Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Những rào cản không dễ vượt qua

Thứ năm, 22/11/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Báo cáo mới nhất của Cục Tài chính doanh nghiệp cho thấy, tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) ngày càng trở nên ì ạch. Đặc biệt, năm 2018, những “cỗ xe” DNNN cần phải CPH tại 2 thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang “giậm chân tại chỗ” khi tính đến thời điểm này đã không thể thực hiện CPH được bất cứ doanh nghiệp nào. Điều này cho thấy, CPH DNNN ngày càng lộ dần những rào cản, thách thức không dễ dàng vượt qua.

Chậm so với mục tiêu

Kế hoạch CPH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã nêu rõ, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp, trong số trên có 21 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2017. Tuy nhiên, trong 11 tháng đầu năm 2018 mới cổ phần hóa được 11 doanh nghiệp (trong đó có 2 doanh nghiệp thuộc danh sách năm 2017 và chưa có doanh nghiệp nào thuộc danh sách 2018 theo kế hoạch tại công văn số 991/QĐ-TTg) với tổng giá trị doanh nghiệp của 11 doanh nghiệp là 29.634 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 15.329 tỷ đồng. Nhìn lại cả giai đoạn 2017-2020, đại diện Bộ Tài chính cho biết, theo công văn của Thủ tướng phải cổ phần hóa 127 doanh nghiệp nhưng tới nay, con số được tính toán là 26 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 20,4%. 

Đáng nói là hai thành phố lớn nhất cả nước có số doanh nghiệp phải CPH chiếm gần 50% cả nước thì đến nay kết quả vẫn là số không tròn trĩnh. Cụ thể, TP.HCM theo kế hoạch phải thực hiện cổ phần hóa 39 doanh nghiệp, chiếm 44% tổng số doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa năm nay. Hà Nội cũng phải cổ phần hóa 14 DN, chiếm 16% tổng số DN. Tuy vậy, cả hai thành phố hiện vẫn chưa triển khai được đơn vị nào. Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính khẳng định: “Lúc xác định danh mục cổ phần hóa, các thành phố tự đăng ký danh sách và tiến độ, Chính phủ không ép tiến độ. Bởi vậy, khi đã đăng ký, công bố thì các đơn vị phải thực hiện, nếu không làm được phải chỉ ra lý do, phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận”.

Trước đó, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo đánh giá tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN và phát triển DN 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2018, khi đánh giá về tiến trình cổ phần hóa trong năm của hai thành phố lớn nhất cả nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu cần phải làm rõ nguyên nhân vì sao Hà Nội và TP.HCM chậm cổ phần hóa các DNNN theo kế hoạch như vậy và Ban Chỉ đạo cần có kế hoạch làm việc với TP.HCM để nắm tình hình.

Ông Huỳnh Trung Lâm, Phó ban chỉ đạo đổi mới DN TP.HCM trình bày rằng: Việc chưa CPH được DNNN nào là do Thành ủy TP.HCM yêu cầu “đợi họp có ý kiến phương án sắp xếp, về nội dung phương án đặc thù”. Mặt khác, Thành ủy cũng muốn giữ lại 100% vốn và có những DNNN muốn nâng tỷ lệ vốn nhà nước lên.

Về phía Hà Nội, ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND TP. cho hay: Việc Hà Nội không cổ phần hóa được DNNN nào trong 6 tháng qua có nhiều khó khăn từ thực tế của từng DN và việc chuyển giao các chính sách cũng có độ trễ. Trong quá trình thực hiện, một số DN đề nghị Hà Nội trình Thủ tướng xem xét. Có những công ty dù không thuộc ngành nghề nhà nước cần giữ tỷ lệ vốn chi phối nhưng vẫn đề nghị phải giữ vốn chi phối. “Hiện Hà Nội đang rà soát từng DN để có phương án, trình Thủ tướng xem xét điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước trong DN sau cổ phần hóa sao cho phù hợp với địa phương” – ông Toản cho biết.

Báo Công luận
 Nhiều doanh nghiệp đã không đạt mục tiêu CPH như quy định (Ảnh TL)
Sau CPH, “kẻ khóc người cười”

Thông tin từ Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho hay, năm 2017, theo báo cáo của 294 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của các doanh nghiệp cổ phần là gần 544.000 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2016. Các doanh nghiệp này có tổng doanh thu đạt khoảng 483.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2016; tổng lợi nhuận kế toán trước thuế theo báo cáo hợp nhất là gần 37.000 tỷ đồng, tăng 11% so với số thực hiện năm 2016.

Tổng hợp kết quả hoạt động của trên 300 doanh nghiệp sau cổ phần hóa năm 2015 cho thấy, so với năm trước khi cổ phần hóa, bình quân lợi nhuận trước thuế các doanh nghiệp tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%. Điển hình như Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương có doanh thu tăng 20 lần, lợi nhuận tăng 40 lần. Hay, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam có doanh thu tăng 10 lần, nộp ngân sách tăng trên 6 lần, vốn chủ sở hữu tăng 13 lần.

Mặc dù CPH đạt được những tín hiệu vui nhưng bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp gặp khó khăn sau CPH. Như Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh lỗ phát sinh 70 tỷ đồng; Tổng Công ty LICOGI lỗ phát sinh 59 tỷ đồng… Ngoài ra, có một số doanh nghiệp cổ phần hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu. Ví dụ về trường hợp Công ty Cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam (âm vốn chủ sở hữu 79 tỷ đồng) hay Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đà Nẵng (âm vốn chủ sở hữu 41 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, hiện vẫn còn còn 35 doanh nghiệp chưa bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, việc chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần của các doanh nghiệp CPH đã chuyển sang hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, làm ảnh hưởng đến công tác bàn giao và thu nộp các khoản về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp như: Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng; đặc biệt là Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (Constrexim) được cổ phần hóa từ năm 2007 đến nay vẫn chưa thực hiện quyết toán công tác cổ phần hóa.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường, chậm đổi mới công tác quản trị doanh nghiệp sau cổ phần theo thông lệ và chuẩn mực của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các doanh nghiệp này.

Minh Lê

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

Thừa Thiên Huế: Yêu cầu các cửa hàng xăng dầu phải xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán

(CLO) Thừa Thiên Huế, sẽ tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép, đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31/3/2024 mà không chịu xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng lên 24.810 đồng/lít từ 15h chiều nay

(CLO) Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 được điều chỉnh tăng 410 đồng, còn xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp