Chuyên gia y tế Nguyễn Huy Nga: Ưu tiên tiêm vắc xin cho người lớn, trẻ em chưa vội!

Thứ hai, 18/10/2021 13:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cũng theo chuyên gia này, Tổ chức  Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, biện pháp bảo vệ tốt nhất cho cộng đồng là tiêm đủ vắc xin cho người lớn. Người lớn tiêm xong thì sẽ hết COVID-19.

Theo kế hoạch, cuối tháng 10, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề này. 

Nhiều phụ huynh lo lắng, băn khoăn trong việc có nên tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ, trong khi thực tế người lớn vẫn chưa được tiêm đủ vắc xin cùng với đó nguy cơ gây bệnh cho trẻ em từ dịch COVID-19 không lớn.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã trao đổi với PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

chuyen gia y te nguyen huy nga uu tien tiem vac xin cho nguoi lon tre em chua voi hinh 1

PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Hiện có chủ trương tiêm vắc xin cho trẻ em, nhiều phụ huynh vẫn lo lắng về việc vắc xin mới phát triển trong thời gian ngắn nhưng đã tiêm trẻ em, ông quan điểm như thế nào?

Ông Nguyễn Huy Nga: Nếu có vắc xin tốt tiêm cho trẻ em thì tốt. Vắc xin tiêm cho trẻ em phải đảm bảo an toàn. Vấn đề đảm bảo an toàn phải do các tổ chức uy tín đồng ý, được kiểm soát ngặt nghèo. Bộ Y tế cho phép thì mới được tiêm.

Hiện vắc xin COVID-19 đang được tiêm cho người lớn. Dịch COVID-19 cho thấy trẻ em bị COVID-19 nhẹ hoặc ít bị bệnh nên không vội vàng tiêm cho trẻ.

Còn việc quan ngại của phụ huynh là đúng vì hiện chưa nói trước điều gì về các phản ứng phụ mà vắc xin phòng COVID-19 có thể mang lại.

Vắc xin mới có 1 năm, 2 năm phát triển nên không biết chắc ảnh hưởng lâu dài lên cơ thể con người như thế nào. Đặc biệt, đối với cơ thể trẻ em đang phát triển, chưa hoàn thiện.

Điều này không một nhà khoa học nào nói được rõ ràng về những nguy cơ. Bởi vì không đủ thời gian để kiểm chứng những tác dụng phụ mà vắc xin COVID-19 mang lại lâu dài cho cơ thể.

Hiện nay, nếu tiêm thì sẽ phải chấp nhận nguy cơ bệnh và những ảnh hưởng đến sức khỏe. Tiêm vắc xin tất nhiên sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe như phản ứng phụ viêm cơ tim ở trẻ em cao hơn người lớn chẳng hạn.

Theo ông, viêm cơ tim sau khi tiêm vắc xin COVID-19 ở trẻ có để lại di chứng hay không hay chỉ là nhất thời?

Ông Nguyễn Huy Nga: Tôi cho rằng nó có một số di chứng. Viêm cơ tim là nhất thời nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Viêm cơ tim cũng có thể dẫn đến tử vong ở trẻ.

Báo cáo trên thế giới cho thấy, khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 trẻ em nam bị nguy cơ viêm cơ tim cao hơn với trẻ em gái. Tỉ lệ viêm cơ tim ở trẻ lớn hơn người lớn.

Do đó, ở một số nước thay vì tiêm 2 mũi thì trẻ em chỉ được tiêm một mũi. Hoặc một số nước đang tiêm thì phải ngừng vì nguy cơ rủi ro với trẻ cao.

Trước những tác dụng phụ và những lợi ích mà tiêm vắc xin COVID-19 mang lại, theo ông cần chiến lược tiêm cho trẻ như thế nào hợp lý?

Ông Nguyễn Huy Nga: Bộ Y tế cần phải có chiến lược tiêm vắc xin cho trẻ em rõ ràng. Trước hết, nếu tiêm thì tiêm cho những em bị bệnh nền, những trẻ em có sức đề kháng yếu.

Có thể, tiêm cho những em 17 – 18 tuổi trước. Sau đó mới tính đến tiêm cho các em nhỏ sau.

Các em càng nhỏ tuổi khi sự phát triển cơ thể chưa hoàn thiện nên thận trọng hơn trong khi tiêm.

Những em 16 – 17 tuổi, cơ thể gần hoàn thiện nếu có tác dụng phụ sẽ đỡ hơn các em nhỏ tuổi.

Trước đây, vắc xin Pfizer họ khuyến cáo tiêm cho người từ 16 tuổi trở lên và bây giờ tiêm từ 12 tuổi trở lên. Hiện nay, trên thế giới mới có Hoa Kỳ đồng ý chấp nhận tiêm ở trẻ và tại Việt Nam thì Bộ Y tế đã chấp nhận tiêm Pfizer cho trẻ em.

