Chuyện về người góp công lớn trên mặt trận diệt “giặc đói”, diệt “giặc dốt”

Thứ ba, 03/09/2019 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL)Ở Việt Nam, đầu thế kỷ XX, có 4 nhà trí thức được xếp vào hàng “tứ danh kiệt” là Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn. Trong số đó, được biết đến như người góp công lớn trên mặt trận diệt “giặc đói”, “giặc dốt” trong những ngày đầu độc lập cách đây 74 năm là cụ Nguyễn Văn Tố.

Học vấn uyên sâu

Cụ Nguyễn Văn Tố là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Cứu tế xã hội, Trưởng ban Thường trực Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nói đến cụ Nguyễn Văn Tố (bút hiệu là Ứng Hòe)  trước hết là nói đến một trí thức luôn được giới khoa học, cả người Pháp lẫn người Việt kính nể bởi học vấn uyên sâu. Vốn học vấn ấy của cụ được xây dựng dựa trên một nền tảng tri thức của một gia đình nhà thuộc làng Đông Thành, nay là phố Bát Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với thân phụ là cụ Nguyễn Văn Thịnh, một nhà nho yêu nước và cả tư chất thông minh, học giỏi từ tấm bé. Thế nên mới có chuyện, mới lên 4 - 5 tuổi, cậu bé Nguyễn Văn Tố đã được cha cho học chữ nho tại nhà và sớm đạt ở trình độ Tam tự kinh - bậc khởi đầu của Nho học, rồi sau đó, lần lượt đạt qua các bậc “Nhất trường”, “Nhị trường”, và “Tam trường”. Cũng bởi tư chất thông minh hơn người ấy mà chỉ bằng con đường tự học là chính, năm 1906 ở tuổi 17 Nguyễn Văn Tố đã được cử vào làm việc tại môi trường học thuật danh giá bậc nhất lúc bấy giờ- Học viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) của Pháp tại Hà Nội. Từ một phán sự tạm tuyển, Nguyễn Văn Tố đã trở thành “Chủ sự” (dưới quyền Giám đốc) của EFEO cho đến tận ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945).

Hàng đầu từ trái sang phải, cụ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Hàng đầu từ trái sang phải, cụ Nguyễn Văn Tố, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Trong giới trí thức Hà Nội ngày ấy, “Chủ sự” Nguyễn Văn Tố rất được vì nể bởi không chỉ am hiểu Tây học, Pháp ngữ, Nguyễn Văn Tố còn sở hữu vốn kiến thức phong phú về Hán Nôm, về lịch sử, văn hóa Việt Nam và phương Đông. Vốn kiến thức ấy, lại thêm môi trường làm việc tại EFEO đã giúp Nguyễn Văn Tố tạo dựng được rất nhiều công trình nghiên cứu liên ngành và chuyên sâu, bao quát nhiều lĩnh vực. Nguyễn Văn Tố là người Việt Nam duy nhất được phép sửa văn Pháp cho mọi bài viết đăng trên Tập san EFEO (BEFEO), kể cả bài viết của Giám đốc người Pháp George Coedès. Nhờ khối lượng công trình nghiên cứu, bài viết đồ sộ ấy, ngày 16/3/1930, Nguyễn Văn Tố được Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục và Mỹ thuật Pháp bổ nhiệm là Viên chức Hàn lâm của EFEO, năm 1933 - 1936, được Giám đốc EFEO bổ nhiệm trợ lý hạng 3 và được bầu làm Hội trưởng Hội Trí Tri. Năm 1938, Nguyễn Văn Tố được cử là Hội trưởng Hội truyền bá học chữ Quốc ngữ Bắc Kỳ.

Cụ Nguyễn Văn Tố trong bữa tiệc hằng năm của Hội truyền bá chữ Quốc ngữ (Cụ Nguyễn Văn Tố mặc áo dài đen (hàng trên cùng, thứ bảy từ trái sang).

Cụ Nguyễn Văn Tố trong bữa tiệc hằng năm của Hội truyền bá chữ Quốc ngữ (Cụ Nguyễn Văn Tố mặc áo dài đen (hàng trên cùng, thứ bảy từ trái sang).

“Khắc tinh” của “giặc đói”, “giặc dốt”

Là vị lãnh tụ đặc biệt quý trọng trí thức, khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời cụ Nguyễn Văn Tố làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội của Chính phủ lâm thời trong bối cảnh cấp thiết chống đói, chống dốt cho nhân dân.

Những ngày tháng 9/1945- phải ở trong bối cảnh nạn “đói chồng đói” đang lơ lửng, đe dọa cả nước ta, nền kinh tế, tài chính xơ xác, khánh kiệt, tiêu điều mới thấy nhiệm vụ của Bộ Cứu tế xã hội-  nơi lãnh trách nhiệm chống “giặc đói” - mới gian nan đến mức nào. Nhưng cụ Nguyễn Văn Tố đã không phụ lòng tin tưởng của Hồ Chủ tịch. Vị Bộ trưởng đã không ngừng trăn trở tìm cho ra một giải pháp đủ mạnh để chống lại “giặc đói”.

Một trong những giải pháp ấy là việc ngày 2/11/1945, cụ Nguyễn Văn Tố đã quyết định thành lập Hội Cứu đói. Ban đầu, Hội được thành lập ở một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, sau đó nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Phương pháp hoạt động chủ yếu là tìm nguồn thực phẩm, tiền và vải do các nhà hảo tâm giúp đỡ; phát triển sản xuất, khuyến khích công việc đồng áng và trông nom đê điều; giúp đỡ nhân dân trong việc khai khẩn đất hoang hóa để đưa vào sản xuất.

Cụ Nguyễn Văn Tố đang trao đổi với Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) tại Lễ khai mạc Tuần lễ Vàng.

Cụ Nguyễn Văn Tố đang trao đổi với Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy (Bảo Đại) tại Lễ khai mạc Tuần lễ Vàng.

Để mở rộng “phạm vi ảnh hưởng” cho Hội, Hội trưởng Nguyễn Văn Tố đã thân chinh tới nhiều địa phương chỉ đạo thành lập Hội cứu đói, vận động đồng bào đóng góp lương thực ủng hộ người nghèo. Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố còn trực tiếp kêu gọi các địa phương hưởng ứng lời kêu gọi tương thân, tương ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các biện pháp, như “Hũ gạo tiết kiệm”, “Những ngày đồng tâm nhịn ăn” nhằm kêu gọi đồng bào chia sẻ những khó khăn với những hoàn cảnh khó khăn. Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố còn tuyên truyền vận động các nhà tư sản, địa chủ ủng hộ tiền cử, thóc gạo ủng hộ người lao động nghèo. Hưởng ứng những chủ trương của Chính phủ và của Bộ Cứu tế xã hội, một phong trào thi đua cứu đói nổi lên rầm rộ khắp cả nước dưới muôn vàn hình thức khác nhau. Trong khoảng 2 tháng (từ tháng 9 – 11/1945), Bộ Cứu tế xã hội đã quyên góp ở cả 3 miền với số tiền 160.000.000 đồng.

Không chỉ là vận động “lạc quyên”, nắm vững hai giải pháp diệt “giặc đói” của Hồ Chủ Tịch, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố đã tích cực tham gia và có đóng góp lớn vào việc tăng gia sản xuất. Ngày 15/11/1945, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố đã chủ trì phối hợp với Bộ Quốc dân kinh tế ký Hiệp định số 41-BKT, trong đó nêu rõ một loạt biện pháp nhằm khuyến khích tận dụng nguồn đất đai trồng màu cứu đói. Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố còn lãnh đạo Bộ Cứu tế, chủ trương phối hợp với Bộ Canh nông tổ chức thêm những cơ sở tăng gia tập thể, dùng nguồn đất công cộng còn trống như sân bãi, vỉa hè, bờ đê, vận động các cá nhân sử dụng tạm những mảnh vườn trống để tăng gia sản xuất.

Những giải pháp “lạc quyên”, tăng gia sản xuất ấy của Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố nói riêng, Bộ Cứu tế xã hội nói chung đã góp công lớn vào trong chiến thắng chung của trận “đại chiến” chống “giặc đói” hơn 7 thập kỷ trước.

Hình ảnh một buổi họp của Hội truyền bá học quốc ngữ.

Hình ảnh một buổi họp của Hội truyền bá học quốc ngữ.

Không chỉ trên địa hạt “giặc đói”, trong cuộc chiến gian nan không kém là diệt “giặc dốt” những năm đầu đất nước giành độc lập, Bộ Cứu tế xã hội cũng như Bộ trưởng Nguyễn Văn Tố cũng có những đóng góp không nhỏ. Chỉ trong thời gian ngắn, Bộ Cứu tế xã hội và Nha Bình dân học vụ đã tổ chức 3 lớp huấn luyện đào tạo đội ngũ cán bộ bình dân học vụ cho cấp tỉnh, trong đó có một số khóa dành đào tạo cán bộ cốt cán cho các dân tộc ít người. Sau khi tham gia huấn luyện, họ tản về các địa phương trong cả nước tích cực tuyên truyền, vận động và trực tiếp tham gia dạy chữ cho hàng triệu đồng bào. Từ những lớp học chữ ấy, hàng vạn người biết chữ hăng hái xung phong mở lớp giảng dạy. Cùng với việc diệt “giặc dốt”, Bộ Cứu tế đã mở cuộc vận động xây dựng “đời sống mới”, tẩy rửa những thói hư tật xấu, phong trào tập quán lạc hậu… 

Cũng cần nói thêm rằng, trước đó, từ năm 1938-1945, Hội Truyền bá chữ quốc ngữ Bắc Kỳ do cụ Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng, đã tạo ra được “công cuộc phát triển văn hóa quan trọng”, giúp cho hơn 7 vạn người Việt Nam thoát khỏi nạn mù chữ, góp phần làm thất bại “chính sách ngu dân” của thực dân Pháp. Thông qua phong trào dạy - học chữ quốc ngữ, tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ cách mạng của nhân dân đã được bồi đắp và củng cố, nâng cao. 

Thư viết tay của cụ Nguyễn Văn Tố gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thư viết tay của cụ Nguyễn Văn Tố gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau hai cuộc chiến chống “giặc đói”, “giặc dốt”, ngày 2/3/1946, tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa I, các đại biểu đã nhất trí bầu cụ Nguyễn Văn Tố làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Trưởng ban Thường trực Quốc hội Nguyễn Văn Tố đã cùng các thành viên trong Ban Thường trực nhanh chóng bắt tay vào củng cố nhà nước, xây dựng nền dân chủ, thống nhất dân tộc, sẵn sàng kháng chiến toàn quốc. Ngày 3/11/1946, Chính phủ mới do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu được thành lập gồm 12 bộ. Cụ Nguyễn Văn Tố được cử là Bộ trưởng không bộ.

Tháng 10/1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công quy mô vào căn cứ địa Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cụ Nguyễn Văn Tố bị địch bắt và đã là bộ trưởng đầu tiên hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

“Nhớ cụ xưa/Văn chương thuần tuý, học vấn cao sâu/Thái độ hiền từ, tính tình thanh khiết/Mở mang văn hoá, cụ dốc một lòng/Phú quý, công danh cụ nào có thiết/Cụ dù hy sinh, tinh thần cụ ngàn thu sẽ vẻ vang bất diệt… Chính phủ khôn xiết buồn rầu, đồng bào khôn xiết nỗi lòng thương tiếc” - Đó là những trân trọng, tha thiết mà Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tặng cho vị nhân sĩ đã dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân.

Trang Nguyễn

Tin khác

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

(CLO) Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Tin tức
Ninh Bình: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

(CLO) Tỉnh Ninh Bình đề ra mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân tỉnh lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, hướng đến hoàn thiện đầy đủ các tiêu chuẩn: Có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức văn hóa kinh doanh; năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến; có trách nhiệm xã hội...

Tin tức
Ông Nguyễn Thanh Hải được bổ nhiệm làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam

Ông Nguyễn Thanh Hải được bổ nhiệm làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam

(CLO) Ngày 26/4, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam.

Tin tức
Sơn La: Khánh thành Đền thờ liệt sĩ tại Khu lịch sử - văn hóa đèo Pha Đin

Sơn La: Khánh thành Đền thờ liệt sĩ tại Khu lịch sử - văn hóa đèo Pha Đin

(CLO) Ngày 26/4, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La long trọng tổ chức Lễ Khánh thành Đền thờ liệt sĩ tại Khu lịch sử - văn hóa đèo Pha Đin.

Tin tức
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

(CLO) Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tin tức