa đón học sinh đi học trở lại. Với các thành phố lớn, nơi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì việc mở cửa trường kèm theo nhiều quy định phòng dịch nghiêm ngặt.

Riêng Hà Nội hiện chưa cho phép tổ chức bán trú, ăn trưa tại trường. Cũng vì quy định này mà mấy hôm nay, gia đình anh Nguyễn Quang Tuấn ở Nam Từ Liêm bố trí thay nhau đón con buổi trưa. Vợ chồng anh vì thế phải thay phiên nhau đón con về nhà nấu ăn cho con. Điều này, khiến cho việc đi lại và sinh hoạt cũng như công tác của anh chị trở nên phức tạp hơn.

chuyen gia to chuc hoc sinh hoc ban tru cang som cang tot hinh 1

Nếu có điều kiện, các nhà trường nên tổ chức bán trú cho học sinh.

Anh Tuấn cho rằng, thời gian đầu khi trẻ trở lại trường thì việc không tổ chức bán trú cũng dễ thông cảm với nhà trường. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ rất khó khăn cho phụ huynh, học sinh.

Cùng quan điểm, chị Nguyễn Thúy Anh ở Đống Đa, Hà Nội cho rằng các trường học nên nghiên cứu phương án bán trú.

Điều này vừa tạo thuận lợi cho phụ huynh, học sinh cũng như nhà trường tổ chức dạy học. “Khi trẻ đến trường học cùng nhau thì việc tổ chức ăn nghỉ buổi trưa không ảnh hưởng lớn đến nguy cơ lây lan dịch” – chị Nguyễn Thúy Anh nói.

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội khi trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận cho rằng, bán trú về cơ bản nếu các trường học tổ chức tốt thì không đáng quan ngại.

Khi các nhà trường có phương án phòng dịch tốt, có đủ nhân lực để đảm bảo cho các cháu ăn, nghỉ bán trú, xử lý khử khuẩn, chăn màn, giường, phòng đảm bảo thông thoáng thì nên tổ chức để tạo thuận lợi cho việc tổ chức dạy học của nhà trường và đưa đón con của phụ huynh học sinh.

“Về lâu dài, chắc chắn phải thực hiện bán trú. Không thể cứ đi học buổi sáng thì trưa lại về, chiều lại đến trường” – chuyên gia này nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, nguy cơ lây nhiễm dịch khi đi đi về về vẫn có. Do đó, khi các cháu ở yên trong trường, cùng môi trường đồng nhất, đảm bảo phòng dịch tốt thì tổ chức bán trú sẽ thuận lợi cho các cháu, thuận lợi cho cha mẹ các cháu đưa đón hơn.

Chuyên gia này khẳng định, tổ chức được học bán trú sẽ rất tốt. Quan trọng nhất phải có phương án phòng chống dịch thực sự đi vào cuộc sống trong mỗi trường học.

“Hiện nay nhà mình có cháu sáng đi học, trưa về ăn và chiều lại đến trường. Chủ yếu là bữa ăn trưa, còn nghỉ trưa các cháu không được nghỉ, cứ đi đi về về. Nếu như để các cháu bán trú, lo bữa ăn trưa thì các cháu hạn chế đi lại, đảm bảo sức khỏe thì tốt hơn” – chuyên gia này chia sẻ.

Theo ông Hùng, trong trường học hiện nay, phương án phòng chống dịch phải có nhân viên y tế. Ngoài ra phải tuyên truyền cho các cháu, để các cháu hiểu thế nào là dịch bệnh, biết được các biện pháp phòng ngừa.

Khi cháu nào có dấu hiệu bị mệt thì biết cách để trao đổi, các bạn cũng phải biết cách phát hiện, thông báo kịp thời cho cha mẹ, thầy cô.

Khi học sinh đến trường phụ huynh cũng phải luôn luôn quan tâm đến sức khỏe các cháu từ vấn đề ăn uống kém đi, vấn đề mệt, ho, sốt … nếu có các dấu hiệu trên thì nên test.

“Khi các cháu có triệu chứng nghi ngờ như vậy nên được test trước khi đến trường thì giảm nguồn lây trong trường. Gia đình và nhà trường phải quan tâm việc đó vì nguy cơ lây nhiễm không chỉ trong nhà trường mà còn ở tại gia đình, lây nhiễm ở ngoài cộng đồng nữa.

Để đảm bảo các cháu đến trường an toàn thì gia đình bố mẹ phải hạn chế cho các cháu đi đến nơi đông người, nơi nguy cơ cao. Phòng dịch ở nhà và ở trường cho tốt thì mới đảm bảo được phòng dịch cho các cháu” – vị này chia sẻ thêm.

Qua trao đổi với chuyên gia có thể thấy việc tổ chức bán trú cho học sinh sẽ tốt hơn cho việc học và phòng dịch. Do đó, nên tổ chức bán trú cho học sinh càng sớm càng tốt. 

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Cô giáo chủ nhiệm lớp 12 cho 6 học sinh đánh bạn ngay trước lớp

TP HCM: Cô giáo chủ nhiệm lớp 12 cho 6 học sinh đánh bạn ngay trước lớp

(CLO) Do em K. đi muộn, cô giáo chủ nhiệm lớp 12 của trường THPT Nguyễn Thị Diệu đã cho 6 học sinh dùng thước nhựa đánh vào mông em này.

Giáo dục
Hải Phòng: 25.670 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025

Hải Phòng: 25.670 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025

(CLO) Ngày 16/5, theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, đến ngày 10/5, tổng số thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 là 25.670 thí sinh.

Giáo dục
Thái Bình: Hơn 22.880 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thái Bình: Hơn 22.880 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Chiều ngày 16/5, Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nghe Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo dự thảo Kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Thái Bình năm 2024; phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Thái Bình năm 2024.

Giáo dục
Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

(CLO) Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam tham dự Hội nghị Giáo dục ASEAN về Công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng.

Giáo dục
Tái diễn 'ép' học sinh không thi vào lớp 10: Khi giáo dục “phi giáo dục”!

Tái diễn "ép" học sinh không thi vào lớp 10: Khi giáo dục “phi giáo dục”!

(NB&CL) Kỳ thi lớp 10 năm nay diễn ra ngày 5 - 6/6 (hệ chuyên thi thêm ngày 8/6). Hơn 53.000 học sinh đăng ký thi, tăng 7.000 so với năm ngoái và đông nhất 10 năm qua. Ngành giáo dục dự kiến khoảng 10.000 em không có chỗ vào công lập. Liên tiếp những ngày đầu tháng 5, một số trường THCS tổ chức thực hiện chưa tốt, gây dư luận về nội dung “ngăn cản” học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập, Sở GD&ĐT các địa phương yêu cầu chấn chỉnh.

Giáo dục