Chuyển từ chính sách hỗ trợ sang chính sách đầu tư đối với vùng dân tộc thiểu số

Thứ hai, 18/11/2019 10:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải chuyển từ hỗ trợ là chủ yếu sang chính sách đầu tư, trong đó xác định ngân sách nhà nước là quan trọng và giữ vai trò quyết định.

Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Ảnh: Trung tâm Báo chí Quốc hội

Đại biểu Phan Thái Bình (Quảng Nam) phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận về Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Ảnh: Trung tâm Báo chí Quốc hội

Giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn

Theo chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, ngày 18/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Trước đó, sáng 1/11, nội dung này đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường.

Theo Tờ trình của Chính phủ, nước ta có 53 dân tộc thiểu số với hơn 14 triệu người, gần 3 triệu hộ, cư trú thành cộng đồng ở 382 xã biên giới, chủ yếu ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Duyên hải miền Trung.

Đây là vùng trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản, có hệ sinh thái động, thực vật phong phú đa dạng; có trên 14 triệu ha rừng, là đầu nguồn nước cung cấp cho khu vực đồng bằng.

Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc đã được nâng lên rõ rệt, nhưng hiện nay vẫn là nơi khó khăn nhất, chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất, kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước: các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển.

Chính phủ đặt mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển; giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới quốc gia; củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước…

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng gấp đôi so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3%-5%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; sắp xếp ổn định 70% số hộ di cư tự phát, số hộ đang sinh sống trong rừng đặc dụng, khu vực xung yếu nguy hiểm; hỗ trợ giải quyết 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, còn ở nhà tạm so với cuối năm 2020; tỷ lệ che phủ rừng 42%...

Phân cấp nhiều hơn cho địa phương và cộng đồng người dân

Báo cáo thẩm tra Đề án, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội nhất trí với 11 chính sách lớn cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung để thực hiện trong giai đoạn 2021-2030 và đề nghị cơ quan soạn thảo phân tích, đánh giá sâu sắc thêm việc đề xuất tiếp tục điều chỉnh, bổ sung giữ lại 11 chính sách trong giai đoạn 2021-2030 và không tiếp tục thực hiện 4 chính sách đang thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện nay.

Về quan điểm xây dựng Đề án, Hội đồng Dân tộc cơ bản đồng tình với các quan điểm thể hiện trong Đề án, đồng thời quán triệt các quan điểm tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đó là: Xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi để tích hợp chính sách, đảm bảo đồng bộ, thống nhất, thu gọn đầu mối quản lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng; đảm bảo và nâng cao hiệu quả nguồn lực đầu tư; tập trung ưu tiên đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn của vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải chuyển từ chính sách hỗ trợ là chủ yếu sang chính sách đầu tư, trong đó xác định ngân sách nhà nước là quan trọng và giữ vai trò quyết định.

Xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm góp phần tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên của đồng bào các dân tộc. Phân cấp nhiều hơn cho địa phương và người dân, cộng đồng trong tổ chức thực hiện chính sách.

Đảm bảo đồng bộ, thống nhất về chính sách

Thảo luận về nội dung Đề án, một số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện có 118 chính sách của Nhà nước đang có hiệu lực và đã phát huy tác dụng không nhỏ trong thực tế đời sống đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn mặc dù chính sách thì nhiều nhưng chồng chéo, thiếu nguồn vốn, dàn trải cho nên triển khai thực hiện hiệu quả không cao. Ðáng chú ý, có những chính sách chỉ tập trung việc hỗ trợ chứ không chú trọng những giải pháp nhằm giúp bà con chủ động, tự lực vươn lên; có chính sách được triển khai nhưng không phù hợp cuộc sống, phong tục của nhân dân, cho nên không được đón nhận, gây lãng phí…

Do đó, đại biểu Quốc hội bày tỏ nhất trí với 11 chính sách lớn của Ðề án nhưng đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, qua đó lựa chọn những chính sách nào cần thực hiện trước, thực hiện ngay để đáp ứng kịp thời những khó khăn, nhu cầu chính đáng, cấp thiết của đồng bào; những chính sách nào sẽ thực hiện sau và những chính sách nào cần triển khai xuyên suốt, thường xuyên để bảo đảm nguồn lực ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực này.

Các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, chính sách, nguồn lực cần được phân bổ theo điều kiện, đặc thù khác nhau của từng dân tộc, từng địa bàn để tránh cào bằng, nơi rất khó khăn thì được hỗ trợ ít, nơi có điều kiện hơn thì được quan tâm nhiều. Hơn nữa, quan trọng nhất là các chính sách cần hướng về việc "đánh thức" tinh thần cần cù lao động, sản xuất của đồng bào, trong đó chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình, trồng rừng, bảo vệ rừng; thu hút sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp đối với khu vực miền núi, tạo thêm sinh kế, việc làm cho bà con thông qua những dự án sản xuất, kinh doanh.

Một số đại biểu cho rằng, điểm đột phá của đề án này đã xác định tổng vốn tạm tính là 334.421 tỷ đồng. Tuy nhiên, để nguồn vốn khả thi, đúng, sát cần phải rà soát lại, xác định cụ thể danh mục dự án, quy mô đầu tư các dự án có liên quan, đồng thời phân cấp mạnh cho địa phương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện. Đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo xem xét xây dựng, ban hành tiêu chí để phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xác định cụ thể xã, thôn đặc biệt khó khăn làm cơ sở cho việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, cơ sở để quy định cụ thể tiêu chí phân bổ nguồn lực, tránh cào bằng, đảm bảo phù hợp với từng vùng, địa bàn khi triển khai thực hiện.

Một số ý kiến đề nghị Chính phủ rà soát lại các tiêu chí, mục tiêu đã đề ra của đề án cho đảm bảo chính xác, phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, mục tiêu của Đề án đưa ra là đến năm 2025 thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng gấp 2 lần so với năm 2020, đến năm 2030 tăng gấp 2,5 lần năm 2026 là rất khó. Trong khi đó, tỷ lệ che phủ rừng đề án đưa ra đến năm 2025 duy trì ở mức 42% là thấp, vì tính đến năm 2018 tỷ lệ che phủ rừng của cả nước bình quân đã đạt 41,65%, hiện nhiều tỉnh miền núi có tỷ lệ che phủ rừng đã là trên 50%, do vậy cần rà soát lại cho đảm bảo tính khả thi.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Trung tâm Báo chí Quốc hội

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Ảnh: Trung tâm Báo chí Quốc hội

Giải trình với các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, về các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025-2030 của Đề án, Ban soạn thảo trong quá trình xây dựng đã bám sát vào nguyên tắc là các chỉ tiêu đề ra phải có căn cứ khoa học và thực tiễn, bảo đảm tính khả thi.

Qua khảo sát trực tiếp của Ban soạn thảo, hiện nay thu nhập thực tế bình quân của người dân tộc thiểu số khoảng 1,1-1,2 triệu đồng/tháng, tương đương 13-14 triệu đồng/năm. Nếu đến 2025 tăng gấp hai lần sẽ đạt khoảng 26-28 triệu đồng/năm. Trong khi đó, đến năm 2025 nước ta sẽ đạt 5.000 USD bình quân GDP trên đầu người.

“Do vậy, Ban soạn thảo trân trọng đề nghị cho giữ mục tiêu tăng khoảng hai lần để từng hộ, từng thôn, từng xã quyết tâm phấn đấu và hằng năm có kiểm điểm thì như vậy mới có thể thực hiện được”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đề nghị.

Thế Vũ

Tin mới

Israel tấn công vào các trường học ở Gaza, khiến 33 người thiệt mạng

Israel tấn công vào các trường học ở Gaza, khiến 33 người thiệt mạng

(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.

Thế giới 24h
Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

Chiêm ngưỡng các sản phẩm 'Gốm Thiệp' của 42 hoạ sĩ tài hoa

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.

Đời sống văn hóa
VCCI: Ưu tiên hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực

VCCI: Ưu tiên hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, góp ý về dự thảo Luật sửa đổi Luật Đấu thầu.

Kinh tế vĩ mô
SUV điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ giá gần 8,7 tỷ đồng tại Việt Nam

SUV điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ giá gần 8,7 tỷ đồng tại Việt Nam

(CLO) Mẫu xe off-road thuần điện hạng sang Mercedes-Benz G 580 EQ được phân phối tại thị trường Việt Nam với 2 phiên bản tiêu chuẩn và Edition One.

Xe
Tổng thống Vladimir Putin mở khóa tài sản của Goldman Sachs trước cuộc đàm phán với Hoa Kỳ

Tổng thống Vladimir Putin mở khóa tài sản của Goldman Sachs trước cuộc đàm phán với Hoa Kỳ

(CLO) Trước thềm đối thoại với Mỹ, Nga bất ngờ gỡ phong tỏa 87 triệu USD tài sản Goldman Sachs và cử cố vấn cấp cao sang Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao

(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.

Thế giới 24h
Hàng nghìn quân nhân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

Hàng nghìn quân nhân bắt đầu vào Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành

(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.

Đời sống
Nhà kinh tế cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể gây ra suy thoái toàn cầu nghiêm trọng

Nhà kinh tế cảnh báo thuế quan của Hoa Kỳ có thể gây ra suy thoái toàn cầu nghiêm trọng

(CLO) Mỹ tăng thuế mạnh tay, nguy cơ lặp lại Đại khủng hoảng 1930 - lạm phát leo thang, thương mại toàn cầu chao đảo, USD suy yếu.

Kinh tế vĩ mô
Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Văn Hiếu, nguyên Bí thư Thành ủy Cần Thơ

(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.

Chống lãng phí, tham nhũng, tiêu cực
Ra mắt xe máy điện Honda đầu tiên tại Việt Nam, giá bán từ 26,9 triệu đồng

Ra mắt xe máy điện Honda đầu tiên tại Việt Nam, giá bán từ 26,9 triệu đồng

(CLO) Honda Việt Nam chính thức ra mắt mẫu xe máy điện đầu tiên ICON e: với mức giá bán lẻ đề xuất từ 26,9 triệu đồng không bao gồm pin.

Xe
Vì sao Hoa Kỳ không áp thuế đối với Nga, Cuba, Belarus, Bắc Triều Tiên?

Vì sao Hoa Kỳ không áp thuế đối với Nga, Cuba, Belarus, Bắc Triều Tiên?

(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ khiến chứng khoán, đồng đô la và dầu mỏ cùng lao dốc

Thuế quan Mỹ khiến chứng khoán, đồng đô la và dầu mỏ cùng lao dốc

(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.

Thế giới 24h
Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25

Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25

(CLO) Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25; dự đoán tỉ số HAGL vs Bình Dương cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Khó hiểu món ăn bẩn từ tên gọi nhưng vẫn nở rộ

Khó hiểu món ăn bẩn từ tên gọi nhưng vẫn nở rộ

(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.

Rubik 360
Ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long bằng khinh khí cầu

Ngắm toàn cảnh vịnh Hạ Long bằng khinh khí cầu

(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.

Du lịch
Miền Bắc nắng ráo trước khi đón không khí lạnh

Miền Bắc nắng ráo trước khi đón không khí lạnh

(CLO) Dự báo thời tiết ngày 4/4, miền Bắc nắng ráo trước khi chuyển mưa do tác động của đợt không khí lạnh tăng cường yếu, lệch đông.

Công luận 24H
Bình Luận

Tin khác

Tấn công, trấn áp tội phạm công nghệ cao có hiệu quả trong giai đoạn không tổ chức công an cấp huyện

Tấn công, trấn áp tội phạm công nghệ cao có hiệu quả trong giai đoạn không tổ chức công an cấp huyện

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương (không tổ chức công an cấp huyện).

Tin tức
Công nghiệp của Vĩnh Phúc cần chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất công nghệ cao

Công nghiệp của Vĩnh Phúc cần chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất công nghệ cao

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.

Tin tức
Cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025

Cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...

Tin tức
Tìm kiếm hướng đầu tư mới cho doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga

Tìm kiếm hướng đầu tư mới cho doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga

(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị phía Nga với vai trò quan trọng trong Liên minh Kinh tế Á-Âu, thúc đẩy các nước thành viên đồng ý xóa bỏ biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; nâng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam; tìm kiếm hướng đầu tư mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư trên lãnh thổ của nhau.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam

(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.

Tin tức
Tổng thống Cộng hòa Burundi đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Burundi đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.

Tin tức
Hà Nội: Không để 'tranh tối tranh sáng' trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng

Hà Nội: Không để 'tranh tối tranh sáng' trong quản lý đất đai và trật tự xây dựng

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.

Tin tức
Thông cáo đặc biệt về quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

Thông cáo đặc biệt về quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

(CLO) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo:

Tin tức
Giải ngân đầu tư công nhanh nhưng không để phát sinh tiêu cực, lãng phí

Giải ngân đầu tư công nhanh nhưng không để phát sinh tiêu cực, lãng phí

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.

Tin tức
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Armenia

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Armenia

(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.

Tin tức