Bây giờ, nói tiêm vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài hay không đối với sức khỏe trẻ em không ai biết được. Cái này cần có thời gian vì thế cần cân nhắc lợi hại tiêm với không tiêm đối với trẻ em.

Việc trẻ em không tiêm có thể lây bệnh cho người lớn hoặc có thể bị nhiễm từ người lớn. Nhưng khi người lớn tiêm hết rồi thì sẽ bảo vệ được trẻ em. Người lớn tiêm được hết thì bảo vệ được cộng đồng cao hơn.

Hiện trẻ em ít bị tử vọng và tỷ lệ nhiễm cũng rất thấp nên không vội vàng.

Hiện nay nhiều phụ huynh không đồng tình tiêm hoặc còn nghi ngại về tiêm vắc xin COVID-19 đối với trẻ, ông bình luận gì về điều này?

Ông Nguyễn Huy Nga: Đây là vấn đề đạo đức. Nếu phụ huynh không đồng ý tiêm thì tôn trọng. Hiện cũng không có luật nào bắt buộc tiêm vắc xin COVID-19.

Bây giờ, để tiêm vắc xin cho trẻ em thì phụ huynh phải ký thay trẻ em trong đơn đồng ý tiêm. Cho nên cái này tùy thuộc vào quan điểm của phụ huynh.

Thưa ông, nếu trẻ em không tiêm vắc xin nếu lỡ bị COVID-19 khả năng điều trị hiện nay thế nào?

Ông Nguyễn Huy Nga: Bây giờ chưa có thuốc nào điều trị được COVID-19. Vi rút COVID-19 hiện chưa có thuốc nào điều trị đặc trị. 

Bây giờ, đối với trẻ em vẫn chưa vội vàng tiêm vắc xin. Tổ chức  Y tế  Thế giới cho rằng biện pháp bảo vệ tốt nhất cho cộng đồng là tiêm đủ vắc xin cho người lớn.

Người lớn tiêm xong thì sẽ hết COVID-19. Lúc đó, trẻ em được bảo vệ và sẽ khỏi bị tiêm vắc xin. Đây là quan điểm của Tổ chức Y tế Thế giới.

Hiện còn hơn 1 nửa nhân loại chưa được tiêm vắc xin. Vì thế cần ưu tiên tiêm cho người lớn để khỏi bị tử vong do COVID-19 mang lại.

Xin cảm ơn ông!

chuyen gia y te nguyen huy nga uu tien tiem vac xin cho nguoi lon tre em chua voi hinh 2

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Buộc thu hồi và tiêu hủy lô mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt chất lượng

TP HCM: Buộc thu hồi và tiêu hủy lô mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt chất lượng

(CLO) Đây là nội dung nằm trong danh sách xử phạt trong lĩnh vực dược - mỹ phẩm - thiết bị y tế - đấu thầu giai đoạn 1/3 - 15/3, được Thanh tra Sở Y tế TP HCM công bố mới đây.

Sức khỏe
Đau đầu như nào thì phải đi khám để điều trị

Đau đầu như nào thì phải đi khám để điều trị

(CLO) Theo chuyên gia, phần lớn các trường hợp đau đầu thường nhẹ, không nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đau đầu là một triệu chứng của các bệnh lý thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sức khỏe
Gia Lai: Kỷ luật ekip trực liên quan đến vụ thai nhi tử vong trong bụng mẹ

Gia Lai: Kỷ luật ekip trực liên quan đến vụ thai nhi tử vong trong bụng mẹ

(CLO) Theo kết quả của hội đồng chuyên môn con của sản phụ Nay H'Uyên tử vong là do suy thai cấp trong quá trình chuyển dạ. Ngay sau đó, Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa đã kỷ luật các tập thể, cá nhân liên quan.

Sức khỏe
Số người ngộ độc sau khi ăn cơm gà tại Nha Trang vẫn tăng, có người chuyển nặng

Số người ngộ độc sau khi ăn cơm gà tại Nha Trang vẫn tăng, có người chuyển nặng

(CLO) Trong ngày hôm qua (15/3), số nạn nhân đã tăng thêm 123 ca nâng tổng số người bị ngộ độc lên 345 ca, một bệnh nhân nữ chuyển nặng.

Sức khỏe
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh, TP. Nha Trang, Khánh Hòa

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh, TP. Nha Trang, Khánh Hòa

(CLO) Ngày 14/03/2024, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin trên báo chí về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại quán cơm gà Trâm Anh trên đường Bà Triệu, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Sức khỏe