(NB&CL) Đây là tên tác phẩm do nhóm phóng viên Ban Văn hóa xã hội (VOV2) thực hiện vừa đoạt giải đặc biệt tại Giải Báo chí toàn quốc“Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019.
Một tác phẩm được đầu tư công phu và đặc sắc về nội dung
Tác phẩm này được đầu tư công phu cả về nội dung lẫn hình thức thể hiện, ghi dấu ấn rõ nét về sự dấn thân của nhóm tác giả trong quá trình tác nghiệp.
“Chuyện về những người thầy thắp lửa” được các tác giả Lê Thị Hằng, Kiều Thanh Phương, Trần Bá Duy, Nguyễn Trần Anh Thu, Cao Phương Lan kể về câu chuyện của những nhà giáo cắm bản, bám làng nơi rẻo cao mây mờ vô cùng xúc động. Đó là hình ảnh của thầy cô giáo đã nguyện hy sinh nhiều điều trong cuộc sống để cống hiến cho nghề. Nhắc đến ý tưởng thực hiện chủ đề này, nhà báo Lê Thị Hằng chia sẻ: “Khi được giao làm một chương trình đặc biệt về đề tài này chúng tôi cũng có nhiều băn khoăn, trăn trở. Đã có rất nhiều các tác phẩm báo chí viết về giáo dục và không hề ít những chân dung điển hình, những câu chuyện xúc động, việc lựa chọn đề tài, lựa chọn nhân vật thực sự là một thách thức lớn với chúng tôi”.
Nhưng chính thách thức ấy giúp ê-kíp thực hiện phải dày công tìm kiếm thông tin, nhân vật bởi trong biển thông tin, lựa chọn được những điển hình cần thời gian và thậm chí cả may mắn và chữ duyên nữa. “Các nhân vật phải thực sự hấp dẫn, lôi cuốn cho một tác phẩm báo chí nhưng cũng phải là tấm gương tiêu biểu cho nhà giáo, đảm bảo xứng đáng được vinh danh, tri ân. Để thực hiện điều đó, ê-kíp sản xuất chương trình đã nghiên cứu, nghiền ngẫm, huy động các mối quan hệ, tận dụng hết các kênh thông tin để làm sao có được những nhân vật ấn tượng nhất. May mắn là ê-kíp cũng đã tìm gặp những nhà giáo vô cùng đặc biệt đó để kể lên được những câu chuyện vô cùng xúc động” - phóng viên trẻ Cao Phương Lan - thành viên của ê-kíp sản xuất chương trình cho biết thêm.
Và rồi, những người làm báo đã lặn lội lên những rẻo cao để gặp gỡ, trò chuyện với những người chở đò tận tụy và đặc biệt ấy. Đó là cô giáo Kim Thị Minh, từ tiếng gọi của tình yêu và lòng thôi thúc nghề nghiệp, cô đã lên với các em học sinh Mông, Khơ Mú ở bản Thăm Thẳm - một bản vô cùng khó khăn ở xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương - một huyện nghèo vùng biên giới của tỉnh Nghệ An. Bản chỉ có vài chục hộ sinh sống với hơn chục em học sinh, không có đường, không có điện, đi lại đường rừng, tự cung tự cấp. 12 năm âm thầm gieo chữ chưa một lần cô Minh nản lòng dù thẳm sâu trong trái tim là những đau đáu khôn nguôi. Gửi con cho ông bà để lên với các em học sinh dân tộc thiểu số, cô thương con thiệt thòi đủ điều, thương cả những giấc mơ “gọi mẹ”... nên mỗi lần nhắc đến con là không cầm được nước mắt.
Với kiến thức và ước mơ còn dang dở, câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Tâm, ở xã Yên Quang, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh, nặng có 15kg, nhưng sẵn sàng mở lớp học miễn phí cho các em nghèo... Nhắc đến cô giáo Ngọc Tâm, nhà báo Lê Hằng không khỏi xúc động xen lẫn đó là sự cảm phục cho ý chí và nghị lực phi thường: “Đối với những người mắc căn bệnh này 30 tuổi đã là thượng thọ, khi chúng tôi thực hiện phóng sự cô đã 28 tuổi nhưng với cô Ngọc Tâm hạnh phúc mỗi ngày rất đơn giản đó là mỗi sáng kèm cho các em học sinh với tâm niệm không quan trọng là bạn sống bao lâu mà quan trọng là bạn sống như thế nào!”
Gương mặt không giấu được cảm xúc, phóng viên trẻ Cao Phương Lan xúc động mạnh với hình ảnh cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, tay chi chít vết bầm tím vì kim tiêm do xạ trị vẫn hằng ngày có mặt tại lớp học Hy vọng mở ra ngay tại Viện huyết học và truyền máu Trung ương, lớp học đặc biệt có thể hôm trước còn đông nhưng hôm sau đã vắng bóng vĩnh viễn một trò nào đó... Dù bản thân cũng là bệnh nhân ung thư nhưng cô Hằng vẫn nguyên một tâm nguyện “được dạy trong bất cứ lúc nào cũng vẫn là hạnh phúc và mong muốn được trọn vẹn lái một chuyến đò qua sông”.
“Có thể nói rằng, việc lựa chọn được những nhân vật đặc biệt - những con người đầy ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, vượt lên trên cả những nghịch cảnh để hoàn thành trọng trách với các em học sinh thân yêu đã đem đến những ấn tượng mạnh, chạm vào trái tim, lay động lòng người. Những câu chuyện mà được nghe thấy, được chứng kiến nhiều lúc chúng tôi như trực trào nước mắt nhưng vẫn cố gắng giữ được tâm lý, sự bình tĩnh của người làm báo để hoàn thành tốt chương trình”, nhà báo Lê Hằng xúc động chia sẻ thêm.
Tác phẩm thể hiện sự sáng tạo và dấn thân của người làm báo
Trong số 4 giải A được trao tại Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam”, Ban tổ chức đã chọn ra một tác phẩm xuất sắc nhất để trao Giải đặc biệt. Tác phẩm đó không chỉ xuất sắc về nội dung, mà còn phong phú, sáng tạo về hình thức thể hiện. “Chuyện về những người thầy thắp lửa” được đánh giá rất cao cũng vì điều đó.
Những câu chuyện về các thầy cô giáo được mở đầu bằng những bản nhạc xen lẫn những chia sẻ tâm sự từ học sinh của chính những thầy cô giáo, đó là những thanh âm đầy ấn tượng. Phần 1 của chương trình kể ra câu chuyện về những thầy cô giáo đang hằng ngày cần mẫn thắp lửa cho các em học sinh thân yêu. Chương trình được xen kẽ bởi các phóng sự được nhóm phóng viên quay tại hiện trường cùng với sự trò chuyện, gặp gỡ khách mời tại trường quay. Phần 2 là phần tri ân, đưa đến những món quà bất ngờ cho các thầy cô giáo khi chương trình đã thiết lập các cầu truyền hình đến các địa điểm trong và ngoài nước, nơi những học sinh dưới sự giảng dạy tận tình của các cô thầy đã gặt hái được những thành công nhất định trong cuộc sống…
Có thể thấy rằng, đây là tác phẩm có hình thức thể hiện đa phương tiện, đồng thời tường thuật trực tiếp trên sóng phát thanh VOV, trên trang web VOV2 và livestream trên mạng xã hội, trên Fanpage của chương trình. Chính sự thân thiện, tương thích với các thiết bị nghe nhìn phổ biến hiện nay, sự sáng tạo trong cách thể hiện và sự nhanh nhạy trong môi trường báo chí hiện đại ngày nay, tác phẩm đã là cầu nối đưa chương trình đến gần hơn với khán thính giả.
Bên cạnh nội dung và cách thể hiện chương trình còn ghi nhận sự nhiệt huyết, lòng yêu nghề cùng tinh thần trách nhiệm cao của những phóng viên trong ê-kíp, luôn cháy hết mình với nghề. Họ đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về những tấm gương điển hình tiên tiến trong ngành giáo dục. Nhớ lại quãng thời gian thực hiện chương trình, nhà báo Trần Bá Duy trầm ngâm: “Chặng đường đến với các thầy cô cũng không dễ dàng với những người làm báo. Điểm trường tiểu học Nhôn Mai là một xã vùng sâu, vùng xa ở biên giới Nghệ An, để ghi hình, phỏng vấn, làm các clip phóng sự, nhóm phóng viên phải vượt qua chặng đường hàng trăm km, đi đường mòn, phải đi bộ 4,5 tiếng đồng hồ, cũng trèo đèo lội suối để đến được các điểm trường - nơi cô giáo Kim Thị Minh đã 12 năm kiên trì và bền bỉ đồng hành của con em Mông, Khơ Mú, hay các thầy cô giáo tại điểm trường Huổi Cọ, một trong những điểm trường được đánh giá là khó khăn nhất của tỉnh. Nhóm chúng tôi đã vượt qua những chặng đường đó, tìm đến những nơi không đường, không điện, không chợ như vậy nên thực sự cảm thông đặc biệt với những người gieo chữ nơi đây”. Những khó khăn trên hành trình tác nghiệp đã mang lại nguồn động lực quan trọng thôi thúc những phóng viên trong ê-kíp đến nhiều hơn với những bản, làng xa xôi cách trở, sau mỗi chuyến đi bản thân họ cảm thấy mình trưởng thành hơn, sâu sắc hơn trong từng tác phẩm.
Mỗi một câu chuyện trong tác phẩm của ê-kíp sản xuất chương trình có khác nhau nhưng đều mang tới một hình ảnh, đó là rất nhiều thầy giáo, cô giáo, ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, vượt qua mọi khó khăn, vươn lên trên số phận, vượt lên trên chính mình, tất cả vì học sinh thân yêu. Mà “Với những phóng viên như chúng tôi, đó cũng là những tấm gương sáng. Mong rằng, dù trong hoàn cảnh nào, các cô giáo, thầy giáo cũng luôn giữ trọn tâm huyết, đam mê với nghề, là tấm gương về trí tuệ, đạo đức cho các thế hệ học trò noi theo, xứng đáng với sự tôn vinh mà xã hội dành cho nghề giáo”, phóng viên Cao Phương Lan tâm sự.
Nền giáo dục nước ta đang đổi mới và sẽ có nhiều thay đổi, đời sống giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của phóng viên, nhà báo, của cả xã hội… Chính vì thế, những phóng viên làm mảng giáo dục cũng phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn để làm tốt công tác phản biện và có được những sản phẩm thực sự chất lượng đưa đến công chúng và khán thính giả nghe đài. Đây cũng là trách nhiệm của những nhà báo, phóng viên đi tìm những hình ảnh đẹp, những câu chuyện xúc động để mang lại niềm hy vọng, sự lạc quan tin tưởng của học sinh, phụ huynh học sinh và cả xã hội vào nền giáo dục.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
(CLO) Ngày 20/11 tại trụ sở Thông tấn xã Pathet Lào ở thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu TTXVN do Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu KPL do Tổng Giám đốc Vannasin Simmavong làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP tổ chức vào ngày 20/11.
(CLO) Ngày 20/11 hàng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người thầy, người cô những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Để thể hiện tình cảm này, không ít nhà báo đã sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm báo chí được đầu tư công phu, đồng thời bằng tình cảm trân trọng, người làm báo còn luôn đồng hành chia sẻ khó khăn cùng ngành giáo dục vùng cao.
(CLO) Triển khai Kế hoạch 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 19/11/2024, Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản phát động và đề nghị các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo hưởng ứng việc tuyên truyền và tham gia sáng tác mẫu logo Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.