Chuyên gia Trần Đắc Phu: Chúng ta chấp nhận thực tế không thể “Zero COVID-19” được!

Thứ ba, 19/10/2021 12:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia, việc Phú Thọ, Thanh Hóa… xuất hiện nhiều ổ dịch trong cộng đồng khi chúng ta vừa chuyển sang “bình thường mới” là điều được dự báo trước.

Hiện nay, cả nước thực hiện chủ trương “bình thường mới” đã nới lỏng các hoạt động giao thông, thương mại và cả thống nhất chung cách đáp ứng các hoạt động theo nguy cơ dịch.

Biện pháp này được cho là hạn chế được những thiệt hại kinh tế, đưa cuộc sống sớm ổn định trở lại, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất do giãn cách xã hội kéo dài.

Tuy nhiên, khi vừa thực hiện bình thường mới trở lại thì một số tỉnh lại xuất hiện cả ổ dịch mới trong cộng đồng mà mới đây nhất là Thanh Hóa, Phú Thọ… khi phát hiện các chùm lây nhiễm trong cộng đồng có hàng chục ca F0.

Việc dịch lây lan trong cộng đồng đã lan vào trường học. Có những lớp học ở Phú Thọ đã phát hiện 30 em học sinh nhiễm COVID-19.

Trước diễn biến mới của dịch để có góc nhìn khách quan hơn cũng như tham khảo thêm ý kiến chuyên gia về cách chung sống an toàn trong bối cảnh mới, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã phỏng vấn PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

chuyen gia tran dac phu chung ta chap nhan thuc te khong the zero covid 19 duoc hinh 1

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam.

Thưa ông, hiện nay, một số tỉnh như Thanh Hóa, Phú Thọ đã xuất hiện các ổ dịch ngoài cộng đồng, trong bối cảnh chúng ta vừa thực hiện kế hoạch sống chung với COVID-19, vậy ông đánh giá điều này như thế nào?

Ông Trần Đắc Phu: Theo tôi, điều thứ nhất là khi chúng ta thực hiện nới lỏng các hoạt động đi lại, có những người đi từ vùng dịch về lây COVID-19 cho cộng đồng. Ví dụ như những người đi từ một số tỉnh phía Nam trong thời gian qua dịch đã nhiễm sâu và có số mắc cao trong cộng đồng…hoặc trong cộng đồng tại những địa phương này có thể vẫn còn nguồn bệnh nên dịch đã nổi lên.

Khi chúng ta nới lỏng kiểm soát ở các địa phương thì việc xuất hiện các ổ dịch không nằm ngoài dự báo từ trước. Bởi, dự báo của chúng ta chung sống với dịch, chấp nhận không thể “Zero COVID-19” được.

Trong bối cảnh mới, trong cộng đồng có thể hình thành các ổ dịch. Đối phó với thực trạng này là các ổ dịch cần được phát hiện sớm, khoanh vùng để tránh lây lan.

Chúng ta phải khống chế được số mắc, khống chế được các trường hợp nặng, khống chế được tử vong.

Khi dịch xảy ra trong cộng đồng thì lây lan nhanh vào trong các trường học, theo ông vấn đề phòng dịch trong trường học trong bối cảnh mới phải như thế nào?

Ông Trần Đắc Phu: Trường học là môi trường tiếp xúc đông người, phòng kín, các cháu ngồi gần nhau nên việc lây nhiễm dịch là điều đã được cảnh báo.

Để tổ chức dạy học trong bối cảnh mới thì phải cố gắng làm sao giúp các cháu phòng bệnh. Khi có trường hợp sốt, ho, khó thở của các cháu cũng như người trong gia đình thì cho các cháu nghỉ học. Sau đó phối hợp với y tế để xác định có dương tính hay không.

Trong các hoạt động của nhà trường, hạn chế các lớp tương tác với nhau. Nếu để các lớp tương tác với nhau nếu có dịch thì không chỉ lớp này mà còn lây lan sang lớp kia gây khó khăn cho việc phong tỏa và dập dịch. Do đó, cố gắng trong điều kiện hiện nay giữ được lúc nào thì tổ chức học tập lúc đó.

Cố gắng tổ chức phòng bệnh 5k tốt, giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và kể cả người nhà học sinh.

Vì khi đã nới lỏng các hoạt động thì khi dịch ở trong cộng đồng còn sẽ lây lan, bùng lên. Đặc biệt, các trường hợp có người đi từ vùng dịch về nhất là ở các tỉnh có tỷ lệ lây nhiễm cao như khu vực phía Nam càng nên cẩn trọng.

Vấn đề hiện nay cần khống chế được số mắc, đừng để lây lan quá rộng, số mắc cao. Đặc biệt lưu ý những nơi tỉ lệ tiêm vắc xin thấp, dịch có thể bùng ở những khu vực đó.

Hiện nay, nhiều phụ huynh ủng hộ tiêm vắc xin nhưng cũng có những phụ huynh lại do dự tiêm vắc xin đối với trẻ em. Vậy ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Ông Trần Đắc Phu: Tiêm vắc xin cho trẻ em cũng có ý nghĩa như tiêm vắc xin cho người lớn. COVID-19 không chỉ mắc người lớn mà còn trẻ em. Khi dịch có trong cộng đồng, trẻ em đi học thì số mắc sẽ tăng lên. Do đó, tiêm vắc xin với trẻ em rất cần thiết.

Do đó, các phụ huynh nên cho trẻ em tiêm vắc xin theo quy định của Bộ Y tế. Cần lưu ý, không phải vắc xin nào cũng tiêm cho trẻ em được mà chỉ có những vắc xin được các nhà sản xuất khuyến cáo tiêm được cho trẻ em thì mới được tiêm.

Hiện nay, Bộ Y tế đã có kế hoạch tiêm chủng COVID-19 với trẻ em. Khi  Bộ Y tế triển khai, phụ huynh cần phối hợp tốt với nhà trường, gia đình, ngành y tế để tiêm chủng tốt cho trẻ em.

Liên quan đến vấn đề chung sống với COVID-19 trong bối cảnh “bình thường mới” ông có nhắc nhở gì người dân, phụ huynh học sinh?

Ông Trần Đắc Phu: Trong khi “bình thường mới”, chúng ta chấp nhận không “Zero F0”. Như vậy sẽ nới lỏng nhiều hoạt động đi lại, làm ăn sinh sống nên dịch sẽ có trong cộng đồng.

Đặc biệt, mọi người chú ý người đi từng  vùng dịch trở về, những nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao như các tỉnh phía Nam thì để ý, hạn chế tiếp xúc.

Trong hoạt động bình thường cần thực hiện tốt 5K vì biện pháp này sẽ cắt được chuỗi lây nhiễm. Trong đó, khai báo y tế vô cùng quan trọng. Khi dịch xảy ra ở đâu thì thông báo cho cơ quan chức năng ở khu vực đó.

Tôi khuyên rằng, những người đi từ vùng có tỉ lệ lây nhiễm cao như các tỉnh phía Nam cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng bệnh cho người nhà, cộng đồng, đặc biệt các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Xin cảm ơn ông!

chuyen gia tran dac phu chung ta chap nhan thuc te khong the zero covid 19 duoc hinh 2

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe
Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

(CLO) Sở Du lịch Đà Nẵng gửi thư cảm ơn, tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời, cứu sống nam du khách người Ấn Độ.

Sức khỏe
Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe