Cơ hội bứt phá cho ngành da giày

Thứ bảy, 19/01/2019 06:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam sẽ được hưởng lợi, trong đó đáng chú ý nhất là ngành da giày.

Sản phẩm xuất khẩu tới trên 100 nước

Hiện nay Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu giày dép và túi xách lớn thứ 3 thế giới (Ảnh minh họa)

Hiện nay Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu giày dép và túi xách lớn thứ 3 thế giới (Ảnh minh họa)

Khi CPTPP có hiệu lực, riêng giày da lần đầu tiên được Nhật Bản cam kết trong Hiệp định này sẽ được giảm dần đều và xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Thuế nhập khẩu giày dép vào Mexico và Peru cũng được giảm dần đều và xóa bỏ vào năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso), khi CPTPP có hiệu lực, ngành da giày đang có những động lực để bứt phá. Theo thống kê, hiện tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giày ước đạt 17,68 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017, ước cả năm 2018 xuất khẩu đạt 19,5 tỷ USD. Với kết quả đạt được, hiện nay Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu giày dép và túi xách lớn thứ 3 thế giới.

Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 100 nước; trong đó có 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. 5 thị trường có kim ngạch lớn nhất (chiếm trên 82,3% tổng kim ngạch xuất khẩu) gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Một số thị trường có kim ngạch tăng cao như Mỹ tăng trên 10%; Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản tăng trên 20%, chủ yếu nhờ các hiệp định thương mại FTA giữa Việt Nam với các nước này. Đây cũng là những thị trường lớn của Việt Nam trong xuất khẩu các sản phẩm túi, cặp khi chiếm tới 85,9% tổng kim ngạch xuất khẩu va-li - túi.

Theo Bộ Công thương, việc ký kết một số hiệp định thương mại (EVFTA, CPTPP) sẽ mở ra cơ hội phát triển cho ngành da – giày Việt Nam, đặc biệt là thu hút đầu tư, cũng như thúc đẩy xuất khẩu đối với thị trường EU và các nước tham gia CPTPP. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên đơn hàng gia công giày dép, túi xách tiếp tục có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam để chờ cơ hội từ một số hiệp định trên.

Ông Nguyễn Hữu Anh, Phó Giám đốc Công ty giày Phong Châu (Hà Nội) cho biết, thời gian qua có nhiều DN Mỹ, châu Âu, thậm chí cả DN Đài Loan (Trung Quốc) đang sản xuất tại Trung Quốc cũng đã tiến hành thăm dò để chuyển dịch sang Việt Nam. Sự xáo động này sẽ thuận lợi cho DN Việt Nam có thể "chớp" cơ hội để xúc tiến thương mại mạnh hơn, tạo đà tăng trưởng cho ngành da giày trong giai đoạn tới.

Đứng trước cơ hội lớn

Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 100 nước (Ảnh minh họa)

Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã xuất khẩu tới trên 100 nước (Ảnh minh họa)

Đánh giá về cơ hội cho ngành da giày trong thời gian tới, ông Bùi Thế Hùng - Tổng giám đốc Cty TNHH Khải Hoàn (Tp. Hồ Chí Minh) cũng cho rằng: Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chắc chắn sẽ tạo cơ hội lớn cho DN Việt Nam. Những đơn hàng thay vì đặt ở Trung Quốc sẽ “chảy” về Việt Nam. Thực tế cách đây không lâu, xung quanh hiệp định CTPP, mọi người đã chứng kiến rất nhiều đơn hàng từ Trung Quốc đã đổ về Việt Nam. Vấn đề đặt ra là các DN da giày Việt Nam sẽ phải làm gì để tận dụng cơ hội này cho sản phẩm “Made in Viet Nam” xuất khẩu vào Mỹ ?

Hiện nay để ngành da giày có cơ hội bứt phá và tận dụng thế mạnh, đã có những DN sử dụng robot để thực hiện khâu quét keo, may chi tiết đồng bộ. Theo Lefaso, hiện cũng có nhiều DN lớn tại Việt Nam đã đầu tư máy móc để tự động hóa 100% khâu xì cắt và đang từng bước chuyển sang tự động hóa.

Chẳng hạn như Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Việt Á Châu ở Tp. Hồ Chí Minh là một điển hình trong việc đầu tư công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển. DN này đã đầu tư máy scan và in 3D để phục vụ làm khuôn. Hình thức đầu tư này đã giúp DN rút ngắn thời gian xuống 10 ngày cho riêng khâu làm khuôn, đồng thời giảm đáng kể thời gian giao hàng. 

Hay như Thái Bình Shoes đã trang bị phần lớn máy móc công nghệ mới phục vụ cho phát triển mẫu và sản xuất như máy may lập trình, máy thêu vi tính, máy cắt laser… nhằm tự động hóa các công đoạn sản xuất. Việc đầu tư công nghệ giúp doanh nghiệp giảm được giá thành, tăng năng suất lao động và hạn chế rủi ro trong một vài công đoạn sản xuất cho nhân công.

Ngành da giày đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 21,5 tỷ USD trong năm 2019, chỉ số sản xuất tăng trên 10% so với năm 2018. Để đạt được kết quả này, ngành da giày phải thực sự nhìn ra những điểm yếu của mình và hơn hết phải thấy được tầm quan trọng của công nghệ 4.0. Xu hướng thế giới đang thay đổi và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã có sự thay đổi thần tốc về nâng cao năng suất lao động và khoa học công nghệ, cạnh tranh về nhân công giá rẻ không còn là lợi thế mà dần chuyển sang nền kinh tế tri thức.

Nguyễn Mạnh

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp