Giáo hoàng Francis xuất hiện trở lại trước công chúng tại Vatican
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
Theo dõi báo trên:
Khi Anh phong tỏa vào ngày 27/3, chính phủ nước này cam kết tất cả người vô gia cư sẽ có chỗ ở trong 2 ngày sau đó. Nhưng hàng trăm người vẫn bị bỏ rơi trên đường phố, theo thống kê từ các tổ chức từ thiện. Ảnh: Tithi Luadthong
Khi nước Anh chuẩn phong tỏa chống dịch, Tom đang ngồi ở trong quán rượu tại Kingston với chiếc bao đeo trên vai, trong đó chứa tất cả những gì ông có. Tom nhớ lại lần đầu nghe được thông tin phong tỏa, "Lúc đó tôi đã cười, nhưng chỉ vài ngày sau, tôi nhận ra rằng, tôi sẽ sạc điện thoại thế nào? Tôi sẽ tắm rửa, giặt giũ ra sao?".
Người đàn ông Scotland đã phải ngủ trên đường phố London trong 5 tuần kể từ khi mất việc tại một công trình do tai nạn lao động. Ông từng sống qua ngày ở các quán rượu, quán cà phê để giữ ấm và ngủ trên những chuyến xe buýt xuyên đêm. Nhưng đại dịch đã cuốn đi hết những thứ đó khi các hàng quán, dịch vụ phải đóng cửa.
"Tôi đã từng ngủ lướt trên những chuyến buýt đêm. Chỉ cần chọn một tuyến dài và có tiền trong thẻ Oyster (một loại thẻ tại Anh), như vậy khác gì tôi có một mái nhà đâu. Nhưng nhiều tài xế bắt đầu tỏ ra lo lắng. Một vài trong số họ đã từ chối bạn vì rõ ràng bạn không phải là lao động thiết yếu- người vẫn cần phải di chuyển khi đang phong tỏa".
Bây giờ, Tom cả ngày lẩn trốn trong công viên hoặc lang thang trên các đường phố ở London. Là người chưa từng rơi vào cảnh vô gia cư trước đó, Tom mô tả những gì gặp phải thời gian ngắn qua là “một cơn bão cuộc đời".
Eamon Desmond, 45 tuổi, cảm thấy sốc khi thành viên hội đồng địa phương ở Ealing đã tới và mang bạn của ông Michael John Bates, 51 tuổi, đến ở một khách sạn, và bỏ lại Eamon cùng hai người nữa. Ảnh: Andrew Mcleay
Cũng như Tom, Eamon Desmond, 45 tuổi, cũng là một người gia cư tại Anh. Ông đã cảm thấy sốc khi thành viên giới chức địa phương ở Ealing đã tới và mang bạn của ông Michael John Bates, 51 tuổi, đến ở một khách sạn, và bỏ lại Eamon cùng hai người nữa - dù họ đã cùng nhau yêu cầu được cung cấp chỗ ở.
Eamon nói: ”Chúng tôi ngồi chờ nhóm cứu trợ cùng nhau, nhưng họ chỉ trợ giúp một người trong đó. Tôi hỏi họ trường hợp của tôi thì sao? Nhưng họ mặc kệ và bỏ đi. Chúng tôi có 4 người ở cùng nhau nhưng giờ họ chỉ hỗ trợ một người trong đó, bạn tôi bây giờ vào ở khách sạn và tôi vẫn phải lang thang ngoài đường. Tôi đã đợi hơn hai tuần rồi vẫn vậy. Thật tồi tệ! Chính phủ không thực sự quan tâm, họ nói và họ không làm".
Nhiều người vô gia cư bối rối với cách mà các giới chức địa phương quyết định ai sẽ được chuyển vào các nhà ở.
2. Người vô gia cư là một trong những "mắt xích yếu" trong cuộc chiến chống Covid-19 trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Anh, quốc gia đang là điểm nóng về dịch. Chính phủ Anh cam kết sẽ không để ai phải ngủ lại ngoài đường trong khi phong tỏa toàn bộ Vương quốc.
Nước Anh đã tìm cách hỗ trợ nhóm người này, bao gồm phối hợp với các giới chức địa phương, tổ chức từ thiện, thiết lập nơi trú ẩn, đo thân nhiệt, cách ly ca nhiễm... Tuy vậy, đây vẫn là một thách thức lớn khi báo cáo từ một số tổ chức từ thiện cho thấy vẫn còn nhiều người vẫn bị bỏ lại trên đường phố.
Soren Birch, 37 tuổi, người vô gia cư sống ở phía Tây London được 3 năm. Ảnh: Sam Riley
Soren Birch, 37 tuổi, người vô gia cư sống ở phía Tây London được 3 năm, vẫn chưa được sắp xếp chỗ ở dù đã liên hệ với giới chức địa phương. Anh lang thang cả ngày trên các con phố, nơi tiềm ẩn rủi ro nhiễm virus. “Tôi cảm thấy chúng tôi đã bị lãng quên và để mặc kệ cho cảnh sát giải quyết".
Soren Birch cho rằng các chính phủ không giữ đúng cam kết khi nói cung cấp chỗ ở cho tất cả mọi người, nhưng thực tế rất xa vời.
“Truyền thông giờ này toàn các tin tức tốt. Mọi người đang cách ly tại nhà với đầy đủ tiện nghi, nghĩ rằng: ‘Ồ thật tuyệt vời, chính phủ đã chi hàng triệu bảng để giúp đỡ những người vô gia cư để họ không phải sống trên đường phố', nhưng thực tế, chúng tôi lại bị bỏ rơi", Soren nói.
Câu chuyện của Tom, Eamon và Soren kể trên chỉ là một trong hàng nghìn người vẫn phải ngủ ngoài đường trong lúc đại dịch bùng phát, bất chấp những cam kết của chính phủ gần ba tuần trước rằng những người vô gia cư trên đường phố sẽ được cung cấp chỗ ở.
Nhiều giới chức địa phương không thể đáp ứng được do thiếu kinh phí từ chính phủ Anh hoặc không thể thực hiện các quy trình cần thiết để đảm bảo chỗ ở đầy đủ cho mọi người.
Andrew Mcleay, quản lý bếp ăn từ thiện miễn phí cho người vô gia cư nói: “Ngày thường những người vô gia cư vẫn có thể tồn tại trên đường phố, nhưng bây giờ họ không thể kiếm được đồ ăn và không xin được tiền. Họ không còn ai hỗ trợ. Đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm virus corona. Điều này thật đáng sợ”.
Người vô gia cư bị bỏ rơi không cách nào khác là ngủ trong các thùng rác.
Giới chức Anh từ chối cho biết con số cụ thể về số người đã được cung cấp chỗ ở trên toàn quốc. Tuy nhiên, tổ chức từ thiện Crisis ước tính vẫn còn khoảng 1.000 người vẫn đang ngủ trên đường phố.
Matt Downie, giám đốc chính sách và đối ngoại Crisis cho biết, nguyên nhân chính là do cách tiếp cận không nhất quán của các giới chức địa phương và thiếu hướng dẫn từ chính phủ nước này.
Matt nói rằng nhiều giới chức địa phương áp dụng cứng nhắc các quy tắc gây khó cho người vô gia cư.
“Chúng tôi cần một thông điệp rõ ràng từ chính phủ rằng, biện pháp y tế công cộng này là một phản ứng về sức khỏe cộng đồng và do đó, các quy tắc vô gia cư bình thường không nên cứng nhắc áp dụng”, ông nói thêm.
Alex Norris thuộc tổ chức từ thiện Glass Door cũng có những lo ngại này khi cho rằng phần lớn các giới chức địa phương đang tạo ra những trở ngại không đáng có với người dân cần hỗ trợ nhà ở.
Họ khó khăn tìm thực phẩm bỏ sót để ăn, sống qua ngày. Ảnh: Biffa
Nhiều nơi, giới chức địa phương còn yêu cầu người vô gia cư phải điền vào mẫu đơn có sẵn trên mạng và gửi cho họ xét duyệt.
“Khi nộp đơn online, bạn cần địa chỉ mail, trong khi những người vô gia cư lấy đâu ra Internet, làm gì có thời gian để ngồi xuống và nhập vào mẫu đơn; một số người cao tuổi có trình độ thấp họ không thể làm được, điều này không hợp lý ngay cả những lúc thông thường chưa kể là những lúc dịch bệnh thế này", Alex lo ngại.
Alex còn gặp phải một số trường hợp có biểu hiện triệu chứng nhiễm virus Corona và giới chức địa phương từ chối hỗ trợ, vì vậy những người có khả năng đã nhiễm bệnh này bị bỏ lại trên đường phố. Alex dự đoán rằng trong những tuần tới có khả năng sẽ có một làn sóng vô gia cư thứ hai.
Dù chính phủ Anh đã cung cấp 3,2 triệu bảng để hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc trợ giúp những người này nhưng Hiệp hội chính quyền địa phương (LGA), đại diện cho các giới chức ở Anh, nói rằng thế là chưa đủ cho một nhiệm vụ lớn như vậy.
David Renard, phát ngôn viên LGA, cho biết: “giới chức đã rất nỗ lực để giúp những người vô gia cư không phải ngủ ngoài đường kể từ khi dịch bùng phát. Nhưng họ cần hỗ trợ thêm từ chính phủ để tìm thêm chỗ ở, thuê thêm nhân viên và hỗ trợ nhu yếu phẩm cho những người này".
Công ty quản lý chất thải Biffa đang kêu gọi ngăn chặn việc người vô gia cư ngủ trong các thùng rác vì có thể bị tử vong do máy móc xử lý chất thải. Ảnh: Biffa
Giới chức Anh bao gồm chính quyền Trung ương và các hội đồng địa phương đã rất cố gắng để hỗ trợ những người vô gia cư để họ không phải ngủ lại ngoài đường trong lúc dịch hoành hành. Nhưng thực tế, những trường hợp như Tom, Eamon và Soren vẫn còn rất nhiều.
Phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết, phần lớn những người ngủ trên đường phố đã được cung cấp chỗ ở an toàn.
“Đây là kết quả của nỗ lực hợp tác giữa chính phủ và với chính quyền địa phương, các nhà cung cấp y tế và các tổ chức từ thiện - được hỗ trợ bằng 1,6 tỷ bảng tài trợ của chính phủ để giúp các giới chức phản ứng với đại dịch, bao gồm hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương nhất”.
Đại dịch Covid-19 đã phơi bày những vết nứt trong xã hội, những gì tầng lớp dễ bị tổn thương nhất trong xã hội phải đối mặt không có gì mới, vẫn chồng chất khó khăn. Đại dịch không phân biệt giàu nghèo, và những người sống cảnh màn trời chiếu đất lại càng chật vật hơn.
Các tổ chức từ thiện tại Anh hy vọng rằng qua cuộc khủng hoảng dù kết quả cuối cùng như thế nào, thì ít nhất sẽ khiến xã hội Anh có nhận thức rõ ràng hơn về tình trạng khốn khó của những người nghèo và vô gia cư, để cùng chung tay hỗ trợ nhóm người yếu thế này.
Mục đích cuối cùng là không có ai bị bỏ lại phía sau ngay cả trong những lúc bình thường, chứ không phải chỉ khi đại dịch xuất hiện.
Vân Trần
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Ngày 5/4 đã chứng kiến làn sóng biểu tình mạnh mẽ chống lại Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.