Có gì độc đáo ở Festival Nghề truyền thống Huế 2019

Thứ hai, 01/04/2019 07:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Festival nghề truyền thống Huế đã là một thương hiệu, nhưng Thành phố muốn thương hiệu này phải được nâng tầm, để Festival phải thực sự trở thành một sự kiện chính trị - văn hóa - kinh tế - du lịch ngày càng khẳng định tiếng vang và đem đến sự phát triển bền vững, lâu dài cho thành phố Festival Huế...

Sản phẩm dệt thổ cẩm trình diễn tại festival Huế..

Sản phẩm dệt thổ cẩm trình diễn tại festival Huế..

Kể từ Festival nghề truyền thống Huế lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2005 cho đến nay, qua 7 lần tổ chức, Festival nghề truyền thống Huế vẫn giữ được giá trị cốt lõi của một Festival truyền thống, đó là giới thiệu những gì là tinh hoa nhất của nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Qua đó góp phần tôn vinh tài năng của những người thợ thủ công truyền thống, và đây không chỉ riêng với Huế mà còn cả với mọi miền của tổ quốc.

Mặc dù đơn vị tổ chức chỉ là UBND TP. Huế nhưng tầm vóc của Festival nghề Huế thì vượt ra khỏi biên giới của địa phương, từng bước khẳng định vị thế của một lễ hội hàng đầu và mang tính đặc trưng trong cả nước. Sở dĩ như thế vì Festival nghề truyền thống Huế ngày càng hướng đến tính chuyên nghiệp trong cách thức tổ chức, đảm bảo tính mới mẻ, hấp dẫn từ sự mở rộng, đa dạng hóa không gian giới thiệu làng nghề, sự sáng tạo, đổi mới của người thợ thủ công thông qua các sản phẩm thủ công truyền thống mang hơi thở hiện đại.

Các nghệ nhân khắp mọi miền đất nước về tranh tài tại Festival Huế.

Các nghệ nhân khắp mọi miền đất nước về tranh tài tại Festival Huế.

Ngoài ra, Lễ hội cũng dần hướng đến tính xã hội hóa, ở đó không chỉ có sự tài trợ về vật chất mà còn từ sự hưởng ứng của các nghệ nhân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Nhiều nghệ nhân xem Festival nghề truyền thống Huế như là cơ hội để họ phô diễn tài năng, giới thiệu những sản phẩm tinh hoa nhất của họ trong quá trình sáng tạo nghề nghiệp của bản thân đến với công chúng cũng như với đồng nghiệp.

Festival nghề truyền thống Huế cũng đã làm sống lại những làng nghề tưởng như đã đi vào quên lãng như làng gốm Phước Tích (Phong Điền), Pháp lam, Chế tác nhà rường; nghề áo dài truyền thống hay là sự hoàn thiện ý tưởng để hình thành nên một nghề mới rất độc đáo như giấy Trúc Chỉ, Hàng mỹ nghệ từ lá Sen. Nhiều điểm đến du lịch được Nhà nước và tư nhân đầu tư xây dựng cũng thành hình như: Trung tâm Làng nghề đúc đồng Phường Đúc; Tịnh Tâm Kim Cổ của doanh nghiệp tư nhân Thuận Thành Duy Mong…

Rất đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham dự Festival Huế.

Rất đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham dự Festival Huế.

Sau 7 kỳ tổ chức, UBND thành phố Huế, đơn vị tổ chức Festival nghề truyền thống Huế còn kỳ vọng nhiều hơn thế, Huế làm Festival không phải chỉ cho riêng Huế mà cho cả nước... cũng như Festival Huế tổ chức vào năm chẵn, Festival nghề truyền thống Huế cũng từng bước hướng đến tính quốc tế với sự tham gia của các nghề thủ công nổi tiếng đến từ các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...thông qua mối quan hệ hợp tác hữu nghị mà Huế với uy tín của mình đã thiết lập.

Trong hội nghị lấy ý kiến về việc tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hóa Huế rất đồng tình về việc kéo dài thời gian tổ chức Festival nghề truyền thống 2019 dài hơn 2 ngày so với Festival nghề truyền thống Huế 2017 (diễn ra trong 7 ngày từ ngày 26/4 đến 2/5/2019), bởi cho rằng, cần thời gian đủ dài để du khách trải nghiệm, các nghệ nhân giới thiệu tay nghề và những sản phẩm tâm huyết; không chỉ vậy, đây cũng là cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc các làng nghề giới thiệu và bán được nhiều sản phẩm hơn cho du khách.       

Ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch UBND thành phố Huế cho biết: “Chọn sản phẩm làng nghề phục vụ Festival mang tính chất đặc trưng, không chỉ mang sản phẩm đến Festival để phô diễn mà phải làm sao để nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ, tham dự lễ hội là phải bán được sản phẩm tại lễ hội. Festival Huế là một sự kiện - văn hóa - kinh tế - chính trị, vì vậy song hành với tổ chức sự kiện, giới thiệu văn hóa, đảm bảo ốn định chính trị thì cũng rất cần phải chú trọng đến mặt kinh tế, nếu chỉ coi đó là sự kiện văn hóa thì chưa đạt hiệu quả toàn diện”.

Ông Thành nói thêm: “Thời gian tới thành phố sẽ xây dựng hệ thống camera chiếu sáng hai bên bờ sông Hương, tiến tới xây dựng đô thị thông minh, đô thị an toàn. Đặc biệt, vừa qua thành phố đã đầu tư cơ sở hạ tầng để kiểm soát được tình hình an ninh trật tự, giảm tối đa các tệ nạn xã hội. Ví dụ như: thành phố đã bỏ vỉa lề đường, lắp hệ thống chiếu sáng khu trung tâm, đầu tư đường đi bộ kết nối, thành phố mời gọi Chính phủ Hàn Quốc đầu tư tài trợ cầu gỗ lim đi bộ trên sông Hương. Đó là những cơ sở để tạo ra những sản phẩm du lịch, tuyến đường đi bộ trên sông là không gian để tổ chức các chương trình lễ hội, đồng thời tạo sân chơi cho các doanh nghiệp muốn đầu tư ở Huế”.

Cái Văn Long

Tin khác

Du khách khám phá không gian trưng bày thổ cẩm Xí Thoại

Du khách khám phá không gian trưng bày thổ cẩm Xí Thoại

(CLO) Chiều 20/4, tại Hà Nội, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Đời sống văn hóa
Tác giả bộ truyện 'Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh' giao lưu với độc giả Việt Nam

Tác giả bộ truyện 'Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh' giao lưu với độc giả Việt Nam

(CLO) Ngoài yếu tố giải trí, bộ truyện "Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh" có thể xem là sổ tay hướng dẫn cho các bé gái và thiếu nữ cách ứng xử văn minh và cởi mở trước các vấn đề trong cuộc sống.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề 'Thế giới tôi đọc'

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề "Thế giới tôi đọc"

(CLO) Ngày 20/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" do Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức.

Đời sống văn hóa
57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

(CLO) Ngày 20/4, UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ công nhận cây di sản Việt Nam đối với quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu).

Đời sống văn hóa