Có những chính quyền không cam tâm thua dân

Thứ năm, 09/07/2020 09:17 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trên khắp cả nước, việc người dân, người kinh doanh bị chèn ép, thậm chí bị hình sự hóa quan hệ dân sự không phải hiếm gặp. Từ khi scandal “Cà phê Xin Chào” tại Bình Chánh xảy ra, Thủ tướng Chính phủ phải vào cuộc dẹp yên, thì sự không cam tâm “thua” dân ở một số chính quyền vẫn còn nhức nhối.

1. Scandal “Cà phê Xin Chào” chính thức nổ ra từ 19/4/2016, khi báo chí đồng loạt vạch rõ những thiếu sót nghiêm trọng trong việc chủ quán cà phê Xin Chào (đối diện trụ sở Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM) chỉ vì chậm đăng ký kinh doanh 05 ngày bị công an huyện tống đạt quyết định khởi tố. Hơn nữa, VKSND huyện Bình Chánh cũng đã phê chuẩn quyết định khởi tố còn TAND huyện chờ sẵn ngày ông chủ quán ra trước vành móng ngựa.

Công trình Gia Trang Quán hình thành từ trang trại heo năm 2005 đã bị phá sập ngay trước thềm phiên xử của TAND TP.HCM.

Công trình Gia Trang Quán hình thành từ trang trại heo năm 2005 đã bị phá sập ngay trước thềm phiên xử của TAND TP.HCM.

Chỉ 02 ngày sau khi vụ việc gây phẫn nộ trên báo chí, dư luận, đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo TP.HCM xem xét dừng khởi tố vụ án.

Về quan điểm của Chính phủ trong vụ việc này, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà đã nói: Nếu vụ này mà ông chủ quán “Xin Chào” thua thì sẽ đưa ra thông điệp rất xấu, đó là mọi doanh nghiệp, mọi người kinh doanh đều có thể đi tù!

“Thông điệp rất xấu” may mắn đã không đi được tới đích, nhưng chính quyền địa phương lại không coi đó là “một trận thua ngọt ngào”, đã tiếp tục ra một quyết định xử lý vi phạm đối với chủ quán cà phê Xin Chào, vì có hành vi vi phạm “Tổ chức thi công công trình container trên đất không được phép xây dựng, mục đích sử dụng đất vườn”, sau đó tự điều chỉnh lại quyết định xử lý vi phạm, không cắt điện, nước...

Quyết định trên của chính quyền thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh ngoài việc thể hiện sự cẩu thả, thiếu kiến thức chuyên môn trong quản lý nhà nước về xây dựng, còn cho thấy sự hằn học với dân, không cam tâm “thua dân”.

Bà chủ Gia Trang Quán bị ngăn cản vào nhà, dù còn nhiều tài sản trong nhà không liên quan tới hoạt động cưỡng chế.

Bà chủ Gia Trang Quán bị ngăn cản vào nhà, dù còn nhiều tài sản trong nhà không liên quan tới hoạt động cưỡng chế.

Lẽ ra, chức phận của cán bộ địa phương là phải tận tâm hỗ trợ, khích lệ và dẫn dắt người dân sống, làm ăn trong khuôn khổ pháp luật, thay vì cứ mau mắn, quyết liệt trong việc ra các văn bản vô cảm, tàn nhẫn. Tất cả đã cộng hưởng, găm vào như luận những nỗi xót xa: Như thể cả hệ thống chính quyền ở Bình Chánh đang “truy cùng đuổi tận” dân của họ?

2. Những day dứt ở cà phê Xin Chào còn chưa tắt, thì đầu năm 2020, chính quyền cấp xã tại Bình Chánh lại tiếp tục gây chia rẽ lớn trong báo chí, dư luận, khi quyết tâm thực hiện cưỡng chế tới cùng một cơ sở kinh doanh tên Gia Trang Quán, nằm ở xã Tân Quý Tây.

Theo VOV, nguồn gốc đất Gia Trang Quán được vợ chồng bà Trần Thị Minh Trang nhận chuyển nhượng từ nhiều hộ dân từ năm 1999, trên đất có 2 căn nhà đã xây, 7 căn nhà lá và một số công trình. Năm 2003, vợ chồng bà Trang xây dựng, lập trang trại chăn nuôi. Năm 2005, do dịch cúm H5N1 nên huyện Bình Chánh khuyến khích các chủ trang trại thay đổi ngành nghề, bà Trang sửa chữa các chuồng trại, nhà kho và chuyển thành nhà trọ, từ 2006 thì thành Gia Trang Quán.

Chủ cơ sở nói rằng, việc cải tạo trang trại thành Gia Trang Quán được chính quyền địa phương ủng hộ, việc lập công ty cũng được Sở KH&ĐT tiếp nhận, đưa về huyện Bình Chánh và tổ liên ngành xác nhận hiện trạng hạ tầng cơ sở đủ điều kiện để cấp giấy phép mở khách sạn, công nhận là điểm lưu trú đạt chuẩn 2 sao…

Bất ngờ, tháng 8/2019, Gia Trang Quán bị UBND xã Tân Quý Tây lập biên bản vi phạm hành chính vì “chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép”, buộc chủ cơ sở tự khắc phục hậu quả rồi tổ chức cưỡng chế ngay trước tết Nguyên đán (ngày 7 và 8/1/2020).

Tưởng rằng vụ việc sẽ được xem xét thấu đáo, thì nửa năm sau, chính quyền quyết định tổ chức cưỡng chế tiếp từ 23/6/2020, ngay trước thềm phiên xử bà Trần Thị Minh Trang kiện Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh của TAND TP.HCM, còn thực hiện “phong tỏa” cả nhà dân trong khu đất Gia Trang Quán khiến chủ nhà và dư luận bất bình.

Trong vụ việc Gia Trang Quán, dù có áp dụng bất cứ điều luật nào thì cũng không thể thay đổi một thực tế rằng cơ sở này có lịch sử tạo lập hàng chục năm dài, chỉ kinh doanh dịch vụ, tạo đầu ra cho nông thủy sản, việc làm cho người dân, không phân lô bán nền.

Theo luật sư của bà Trang, chính quyền xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh đã chưa áp dụng các quy định luật pháp về xây dựng, đất đai có lợi cho người dân, từ đó khơi gợi lại những thông điệp chua xót: Mọi người kinh doanh đều có thể đi tù; Mọi người kinh doanh đều có thể bị giật sập và mất tất cả.

3. Éo le hơn là trường hợp anh thợ sửa xe Phạm Văn Sang ở phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, khi trước nhà bị UBND phường cho tổ chức xây dựng văn phòng khu phố, chỉ chừa cho một lối đi nhỏ, triệt bỏ hoàn toàn đường mưu sinh của vợ chồng anh khi đang dựa vào mặt bằng căn nhà làm tiệm sửa chữa xe máy.

Bồn cây che kín lối vào nhà anh Phạm Văn Sang, buộc tiệm sửa xe Non 3 của anh phải dẹp bỏ.

Bồn cây che kín lối vào nhà anh Phạm Văn Sang, buộc tiệm sửa xe Non 3 của anh phải dẹp bỏ.

Khi báo chí, dư luận lên tiếng, công trình văn phòng khu phố làm chỗ ngủ cho lực lượng dân quân bị dỡ bỏ, nhưng thay vì để cho người dân sử dụng mặt tiền nhà, chính quyền địa phương lại cho xây dựng bồn hoa, che chắn lối đi vào nhà dân. Hoa đâu chả thấy, toàn gây muỗi vắt và cây dại mọc cao hơn đầu người, làm người thợ sửa xe Phạm Văn Sang bị triệt bỏ hoàn toàn sinh kế. Trong khi đó, hàng rào của thân nhân Phó Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Bình Dương bên cạnh nhà anh Sang lại được xây dựng ra sát mép đường, tạo nên một sự tương phản chua chát.

Bồn cây trước nhà anh Sang, cây dại cao ngang đầu người là nơi sinh sôi của ruồi muỗi.

Bồn cây trước nhà anh Sang, cây dại cao ngang đầu người là nơi sinh sôi của ruồi muỗi.

Bí thư thị xã Dĩ An cho biết đã chỉ đạo việc hướng dẫn cho người dân mua lại khoảnh “đất công” phía trước nhà, nhưng tới nay chính quyền phường Đông Hòa vẫn chưa đo đạc triển khai. Vợ chồng anh Phạm Văn Sang vẫn tiếp tục đi gõ cửa khắp nơi nhưng không được toại nguyện. Chuỗi hành vi của chính quyền sở tại đã tiếp tục găm vào dư luận nỗi đắng đót: Có chính quyền nào lại đi tiếc với dân vài mét vuông đất hành lang bảo vệ đường bộ, bằng mọi giá không cho dân hưởng lợi? Có cán bộ Nhà nước nào khi thấy lợi cho dân, thay vì vun đắp lại không vừa lòng và tìm cách triệt hại?

Chính quyền cơ sở thế này, bảo sao Trung ương không mệt mỏi, củi lửa cháy mãi không thôi?

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn