(CLO) Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi 60 năm qua và mãi mãi đã hóa thân vào quê hương, xứ sở qua tên đường, tên trường và tấm gương “Sống như anh”…
Ký ức một thời chưa xa
Với thế hệ chúng tôi, đó là những năm tháng đầu đời rất đáng nhớ- Những năm sáu mươi của thế kỷ XX.
Miền Nam sục sôi căm hờn tội ác của Mỹ Diệm, Mỹ Khánh. Và, đang đồng khởi vùng lên với ý chí “Đánh cho Mỹ cút,đánh cho Ngụy nhào”, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Những hào khí “Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng/ vùng lên xông pha vượt qua bão bùng/Thề cứu lấy nước nhà,thề hy sinh đến cùng/Cầm gươm,ôm súng xông tới"… Chiến thắng nối tiếp chiến thắng. Những Đồng khởi ở Bến Tre;Ở Bình Giã; Chiến thắng lớn đánh bại Chiến tranh đặc biệt làm nức lòng đồng bào hai miền Nam- Bắc. Thất bại trên chiến trường miền Nam,ngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ dựng lên sự kiện vịnh Bắc Bộ, cho không quân điên cuồng đánh phá miền Bắc hòng ngăn chặn ý chí thống nhất hai miền của chúng ta.
Rồi một sự kiện chấn động mùa thu năm đó. Mỹ lật lọng xử bắn biệt động Sài Gòn Nguyễn Văn Trỗi vào 9h30 phút ngày 15-10-1964. Lúc bấy giờ để có tin tức khó lắm. Tất cả chỉ trông vào thông tin của Đài tiếng nói Việt Nam mà người dân thường đồng bằng Bắc bộ chúng tôi nghe qua chiếc đài bán dẫn… Nhưng qua đó chúng tôi thấy dây lên một nàn sóng phẫn nộ, căm thù giặc chưa từng có trong dân ta, trong loài người tiến bộ trên thế giới. Qua đài, nhiều lúc là tiếng địa phương nên có bản tin nêu anh Nguyễn Văn Trôi,có bài thơ gọi anh Nguyễn Văn Trổi… rồi sau đều là anh Nguyễn Văn Trỗi…
Ký ức của tôi còn nhớ: Anh thợ điện Nguyễn Văn Trỗi sinh ra và lớn lên tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Là con thứ ba trong một gia đình nông dân nghèo. Giặc Pháp đã giết hại mẹ anh khi anh mới ba tuổi, anh sống nhờ bác và anh chị họ. Năm 15,16 tuổi, anh vào Sài Gòn làm việc kiếm họ. Năm 15,16 tuổi, anh vào Sài Gòn làm việc kiếm sống. Anh từng đạp xích lô, sau đó xin học nghề thợ điện và nhanh chóng trở thành một thợ điện giỏi. Anh làm việc tại xưởng Ngọc Anh, với lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, anh được Đảng giác ngộ và được tổ chức vào Đoàn thanh niên, anh trở thành chiến sĩ biệt động 65, thuộc Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn, quân khu Sài Gòn - Gia Định.
Năm 1964, anh được tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An). Anh quen chị Phan Thị Quyên qua một người bạn của chị cùng làm ở hãng Bông Gòn Bạch Tuyết, hai người yêu nhau hơn một năm rồi tổ chức đám cưới ngày 21/04/1964. Ngày 02/05/1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu.
Giữa lúc đang tiến hành nhiệm vụ thì anh không may bị địch bắt vào lúc 22 giờ ngày 09/05/1964. Trong lao tù, mặc dù chịu rất nhiều đòn tra tấn, cực hình dã man cùng với những cám dỗ ngon ngọt của kẻ thù nhưng anh Nguyễn Văn Trỗi vẫn một mực không khai báo, một lòng trung thành với Đảng, với tổ chức và lý tưởng mà anh đã chọn. Để cứu anh, một tổ chức du kích ở Thủ đô Ca ra cát của Venezuela đòi trao đổi anh với Đại tá Không quân Mỹ là Michael Smolen vừa bị tổ chức du kích này bắt cóc, và tuyên bố “Nếu ở Việt Nam xử bắn Nguyễn Văn Trỗi thì ở Venezuela một giờ sau họ sẽ xử bắn Đại tá Smolen”.
Tuy nhiên khi Michael Smolen vừa được tự do, Toà án quân sự của Chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã xử bắn anh Nguyễn Văn Trỗi lúc 9 giờ 45 phút ngày 15/10/1964 tại vườn rau nhà lao Chí Hòa - Sài Gòn. Khi ra pháp trường anh rất bình thản, trước đông đảo các nhà báo trong và ngoài nước, anh đã vạch trần tội ác của đế quốc Mỹ. Khi địch bịt mắt, anh liền giật ra và nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”. Trước khi chết anh còn hô vang “Hãy nhớ lấy lời tôi! Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Việt Nam muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”.
Câu “Hồ Chí Minh muôn năm!’” được anh hô đến ba lần.Tinh thần chiến đấu và hy sinh anh dũng của anh Trỗi tại pháp trường đã trở thành biểu tượng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kỳ chống Mỹ. Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta đã ghi trên tấm ảnh của anh Trỗi: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân, liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối cùng. Chí khí lẫm liệt của Anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.
“Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
Có con người như chân lý sinh ra…”
Tố Hữu
Tấm gương hy sinh anh dũng của anh Trỗi còn được nhân dân thế giới biết đến và trở thành hiệu ứng rộng lớn mà 60 năm rồi tôi còn nhớ hào khí những năm tháng đó…
Câu chuyện của nhà Văn Trần Đình Vân về cuốn “Sống như anh”
Trong tác nghiệp báo chí, tôi cũng đã vài lần (2 lần đến chơi nhà ông ở số 8 phố Lý Thường Kiệt và một lần dự tọa đàm tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam) gặp nhà báo Thái Duy - Trần Đình Vân, tác giả “Sống như anh” một thời vang tiếng - một câu chuyện cảm động về chủ nghĩa Anh hùng cách mạng, nhưng ít khi tôi được trò chuyện với nhà báo gạo cội này...
… Ngày 5/7/2019, chị Phan Thị Quyên, vợ Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi mất, lại tròn 55 năm anh Trỗi hy sinh, tôi đến thăm nhà báo Thái Duy - Trần Đình Vân (tên thật Trần Duy Tấn), người đã giúp cho chúng ta hiểu thêm về gương hy sinh, phẩm chất cao đẹp của tuổi trẻ qua văn học, báo chí. Tác phẩm "Sống như anh" là cẩm nang gối đầu giường. Cũng như "Đất nước đứng lên", "Hòn Đất", "Một chuyện chép ở bệnh viện", "Gia đình má Bẩy", "Người mẹ cầm súng"... "Sống như anh" như lời non sông thúc giục lớp lớp người ra trận, đánh đuổi quân thù, giải phóng quê hương.
Ông tâm sự: Năm 1964, ông là phóng viên của Báo Giải Phóng, Cơ quan của Ủy ban Mặt trận Giải phóng miền Nam, Tòa soạn đóng ở Tây Ninh. Sau khi anh Trỗi hy sinh, báo chí chế độ Sài Gòn đưa tin dồn dập về sự kiện này. Lúc đó, Trần Đình Vân đang công tác ở Long An, chỉ cách Sài Gòn 30 cây số. Qua đó, chúng tôi biết sâu hơn về trận đánh không thành tại cầu Công Lý. Là nhà báo chiến trường, khi nghe câu chuyện, ông và các đồng nghiệp đều nghĩ sẽ phải làm việc gì đó để tôn vinh sự quả cảm của anh Trỗi. Tiếp đó, Trần Đình Vân được biết chị Phan Thị Quyên, vợ Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã được các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đưa về căn cứ của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam và dự Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua miền Nam, tiếp cận, ban đầu tôi viết bài báo có tiêu đề: "Những lần gặp gỡ cuối cùng của chị Quyên và anh Trỗi", đăng trên Báo Giải Phóng. Nhưng sau đó, nhà báo Thái Duy nhận được chỉ thị cần phải có quyển sách về anh Trỗi, nên ông quyết định đi Củ Chi gặp các đồng chí cùng hoạt động, cùng ở tù với anh Trỗi để có thêm tư liệu...Viết xong cuốn sách có tên "Những lần gặp gỡ cuối cùng",cơ quan nhờ một phóng viên Liên Xô chuyển ra Hà Nội qua đường hành không Cam Pu Chia...
Nhà báo Thái Duy nhớ lại: Sau này tôi mới biết các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất quan tâm đến cuốn sách. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đặt lại tên cho cuốn sách là "Sống như anh". Bác Hồ viết lời tựa cuốn sách. Chỉ khoảng 1 tháng sau khi gửi, anh em chúng tôi ở chiến trường đã được nghe đọc "Sống như anh" qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam... Năm 1966, nhà báo Thái Duy được điều động ra Bắc công tác. Với chị Quyên, nhà báo còn gặp vài lần. Một ngày sau giải phóng, ngày 1/5/1975, nhà báo, nhà văn Thái Duy đã tìm đến và viếng mộ anh Trỗi tại quê ngoại của anh...
Theo quy luật, ngót trăm tuổi, nhà văn Thái Duy-Trần Đình Vân cũng đã trở thành người thiên cổ. Nhưng ông chính là người nêu cao tấm gương đạo đức và phong cách tận hiến của người làm báo, người làm văn nghệ cách mạng. Còn anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi 60 năm qua và mãi mãi đã hóa thân vào quê hương, xứ sở qua tên đường, tên trường và tấm gương “Sống như anh”…
(CLO) Ngày 21/12, Công an TX Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, đơn vị đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với Nguyễn Hoàng Khang (SN 1985, trú tỉnh Tiền Giang) để điều tra về hành vi "Chống người thi hành công vụ".
(CLO) Đối tượng V.B.P bỏ ra nhà sau, bà N đi theo nên bị đối tượng vật ngã xuống nền gạch, đồng thời rút dao trong túi quần đâm bà N, tử vong. Khi thấy bà N đã chết, P. kéo xác vào phòng ngủ rồi bỏ đi chơi game tiếp.
(CLO) Sáng 21/12, quân đội Israel thông báo họ không thể đánh chặn thành công một tên lửa được phóng từ Yemen, khiến quả đạn rơi xuống khu vực Jaffa, phía nam Tel Aviv.
(CLO) Hàng chục trường đại học ở Mỹ đã khuyến cáo sinh viên quốc tế quay lại trường trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào ngày 20/1/2025, do lo ngại ông Trump có thể áp dụng lại các biện pháp hạn chế đi lại như trong nhiệm kỳ đầu của ông, gây ảnh hưởng đến những sinh viên phụ thuộc vào thị thực học thuật.
(CLO) Vụ tai nạn giữa ô tô đầu kéo container và xe máy chạy cùng chiều khiến người phụ nữ tử vong. Người đàn ông đi cùng bị thương nặng, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
(CLO) Ngày 21/12, Tỉnh đoàn Gia Lai phối hợp cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và các tổ chức, doanh nghiệp triển khai Chương trình “Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương” năm 2024 tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai).
(CLO) Sau giai đoạn đình trệ do vướng mắc với nhà thầu thi công gói thầu XL6, chủ đầu tư của Dự án Trung tâm triển lãm quy hoạch TP HCM đã tiến hành đấu thầu tìm kiếm nhà thầu mới để thi công trở lại.
(CLO) Mới đây, Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển xây dựng Hoàng Quân đã thay mặt chủ đầu tư đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án Xây dựng cầu Kênh Xáng Dọc, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh.
(CLO) Đối đầu Myanmar tại lượt trận cuối bảng B ASEAN Cup 2024, Xuân Son đang có tất cả lợi thế trong tay để tỏa sáng ngay lần đầu ra sân cho tuyển Việt Nam.
(CLO) Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm “Nét vẽ tình thân” trưng bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật “Rừng Xòe” đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.
(CLO) Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết qua 2 năm khảo sát, giá mua bán thực tế cao hơn bảng giá đất bình quân 250%, nên cần điều chỉnh để sát thị trường.
(CLO) Có đến 61,8% người tiêu dùng mua ô tô gầm thấp cỡ A lựa chọn mẫu xe Hyundai Grand i10 từ đầu năm đến nay, chỉ có 8,9% chọn Kia Morning và 29,3% cho Toyota Wigo.
(CLO) Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm “Nét vẽ tình thân” trưng bày tranh và tượng của các phạm nhân ở Trại giam Thanh Cẩm (Cẩm Thành, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Đây là kết quả mà nhóm nghệ thuật “Rừng Xòe” đến giao lưu, hướng dẫn các phạm nhân sáng tác trong 2 ngày 14-15/12.
(CLO) Sáng 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã chính thức mở cửa tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội thu hút hàng nghìn người dân Thủ đô đến tham quan.
(CLO) Với chủ đề "Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ" đêm khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu 2024 thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân và du khách.
(CLO) Chương trình nghệ thuật chính luận “Con đường lịch sử” là một trong những điểm nhấn trong loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
(CLO) Biểu trưng thành phố Nha Trang gồm 4 màu chủ đạo, được thiết kế với bố cục và đường nét cân đối, hài hòa, nội dung cách điệu hình ảnh thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, hiện đại với biển xanh, cát trắng, nắng vàng.
(CLO) Sáng 20/12, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi (20/12/2924-20/12/2024), với sự tham dự của nhiều nhà văn, các nghệ sĩ tri thức tại Thủ đô Hà Nội.
(CLO) Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025 được tổ chức quy mô cấp tỉnh, trong 5 ngày, từ ngày 10 - 14/2 (13 - 17 tháng Giêng, năm Ất Tỵ) tại di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần, xã Tiến Đức (Hưng Hà).