Ngành dệt may và Hiệp định thương mại tự do (EVFTA):

Cơ hội lớn, thách thức nhiều

Thứ tư, 03/07/2019 09:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Là một trong những ngành hàng được coi là có thế mạnh của Việt Nam, khi EVFTA được ký kết, theo đánh giá, dệt may đang đứng trước những cơ hội nhưng đi kèm với đó là không ít thách thức.

Cơ hội rất lớn…

Ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc điều hành Vinatex, khi nói đến những cơ hội mà EVFTA mang lại đã cho rằng, toàn ngành dệt may hiện có khoảng 7.000 doanh nghiệp (DN) và không phải DN nào cũng đủ sức cạnh tranh. Thay vào đó, sẽ có một cuộc thanh lọc và thất bại đối với một số DN là khó tránh khỏi. Lợi ích khi có FTA là lợi ích tiềm năng, tận dụng được tiềm năng là do khả năng của DN.

Sau 9 năm đàm phán, ngày 30/6, EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) được ký kết tại Hà Nội. Phát biểu tại Lễ ký, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Hiệp định đã mở ra chân trời mới, hợp tác rộng lớn toàn diện và phát triển mạnh mẽ hơn giữa Việt Nam - EU, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp hai bên.

Hiện tại, thương mại song phương giữa hai Việt Nam và EU đã tăng hơn 20 lần trong hơn hai thập kỷ vừa qua với giá trị thương mại mỗi năm đạt gần 50 tỷ Euro, đưa châu Âu thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Và ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế và hơn 99% dòng thuế được gỡ bỏ sau 7 năm, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 28 nước thành viên EU. 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Như vậy, gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết.

EVFTA sẽ mang lại cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam.

EVFTA sẽ mang lại cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam.

Đánh giá về cơ hội mà EVFTA mang lại với đối mỗi ngành hàng, phần lớn ý kiến đều cho rằng dệt may và da giày là 2 ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Riêng với dệt may, Hiệp định có thể giúp xuất khẩu tăng thêm 5,8 tỷ USD sau 10 năm nữa. Ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) thừa nhận, EVFTA mang lại tiềm năng xuất khẩu sản phẩm may mặc với giá trị trên 100 tỷ USD mỗi năm. Hiện thuế suất xuất khẩu hàng dệt may sang EU bình quân là 9,6%, nhưng khi EVFTA có hiệu lực thì thuế suất sẽ giảm dần về 0% trong vòng 7 năm. Vì thế ngành này kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sẽ cán mốc 40 tỷ USD khi có EVFTA.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Thân Đức Việt - Phó Tổng Giám đốc May 10 cho biết, doanh nghiệp đã lên kế hoạch liên kết các chuỗi cung ứng trong nước để sản xuất từ sợi trở đi, để tận dụng các lợi thế trong hiệp định, nhất là chứng minh quy tắc xuất xứ. Cơ cấu xuất khẩu của doanh nghiệp này hiện 35% vào châu Âu, 45% vào Mỹ và chỉ 10% xuất sang Nhật. Lãnh đạo May 10 kỳ vọng, thị phần vào châu Âu sẽ tăng khi EVFTA thực thi, lượng đặt hàng từ các đối tác tăng.

Nắm bắt cơ hội không dễ dàng

Mặt dù được đánh giá là “cơ hội vàng” nhưng để nắm bắt những cơ hội từ EVFTA các chuyên gia kinh tế đều khẳng định là không hề dễ dàng. Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) cho biết, hàng hóa xuất nhập khẩu muốn được hưởng ưu đãi thuế, phi thuế hay hạn ngạch như cam kết thì cần đáp ứng yêu cầu về quy tắc nguồn gốc xuất xứ với nguyên tắc hàm lượng giá trị nội khối không dưới 40%. Một trong những điểm đáng chú ý của EVFTA, theo bà Trang, là cam kết sở hữu trí tuệ, gồm các cam kết về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bằng sáng chế, thông tin bí mật.

Một trong các thách thức lớn của ngành dệt may trong thời kì tới là tăng trưởng nguồn nguyên phụ liệu trong nước. Tuy nhiên, đây đồng thời là cơ hội lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA.

Ông Cao Hữu Hiếu, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), chia sẻ trong những năm qua, Vinatex đã chuẩn bị tích cực cho các FTA thế hệ mới thông qua việc tập trung đầu tư những dự án sản xuất nguyên liệu và đã đạt thành quả tỉ lệ nội địa hóa 56%, cao hơn mức bình quân 49% của toàn ngành. Riêng đầu tư mới cho sản xuất sợi - dệt vải chiếm tỉ lệ 90% đầu tư của Vinatex từ năm 2013 tới nay. Trong năm 2019, Vinatex tiếp tục đẩy mạnh đầu tư chiều sâu bằng công nghệ, thiết bị tiên tiến để tăng năng suất, hạ chi phí lao động trên một sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Hiếu cũng chỉ rõ những thách thức khi cho rằng, khó khăn sẽ chồng khó khăn khi có nguy cơ một số DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc và Hàn Quốc dịch chuyển vào Việt Nam để tận dụng lợi thế từ Hiệp định CPTPP và EVFTA. Khối DN này sẽ cùng chia sẻ miếng bánh xuất khẩu của hàng ngàn DN dệt may Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh không hề dễ dàng. Vì thế, DN dệt may Việt Nam cần đưa ra những giải pháp cụ thể với từng kịch bản thị trường; hợp tác, liên kết chặt chẽ với DN sợi vải, liên kết chuỗi để cùng vượt qua các khó khăn, thách thức mà biến động thị trường gây ra.

Phương Nguyên

Tin khác

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(CLO) Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Thị trường - Doanh nghiệp