Cơ hội lớn cho cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Chủ nhật, 12/11/2017 12:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC vừa được thông qua đã đánh dấu vai trò ngày càng tăng của TMĐT trong nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. TMĐT xuyên biên giới sẽ là công cụ hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong APEC tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, không cần sự hiện diện vật lý hay thương mại ở thị trường vẫn có thể bán sản phẩm ra toàn thế giới.

Năm 2016- TMĐT tại Việt Nam đạt mức 5 tỉ đô la Mỹ

TMĐT xuyên biên giới hiện được coi là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của thương mại thế giới. Theo Bộ Công Thương, từ xuất phát điểm gần như bằng 0 vào hai thập kỷ trước, đến cuối năm 2016, TMĐT xuyên biên giới (bao gồm giao dịch doanh nghiệp – doanh nghiệp B2B và bán lẻ B2C) ước tính đạt 1.920 tỉ đô la Mỹ trên toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới; theo sau là Tây Âu và Bắc Mỹ.

Tính riêng về TMĐT B2C (doanh số bán lẻ từ các công ty cho người tiêu dùng), doanh thu TMĐT B2C xuyên biên giới của khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2016 đạt 144 tỉ đô la, chiếm khoảng 35,9% doanh thu TMĐT xuyên biên giới B2C toàn cầu. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 467 tỉ đô la, chiếm 47,9% vào năm 2020.

Báo Công luận
Năm 2016- TMĐT tại Việt Nam đạt mức 5 tỉ đô la Mỹ 
TMĐT xuyên biên giới là công cụ hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong APEC tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, không cần sự hiện diện vật lý hay thương mại ở thị trường vẫn có thể bán sản phẩm ra toàn thế giới.

Tại Việt Nam, Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy thị trường TMĐT Việt Nam luôn tăng trưởng ở tốc độ cao (25-35%/năm), mức độ phổ cập TMĐT trong cộng đồng và doanh nghiệp đã ngang tầm, thậm chí vượt một số nước trong khu vực.

Theo kết quả khảo sát về tình hình phát triển TMĐT do Bộ Công Thương thực hiện, doanh số TMĐT bán lẻ Việt Nam năm 2016 đạt khoảng 5 tỉ đô la Mỹ và dự đoán sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm, đạt 10 tỉ đô la vào năm 2020, chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Năm trụ cột của khung thuận lợi hóa TMĐT

- Hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý TMĐT của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận lợi cho TMĐT xuyên biên giới trong khu vực;

- Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường TMĐT xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới;

- Thúc đẩy hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình đang triển khai của APEC;

- Thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ trong khu vực;

- Giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong TMĐT xuyên biên giới

Thị trường TMĐT được dự đoán tiếp tục phát triển mạnh trong giai đoạn 2016-2020 dựa trên nền tảng pháp lý, hạ tầng kỹ thuật và mức độ hiểu biết của người tiêu dùng ngày một hoàn thiện. Với lợi thế dân số trẻ, ước tính 30% dân số Việt Nam sẽ tham gia mua sắm trực tuyến vào năm 2020; giá trị mua hàng đạt mức trung bình 350 đô la/ người/năm . Bên cạnh đó, TMĐT xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu. Giao dịch TMĐT B2B dự đoán tác động tới 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.

TMĐT Việt Nam thời gian tới sẽ không nằm ngoài những xu hướng chung của thế giới, hướng đến các mô hình kinh tế chia sẻ, phương thức bán hàng đa kênh, TMĐT trên di động và thanh toán di động phổ biến…

Đây là cơ hội rất lớn cho cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam.

Cơ hội lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam

Khung thuận lợi hóa Thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC tập trung vào 5 trụ cột làm việc bao gồm hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận lợi cho TMĐT xuyên biên giới trong khu vực, thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ trong khu vực, giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong thương mại điện tử xuyên biên giới.

Đồng thời, tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới, thúc đẩy hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình đang triển khai của APEC.

Việc ra đời Khung thuận lợi hóa TMĐT xuyên biên giới như một thành quả của năm APEC 2017, cũng như sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp TMĐT hàng đầu thế giới (Alibaba, Facebook...) tại Việt Nam trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao APEC đã cho thấy tầm quan trọng của TMĐT cả từ góc nhìn chính sách cũng như kinh doanh thời kỳ này.

Vấn còn đó nỗi lo khó thu thuế trong TMĐT

Về lo ngại khó thu thuế trong hoạt động TMĐT, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, cho biết quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử không chỉ là bài toán khó đối với ngành thuế Việt Nam mà là thách thức đối với hoạt động giao dịch điện tử xuyên biên giới nói chung. Do đó, việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử đã được đưa vào chương trình nghị sự nhiều phiên họp của bộ trưởng tài chính các nước. Là chủ nhà của APEC 2017, Việt Nam cũng đã đưa nội dung này vào chương trình nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC để tìm giải pháp chung.

Mới đây, Bộ Tài chính cũng  vừa công bố dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi), trong đó có nêu nội dung đề nghị nhà cung cấp nước ngoài (như Google, Facebook,…) khai báo, nộp thuế nhà thầu đối với các dịch vụ mà tổ chức nước ngoài có cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam.

Báo Công luận
 
Từ thực tế khó khăn trong công tác thu thuế đối với TMĐT, Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu yêu cầu các dịch vụ xuyên biên giới khi thanh toán phải thanh toán qua cổng thanh toán nội địa (thông qua Công ty CP Thanh toán quốc gia - Trung tâm Napas của Ngân hàng Nhà nước) để cơ quan thuế có cơ sở kiểm soát doanh thu của các dịch vụ này, từ đó đề nghị tổ chức nước ngoài khấu trừ nộp thuế. Các công ty vận hành mạng nước ngoài tại Việt Nam cần thiết lập đầu mối như mở văn phòng đại diện chính thức để phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan quản lý. Đồng thời, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tài chính đề nghị nhà cung cấp nước ngoài khai báo, nộp thuế nhà thầu đối với các dịch vụ mà tổ chức nước ngoài có cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam. Loại hình này đã được các nước châu Âu, Ấn Độ, Hàn Quốc thực hiện.

Hy vọng với sự ra đời của Khung thuận lợi hóa TMĐT xuyên quốc gia, hoạt động TMĐT ở nước ta sẽ có sự phát triển thần tốc trong thời gian tới. Đồng thời những chính sách thủ tục pháp lý trong lĩnh vực thuế TMĐT sẽ có những giải pháp hợp lý hơn nhằm vừa phát triển được TMĐT vừa tránh phát sinh phiền hà cho doanh nghiệp.

 Thanh Tuyết

Tin khác

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

Những lý do để cài đặt gấp MobiFone Smart Travel ngay trong tháng 4

(CLO) Trong thời đại 4.0, những chuyển đi của người trẻ không chỉ dừng ở điểm bắt đầu và điểm, đó còn là cuộc hành trình của những cuộc vui cùng công nghệ. Tháng 4, tháng khởi đầu thời gian sôi động nhất trong năm bằng những kỳ nghỉ lễ, còn ngần ngại gì để bạn trẻ bỏ qua ứng dụng khám phá du lịch cực chất, cực chill MobiFone Smart Travel.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp