Chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra nếu phát hiện dấu hiệu phạm tội tại các dự án đê điều

27/03/2025 15:56

(CLO) Liên quan đến các dự án vi phạm đê điều được nêu ra tại Kết luận số 495/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và tỉnh Thái Bình đề nghị kiểm tra, rà soát, xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.

Như báo Nhà báo và Công luận đã thông tin, thực trạng vi phạm pháp luật về đê điều vẫn diễn biến phức tạp, một số địa phương xử lý các hành vi vi phạm thiếu kiên quyết, không dứt điểm...

Đơn cử tại Thái Bình có 2 dự án vi phạm gồm: Dự án Xây dựng Nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát tiền hạ tầng Thành An, diện tích sử dụng đất là 18.834,3 m2.

Đây là nhà máy xây dựng trái phép tại khu vực bãi sông, vi phạm Điều 7 Luật Đê điều năm 2006, cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về đê điều 9 lần (chưa bao gồm việc xử phạt vi phạm hành chính của công an các cấp) nhưng chưa xem xét, xử lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

chuyen ho so den co quan dieu tra neu phat hien dau hieu pham toi tai cac du an de dieu hinh 1

Chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra nếu phát hiện dấu hiệu phạm tội tại các dự án đê điều

Bài liên quan

Đề nghị Công an vào cuộc xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý đê điều

Vì sao những sai phạm của Công ty chế tạo máy Hồng Hà, Sao nam sông Hồng chưa bị xử lí dứt điểm?

“Điểm mặt” các doanh nghiệp có dấu hiệu “cố tình” vi phạm pháp luật về đê điều?

Tiếp đó, vụ vi phạm đối với hộ kinh doanh là ông Phạm Văn Phong vị trí K3+000, đê Tà Trà Lý, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, diện tích sử dụng đất 10.398 m2, diện tích sử dụng đất là 10.398 m2, kinh doanh vật liệu, xây dựng công trình trái phép tại khu vực bãi sông, dù cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính về đê điều 13 lần.

Ngoài 2 dự án trên, theo tìm hiểu của phóng viên được biết, ngày 05/12/2016, UBND tỉnh Thái Bình có Tờ trình số 245/TTr-UBND trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Việt Hùng, diện tích sử dụng đất là 134.158,4 m2 nhưng Thủ tướng Chính phủ không có văn bản trả lời, tuy nhiên dự án vẫn được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư. Qua đó, xây dựng và hoạt động đến nay, vi phạm quy định Luật Đê điều, Luật Đất đai năm 2013; cơ quan chức năng đã kiểm tra xử lý vi phạm về đê điều 3 lần.

Hay, UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng cho Hộ kinh doanh là ông Bùi Xuân Tấu (Quyết định số 1650/QĐ-UBND ngày 17/6/2019), thời gian hoạt động dự án là 20 năm, diện tích sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất là 3.859 m2 và Dự án đầu tư bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng của Công ty TNHH Duẩn Dung (Quyết định số 614/QĐ- UBND ngày 27/02/2018), thời gian hoạt động là 30 năm, diện tích sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất là 3.424 m2, UBND tỉnh Thái Bình phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án nêu trên khi Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa có ý kiến thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Còn tại thành phố Hà Nội: Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tây (cũ) đã ký hợp đồng cho thuê đất với Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà để thực hiện Nhà máy chế tạo thiết bị tự động và cơ khí thủy lực, thời hạn thuê đất đến ngày 19/5/2058, diện tích đất thuê là 31.332,8 m2 (diện tích giao cho công ty thuê xây dựng nhà máy là 26.816,35 m2; diện tích thuộc hành lang giao thông là 4.516,45 m2).

Từ tháng 8/2008, Công ty cổ phần chế tạo máy Hồng Hà không nộp tiền sử dụng đất, đồng thời từ năm 2010 đến năm 2017, Công ty đã xây dựng 15 nhà xưởng, diện tích khoảng 16.000 m2 và 01 khu nhà điều hành, diện tích khoảng 350 m2 tại Km85+700 đê hữu hồng nằm trong hành lang thoát lũ (UBND thành phố chưa cấp Giấy phép xây dựng).

chuyen ho so den co quan dieu tra neu phat hien dau hieu pham toi tai cac du an de dieu hinh 2

Chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra nếu phát hiện dấu hiệu phạm tội tại các dự án đê điều

Một trường hợp khác là Công ty Sao Nam Sông Hồng, địa chỉ tại đê hữu Hồng, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, vi phạm tại thời điểm tháng 01/2014; các cơ quan đã chỉ đạo xử lý vi phạm 12 lần và đối với Công ty cổ phần cây cảnh Bảo Linh, địa chỉ tại đê hữu Hồng, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ vi phạm đổ phế thải khối lượng lớn để tôn nền, xây dựng nhà, xây dựng nhà kho để vật liệu xây dựng, bãi trông xe ô tô quy mô lớn, thời điểm vi phạm tháng 6/2018.

Các cơ quan chức năng đã chỉ đạo xử lý vi phạm tại 9 văn bản, cả 2 Công ty đều vi phạm hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 7 Luật Đê điều, Điều 12 Luật Đất đai, các cơ quan của thành phố Hà Nội đã xử lý vi phạm không dứt điểm, triệt để (tháo dỡ, hoàn trả lại nguyên trạng) nên vẫn tồn tại đến nay.

Đối với Dự án đầu tư xây dựng Khu vườn sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, diện tích sử dụng đất là 2.498.636 m2 được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt khi Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa có ý kiến thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Đê điều năm 2006, Điều 12 Luật Đất đai 2013;

Đến ngày 12/01/2024, UBND thành phố Hà Nội mới có Văn bản số 134/UBND-KTN gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thẩm định các nội dung liên quan đến lĩnh vực đê điều, thoát lũ và phòng, chống thiên tai đối với dự án này.

Đặc biệt, được biết UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép cho 11 công ty thực hiện đầu tư xây dựng 25 Trạm trộn bê tông ở bãi sông Hồng không đúng đối tượng theo quy định gồm Công ty cổ phần Cảng Khuyến Lương, Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Nguyễn, Công ty TNHH Vận tải sông Hồng, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Đức Mạnh, Công ty cổ phần cảng Hồng Hà, Công ty cổ phần Thương mại Nam Thăng Long, Công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng Bách Khoa, Công ty cổ phần Đầu tư Xây lắp và Khai thác Cảng, Công ty TNHH Kinh doanh vật tư và vận chuyển Hà Trang, Công ty TNHH Nam Sơn, Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại THM-CONCRETE.

Liên quan đến các sai phạm trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và tỉnh Thái Bình đề nghị kiểm tra, rà soát, xem xét, xử lý đối với các dự án vi phạm đê điều được nêu ra tại Kết luận số 495/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ nêu rõ:

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Hà Nội kiểm tra, xem xét xử lý vi phạm đối với các vụ việc: Công ty CP chế tạo máy Hồng Hà, Công ty Sao Nam sông Hồng và Công ty CP cây cảnh Bảo Linh; Dự án đầu tư xây dựng khu vườn sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ); xây dựng 25 trạm trộn bê tông ở bãi sông Hồng của 11 công ty giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2023 được nêu ra tại kết luận thanh tra.

Đối với tỉnh Thái Bình, các dự án, vụ việc được yêu cầu xem xét, xử lý vi phạm gồm: Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng Thành An; kinh doanh vật liệu trái phép của ông Phạm Văn Phong; Dự án của Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Việt Hùng; Dự án đầu tư xây dựng bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng cho Hộ kinh doanh Bùi Xuân Tấu; Dự án đầu tư xây dựng bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng của Công ty TNHH Duẩn Dung.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng đề nghị UBND TP Hà Nội và tỉnh Thái Bình, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu phạm tội thì chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, báo cáo kết quả về Bộ (qua Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai) trước ngày 30/5 để tổng hợp báo cáo Thanh tra Chính phủ.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra nếu phát hiện dấu hiệu phạm tội tại các dự án đê điều
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO