Chuyện người phụ nữ dành cả đời ươm tằm, dệt lụa

Thứ năm, 16/11/2017 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nghệ nhân Phan Thị Thuận được mệnh danh là mẹ của những thợ dệt lạ kỳ. Câu chuyện cuộc đời bà là chuyện của những chú tằm chăm chỉ.

Sinh ra và lớn lên tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức( Hà Nội) nơi có nghề truyền thống phát triển và xây dựng được thương hiệu từ bao đời nay, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận là một người yêu nghề, với tuổi thơ gắn liền với nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống của quê hương và gia đình.  Dù đã có những thời gian khó khăn nhưng bà vẫn quyết tâm cố gắng để giữ lại nghề mà cha ông để lại.

18 tuổi, nghệ nhân Phan Thị Thuận tham gia làm kế toán thống kê cho ngành tơ tằm của xã. Ngay từ lúc đó, với niềm đam mê khó cưỡng với nghề dệt lụa, bà đã mày mò tìm hiểu, ghi chép tất cả những đám dâu, vùng đất trồng được cây dâu... Bà cũng từng lang thang trên những cánh đồng, tìm kiếm những nơi thuận lợi cho cây dâu sinh trưởng và phát triển. Bà còn tính được cả một dòng tằm ăn hết bao nhiêu lá dâu; trồng một sào dâu có thể kiếm được bao nhiêu tiền trong một năm. Cũng chẳng sai khi nói rằng bà là người hiểu từng con tằm, cây dâu và những nỗi vất cả của những người làm công việc này.

Bà chia sẻ rằng: “Nếu nuôi con tằm thì người dân chỉ cần 20 ngày là có thể kiếm được sản phẩm. Mà sản lượng đem lại rất lớn, lúc này con tằm sẽ cho một lượng tơ tằm là cái quý giá vô cùng. Không chỉ vậy,  ta còn thu được thêm một sản phẩm khác, đó chính là con nhộng. Nhộng là một sản phẩm tuyệt sạch vì con tằm chỉ ăn duy nhất lá dâu chứ không ăn bất cứ thứ gì khác mà cây dâu lại là cây thuốc trong dân gian.”

Chính vì những niềm đam mê đó, mà dù có khó khăn tới mức nào bà cũng quyết tâm đi theo con đường của con tim, con đường mà cha ông để lại.

 

Báo Công luận
 Nghệ nhân Phan Thị Thuận  
Nhưng để làm ra những sợi tơ đẹp thì không phải chuyện đơn giản. Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như người ươm tơ, máy ươm, máy xe tơ cùng nhiều công đoạn khác. Sở hữu sự thông minh, nhanh nhạy , bà Phan Thị Thuận đã tính toán chi tiết từng hàng dâu, từng cân lá dâu ra thành cân kén; một sào dâu ra được bao nhiêu cân kén, bao nhiêu cân phân, chăm bón được bao nhiêu hàng dâu, rồi thiếu đâu mới cần đến việc mua phân lân, phân đạm để chăm bón cho cây dâu. Sau khi lấy chồng thì bà chính thức  chuyển sang nghề làm nghề tơ tằm chính mảnh đất bà sinh ra. 

Hồi đó, Xí nghiệp ươm tơ Mỹ Đức được thành lập, nhiều hộ gia đình trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Mỹ Đức mang kén về đây để bán. Dường như không cảm nhận được nỗi vất vả, khó khăn của người trồng dâu nuôi tằm Xí nghiệp trả cho mỗi cân kén rất thấp, không tương xứng với công sức mà người lao động làm ra. Cũng tại thời điểm đó, Xí nghiệp ươm tơ Mỹ Đức chuẩn bị phá sản, người dân có ý định bỏ nghề và tự ý phá hết cây dâu, không ươm tơ nữa. Khó khăn chồng chất khó khăn, không có đất để trồng dâu nuôi tằm, không có lá dâu để cho con tằm ăn, bà đã phải đi xin dâu ở các bờ dào, bờ dậu để nuôi tằm.

Báo Công luận
Bà Thuận chia sẻ về cách chọn con tằm  
Báo Công luận
Con tằm ăn là cây dâu  
Thương người nông dân vất vả, giờ nếu bỏ cả mà đi thì bao công sức cha ông để lại cũng như bao nhiêu hộ gia đình cũng rơi vào hoàn cảnh lao đao vì mất việc làm, bà quyết tâm tìm hướng giải quyết. Trong lúc khó khăn bà đã tìm hiểu và  nghĩ ra cách tìm đến nông trường Thanh Hà ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình và làm việc với ban lãnh đạo nông trường và tổ chế biến  để đặt vấn đề mua lá dâu về nuôi tằm. Bởi ở nông trường này, người ta trồng dâu lấy quả để làm rượu vang, còn lá thì không dùng đến, nên sau khi nông trường Thanh Hà đồng ý ký hợp đồng bán lá dâu cho bà Phan Thị Thuận thì bà quay về, vận động hàng xóm, những hộ gia đình yêu nghề với quyết tâm gây dựng lại nghề, cùng đến nông trường Thanh Hà để hái lá dâu. Bà vận động được  7 hộ gia đình. Với lòng nhiệt huyết, không quản ngại khó khăn sáng nào bà và những người trong nhóm cũng đạp xe 22km đi từ xã Phùng Xá vào nông trường Thanh Hà để hái lá dâu về nuôi tằm. 

Sau một năm vào nông trường Thanh Hà mua lá dâu, chính tình yêu với nghề của bà đã truyền cảm hứng cho những người trong xã. Dần dần họ đã thấy yêu thích lại nghề và tìm đất để nuôi, trồng dâu, tằm. Từ đó, nghề trồng dâu nuôi tằm ở xã Phùng Xá và nhiều nơi trong huyện Mỹ Đức bắt đầu phục hồi.

 Phát triển nghề dệt lụa tằm tơ

Dẫu mọi thứ đã dần trở về quỹ đạo nhưng bà vẫn cảm thấy cần phải cố gắng, sáng tạo hơn nữa. Bà nói rằng: “Lúc đó vẫn cứ luôn ấp ủ về một kế hoạch, đó chính là phải phát triển cả nghề dệt lụa tơ tằm nữa.Thấy được nhiệt huyết, hăng say, quyết tâm khôi phục lại làng nghề của cha ông. Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho bà đi đến nhiều nơi, nhiều vùng để thăm quan học hỏi một số mô hình phát triển nghề trồng dâu nuôi tăm và sau đó bà về thành lập hội ươm tơ Mỹ Đức và tìm đầu ra cho sản phẩm tơ tằm truyền thống huyện Mỹ Đức.”

Trải qua nhiều năm trồng dâu nuôi tằm, nghệ nhân Phan Thị Thuận quyết định đứng lên thành lập Hội ươm tơ Mỹ Đức. Bà quyết định dùng các sợi tơ mình làm ra để dệt lên những tấm lụa. Nhìn những chú tằm nhả ra những sợi tơ óng ả bà vô cùng hạnh phúc.

Những con tằm sẽ làm thay cho nhân công lao động dệt vì chính chúng là những người thợ giỏi nhất mà không thợ lành nghề nào có thể làm được,” bà chia sẻ. “Như vậy, sẽ giảm bớt sự vất vả cho người lao động mà còn tăng năng suất tạo ra sản phẩm. Và dần dần những sản phẩm lần lượt ra đời như: khăn quàng, áo thô, khăn thô,… mang ra Vạn Phúc, Hàng Gai để bán.”

Ban đầu khách hàng cũng vẫn còn lạ lẫm, nghi ngờ về chất lượng. Sản phẩm bán ra cũng chẳng được bao nhiêu. Nhưng những điều đó cũng chẳng thể khiến bà nản lòng. Bà Thuận tiếp tục đẩy mạnh sản phẩm, nâng cao mẫu mã. Rồi may mắn cũng đã mỉm cười. Dần dần những chiếc khăn, cái áo lụa tơ tằm của bà đã lọt vào “mắt xanh” của những khách hàng nước ngoài. Càng ngày sản phẩm của bà càng được nhiều nước biết đến và sản phẩm tiêu thụ đến đâu hết đến đó , chủ yếu là thông qua các đơn đặt hàng xuất khẩu đi nước ngoài.

Đến năm 2000, bà thành lập công ty Phong Nam để mở rộng kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm và xuất khẩu ra thị trường nhiều nước trên thế giới, như: Ả Rập Xê Út, Nhật Bản, Anh, Đức, Mỹ, Italya, Thái Lan...

Báo Công luận
 Hằng ngày, nghệ nhân Phan Thị Thuận vẫn miệt mài vì cây dâu, con tằm 

 

Năm 2010, nghệ nhân Phan Thị Thuận đổi tên Công ty Phong Nam thành Công ty Dâu tằm tơ Mỹ Đức và quyết định chuyển hướng kinh doanh sang tiêu thụ, bán sản phẩm trong nước và làm ra những sản phẩm mà người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận được. Đồng thời, biến con tằm thành những người thợ để dệt nên những tấm mền bông tơ tằm và làm ra nhiều sản phẩm từ tơ tằm.

Với những thành tích đạt được, đến nay nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận giành được rất nhiều giải thưởng và phần thưởng cao quý của Nhà nước như: Huy chương vàng Quốc tết năm 2005; Giải thưởng sản phẩm công nghiệp tiêu biểu năm 2006 và nhận giấy khen của UBND tỉnh Hà Tây (cũ); Năm 2010, bà là một trong số ít người được nhận giải thưởng sản phẩm nghìn năm Thăng Long với sản phẩm dệt thổ cẩm bằng lụa tơ tằm. Trong năm 2015, bà tham gia giải thưởng nhà nông sáng tạo và nhận được giải nhất Toàn quốc với sản phẩm mền bông do con tằm tự dệt. Ngoài ra, từ năm 1990 đến năm 2000, bà 10 năm liền được phong danh hiệu thợ giỏi, hộ kinh doanh giỏi cùng với nhiều danh hiệu và giải thưởng khác.

Với những nỗ lực, tâm huyết của bà cũng đã được đền đáp xứng đáng. Nhưng dường như trong bà vẫn tràn đầy trăn trở: “Bà luôn mong mỏi thế hệ con, cháu của bà  sẽ yêu thích, tiếp nối, phát triển, sáng tạo không ngừng để không chỉ giữ được làng nghề truyền thống mà còn phát triển nó đến người tiêu thụ trong nước và tự hào hơn là đến khắp các nước trên thế giới. Hơn nữa, không chỉ tạo việc làm cho những người trong địa phương mà đó còn là công sức, đam mê khôn cùng của bà.”

                                                                                          Bích Huyền

 

Tin khác

Đà Nẵng tổ chức lễ hội Bóng đá Brazil - Việt Nam, tặng vé xem pháo hoa cho du khách

Đà Nẵng tổ chức lễ hội Bóng đá Brazil - Việt Nam, tặng vé xem pháo hoa cho du khách

(CLO) Ngày 29/3, Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức công bố Chương trình kích cầu và thu hút khách du lịch với chủ đề Enjoy Danang 2024 - Tận hưởng Đà Nẵng 2024, với các sản phẩm sự kiện, lễ hội, du lịch ẩm thực, du lịch ban đêm, du lịch cưới và du lịch MICE đặc sắc.

Đời sống văn hóa
Chương trình nghệ thuật ‘Tháng 3 hoan ca’ kỷ niệm 49 năm giải phóng Đà Nẵng

Chương trình nghệ thuật ‘Tháng 3 hoan ca’ kỷ niệm 49 năm giải phóng Đà Nẵng

(CLO) Chương trình nghệ thuật “Tháng 3 hoan ca” nhằm ca ngợi tinh thần chiến đấu bất khuất, ý chí kiên cường của quân và dân ta và sự phát triển vượt bậc của TP Đà Nẵng.

Đời sống văn hóa
Quảng Trị ra quân khai thác vụ cá nam và khởi động mùa du lịch biển 2024

Quảng Trị ra quân khai thác vụ cá nam và khởi động mùa du lịch biển 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại biển Cửa Việt thuộc thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, diễn ra lễ ra quân khai thác vụ cá nam và khởi động mùa du lịch biển 2024. 

Đời sống văn hóa
Ấn tượng Lễ hội văn hóa Việt Nam - Nhật Bản 2024

Ấn tượng Lễ hội văn hóa Việt Nam - Nhật Bản 2024

(CLO) Lễ hội văn hóa Việt Nam - Nhật Bản 2024 là chương trình thường niên được tổ chức bởi Đại học Đông Á, với nhiều hoạt động giao lưu văn hóa đặc sắc.

Đời sống văn hóa
Tuyên Quang đến Đà Nẵng kích cầu du lịch

Tuyên Quang đến Đà Nẵng kích cầu du lịch

(CLO) Ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang vừa tổ chức giới thiệu hàng loạt sự kiện hấp dẫn về năm du lịch và lễ hội khinh khí cầu đến với du khách tại TP Đà Nẵng nói riêng, miền Trung nói chung.

Đời sống văn hóa