Cơ hội mở cho 700.000 doanh nghiệp, hàng trăm nghìn hộ kinh doanh

Thứ năm, 02/05/2019 15:02 PM - 0 Trả lời

(CLO) Hôm nay, 2/5, tại Hội thảo "Chủ động khai thác có hiệu quả CPTPP để phát triển bứt phá" của Diễn đàn kinh tế tư nhân, các đại biểu đã tập trung vào khía cạnh các ngành sản xuất tận dụng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để tạo sức mạnh cho mình.

Các doanh nghiệp, chuyên gia thao gia thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: Thành Nam

Các doanh nghiệp, chuyên gia thao gia thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: Thành Nam

Hội thảo với sự chủ trì của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tham dự còn có gần 300 đại biểu đại diện một số ban, bộ, ngành ở Trung ương, các cơ quan, tổ chức, các hiệp hội, viện, trường, doanh nghiệp, các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Phát biểu khai mạc, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cho biết Việt Nam vừa trải qua 3 tháng đầu tiên thực thi CPTPP - Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất, tiêu chuẩn cao, tự do. Đây là một Hiệp định nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Đánh giá về CPTPP, nhiều ý kiến cho rằng, đây là cơ hội đặc biệt dù còn nhiều khó khăn nhưng đây sẽ là động lực, cảm hứng để các doanh nghiệp vượt qua chính mình, hội nhập từ bên trong, cải cách kinh tế Việt Nam sau WTO. 

CPTPP có thể mang tới những cơ hội đầu tư các thị trường mới hay các môi trường quen thuộc. Doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ không chỉ trong thế mạnh truyền thống mà còn cả dịch vụ. Các doanh nghiệp đều đang đứng trước tăng doanh thu và lợi nhuận.

CPTPP mang lại lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Cơ hội thuế quan giảm, tạo lợi thế cho Việt Nam khi cạnh tranh với các nước khác. 8000 - 9000 sản phẩm dệt may, da dày, sản xuất khác... hưởng lợi từ việc không bị (được giảm) thuế.

CPTPP là hiệp định thế hệ mới, cơ hội nhiều, thách thức cũng lớn. CPTPP giúp Việt Nam loại bỏ 65% thuế với các loại hàng hoá từ CPTPP. Điều này có ý nghĩa lớn với các doanh nghiệp sản xuất dịch vụ. 

"Với CPTPP, ngành sản xuất có vượt qua được các trở ngại quá khứ hay không, câu trả lời có được khi chúng ta nhận diện được những cản trở của doanh nghiệp Việt Nam để hiện thực hoá các nguyện vọng", ông Lộc cho biết.

Muốn doanh nghiệp phát triển tốt trong thực hiện CPTPP thì doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn và vượt qua các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo ông Lộc, các cơ quan Nhà nước đã nỗ lực nhưng chưa đủ, đâu đó còn tình trạng tự làm khó mình với hàng xuất khẩu, tồn tại những hiện tượng bất hợp lý, độc quyền, hay tiền kiểm hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp chưa nhận được thông tin đầy đủ, vẫn loay hoay tự tìm hiểu. Còn nhiều câu chuyện khác như cơ sở yếu kém, thủ tục hành chính cải thiện nhưng chuyển biến còn mờ nhạt...

Bộ máy nhà nước và các doanh nghiệp phải tự đổi mới chính mình. Cụ thể sau 10 ngày Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam, Chính phủ đã phân công cụ thể công việc để việc thực thi được rõ ràng. Với khu vực doanh nghiệp, các cam kết mở cửa thị trường sẽ lớn hơn, yêu cầu các nước giảm thuế nhanh, mạnh cho hàng hoá Việt Nam trong đó có nông sản.

Sức ép cạnh tranh là có nhưng chưa phải thách thức lớn, nhất là khi các doanh nghiệp phải tự đổi mới chính mình, tư duy, coi cạnh tranh là lẽ đương nhiên của nền kinh tế thị trường. Do vậy, trong cuộc cạnh tranh này cần chuyển từ bị động, phòng ngự, kêu họi hỗ trợ chuyển sang tích cực, chủ động.

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng chia sẻ: Nhà nước sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng sự chủ động của doanh nghiệp là cần thiết, yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong Hiệp định CPTPP.

Tại Hội thảo cũng đã lắng nghe các ý kiến hiến kế từ các doanh nghiệp, trong đó có các ý kiến của Hiệp hội Dệt may, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, Hiệp hội Da giày, Hiệp hội thép... và các ý kiến từ các chuyên gia. 

Trong đó, chú trọng vào các nội dung như: Định hướng của Nhà nước trong chiến lược phát triển nguồn lực rất cần thiết, từ những định hướng của Chính phủ, Bộ Công Thương để tạo dựng nền tảng, xây dựng chuỗi hàng hóa cho sản phẩm ngay từ đầu vào, từ nguồn cung trong nước.

Để phát triển tốt theo định hướng, doanh nghiệp cần chú ý quyền sở hữu trí tuệ, quy định pháp luật và cần nhất quán từ trên xuống dưới để tránh làm ảnh hưởng đến sự tiếp nhận đầu tư của các địa phương. Đặc biệt,doanh nghiệp cần thay đổi để nắm bắt cơ hội.

Kết thúc phiên hiến kế về doanh nghiệp và CPTPP, bàn chủ tọa khẳng định không nên coi các hàng rào kỹ thuật trong Hiệp định là rào cản mà cần dựa vào các yếu tố này để nâng cao sản phẩm của Việt Nam.

Hợp tác công tư có vai trò quan trọng và để hợp tác này có hiệu quả đòi hỏi sự chủ động của các doanh nghiệp và khu vực tư trong đó khu vực công có vai trò tạo định hướng, sự dẫn dắt. Tuy nhiên, thay vì bị động chờ Chính phủ, cần chủ động góp nhặt kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và đóng góp ý kiến để các Bộ tạo ra cách chính sách mang hơi thở cuộc sống.

Lê Nam

Tin khác

Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp