Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước còn chậm

Thứ ba, 06/11/2018 15:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay (6/11), tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Thúc đẩy quá trình đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Báo Công luận
 Các đại biểu tham gia diễn đàn 

Đổi mới và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tái cơ cấu nền kinh tế mà Chính phủ đã đề ra trong Đề án: “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2016-2020”. Trong hơn 20 năm qua, số lượng doanh nghiệp nhà nước từ 12.000 doanh nghiệp ở đầu những năm 90 đã giảm xuống còn gần 5.600 doanh nghiệp vào năm 2001 và đến nay chỉ còn 500 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở 11 ngành, lĩnh vực của kinh tế. Dự kiến đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng hơn 100 doanh nghiệp nhà nước.

Cũng theo thống kê, từ năm 2016 đến hết tháng 10/2018, cả nước đã phê duyệt phương án cổ phần hóa 136 doanh nghiệp nhà nước, trong đó đã tiến hành cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp quy mô rất lớn như Tập đoàn Cao su Việt Nam, các Tổng công ty: Phát điện 3, Điện lực Dầu khí, Lọc Hóa dầu Bình Sơn…

Theo đánh giá, các doanh nghiệp này sau khi cổ phần hóa đã trở thành điểm sáng khi số lượng cổ phiếu IPO đều bán hết, nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Về công tác thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cũng từ năm 2016 đến tháng 10 năm 2018, đã có các thương vụ lớn thoái vốn tại Tổng công ty Bia – Rượu – nước giải khát Sài Gòn, Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk… đã thu về gần 160.000 tỷ đồng, gấp hơn 9 lần giá trị sổ sách.

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định nhưng theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa được như mong muốn, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước so với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhìn chung vẫn luôn là vấn đề quan tâm của dư luận. Các tập đoàn, tổng công ty này quản lý 100% vốn Nhà nước nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của doanh nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư. Một số dự án của doanh nghiệp nhà nước còn thua lỗ, thất thoát vốn lớn.

Đánh giá chung về kết quả sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng còn chậm, vẫn chưa đạt được số lượng theo kế hoạch mà Chính phủ đã đề ra. Chính vì vậy, sắp tới đây, phải thúc đẩy quá trình đổi mới, tái cơ cấu nhanh hơn, nâng cao hiệu quả hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Phương Thảo

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp