(CLO) Tuyến kè Thụy Lôi được xây dựng nhiều tỷ đồng để bảo vệ tuyến đê sông Luộc từ nguồn vốn ngân sách đang có nguy cơ vỡ, sập khi bị doanh nghiệp xâm hại. Nhưng lạ thay, cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên lại đang làm thủ tục ưu ái cho doanh nghiệp được vào cấp phép hoạt động ngay trên mái kè.
Tuyến đê sông tả sông Luộc (dài 11,6km) trong đó đoạn nằm trên địa bàn huyện Tiên Lữ nhiều năm qua chưa thử thách trong lũ; xe ô tô chở vật liệu quá tải hoạt động thường xuyên trên mặt đê; một số bến bãi hoạt động trái phép, thuyền hút cát trái phép gây biến đổi dòng chảy… luôn tiềm ẩn những nguy hiểm, bất lợi đối với sự an toàn của đê điều trong mùa mưa, lũ.
Theo UBND huyện Tiên Lữ đánh giá, nền đê sông Luộc đa số có địa chất xấu, mỗi khi mực nước trên sông dâng báo động 3 sông Luộc đều đã xuất hiện đùn, sủi, lỗ rò, thẩm lậu ở mái đê phía đồng. Một số đoạn dòng chảy sát chân đê đã được làm kè, dòng chảy áp sát mái kè nhưng chất lượng kè một số đoạn xuống cấp. Điển hình như khu vực kè Thụy Lôi, ngoài 310 m kè mới được nâng cấp năm 2011 thì đoạn còn lại bị xô tụt nhiều, đỉnh kè gần mái đê.
Tuyến kè Thụy Lôi được xây dựng từ nhiều năm trước để bảo vệ tuyến đê sông Luộc từ nguồn vốn ngân sách với giá trị nhiều tỷ đồng. Tuy nhiên, tình trạng xâm hại kè đã diễn ra nhiều năm nay bởi các doanh nghiệp lập các bến bãi, điểm trung chuyển và tập kết vật liệu xây dựng trái phép.
Như Nhà báo và Công luận đã phản ánh tới bạn đọc trước đó về việc Công ty TNHH Quyền Anh do ông Đỗ Văn Quyền làm Giám đốc đã tiến hành phá đê, mở lối ra khu vực kè Thụy Lôi (đoạn nằm trên địa bàn thôn Lương Trụ, xã Đức Thắng) để lập bến trung chuyển, tập kết vật liệu xây dựng trái phép. Hơn 8 năm qua, Công ty TNHH Quyền Anh đã ngang nhiên chuyển đổi hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp phía trong đê sông Luộc (thôn Lương Trụ, xã Đức Thắng) để tập buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng. Sau đó, doanh nghiệp này đã hô biến diện tích đất nằm sát khu vực trụ sở của Cảnh sát giao thông đường thủy Hưng Yên để làm điểm tập kết vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi); xâm hại mái kè để tiến hành làm bến trung chuyển vật liệu.
Hành vi xâm hại kè Thụy Lôi - một tuyến kè được xây dựng nhiều năm để bảo vệ tuyến đê sông Luộc nay đã xuống cấp của Công ty TNHH Quyền Anh không chỉ diễn ra một sớm, một chiều mà như thách thức cơ quan chức năng, coi thường pháp luật. Mái kè Thụy Lôi được doanh nghiệp trên đổ đất, cát lên trên tạo đường đi sau đó cho máy xúc, xe tải chuyên chở vật liệu xây dựng từ các thuyền lớn đi vào điểm tập kết. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng là UBND xã Đức Thắng, UBND huyện Tiên Lữ, Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão – Sở NN&PTNN tỉnh Hưng Yên, Công an huyện Tiên Lữ lại làm ngơ, có nhiều dấu hiệu tiếp tay cho hoạt động trái phép của doanh nghiệp này.
Lãnh đạo UBND xã Đức Thắng là ông Phạm Văn Kế, Chủ tịch UBND xã, huyện Tiên Lữ trong năm 2018 đã trả lời phóng viên bằng giọng điệu đầy sự bàng quan về sự việc liên quan đến Công ty TNHH Quyền Anh: “Chỗ bến bãi này năm nào chả xử lý, lập biên bản xử phạt. Mới đây cũng lập, phạt 1-2 triệu thôi. Năm nào cũng có liên ngành về kiểm tra, báo chí về phản ánh nhưng có xử lý được đâu. Bây giờ đang chờ chỉ đạo từ UBND huyện...”.
Ông Kế còn cho biết, Cảnh sát đường thủy năm nào cũng phối hợp kiểm tra xử lý vi phạm nhưng cũng không rõ vì sao Phòng Cảnh sát đường thủy Hưng Yên ngay bên bến bãi trái phép, có tàu thuyền đậu đỗ trung chuyển vật liệu mà không bị xử lý?
Ngay bên điểm trung chuyển của Công ty TNHH Quyền Anh là điểm trung chuyển, tập kết vật liệu xây dựng quy mô lớn của Doanh nghiệp tư nhân An Hải do ông Đỗ Văn Cừ làm chủ. Ông Cừ chính là anh của ông Đỗ Văn Quyền – Giám đốc Công ty TNHH Quyền Anh. Có thể nói hai doanh nghiệp này thuộc dạng “tay to” trên địa bàn huyện Tiên Lữ chuyên về cung cấp vật liệu xây dựng. Bến bãi trái phép của Doanh nghiệp tư nhân An Hải cũng hoạt động ngang nhiên, tấp nập suốt nhiều năm qua cùng với đó doanh nghiệp này còn thành lập một đoàn xe vận tải gắn lô gô “thuyền buồm đỏ” được cơi thùng, chuyên chở quá tải trọng đại náo khắp các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Hoạt động trái phép nhiều năm, xâm hại tuyến kè trọng yếu bảo vệ đê điều của hai doanh nghiệp trên là điều khiến dư luận bức xúc. Tuy nhiên, mới đây, theo ông Nguyễn Đức Lăng – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tiên Lữ cho biết, hai doanh nghiệp Công ty TNHH Quyền Anh và Doanh nghiệp tư nhân An Hải đang được cơ quan chức năng hướng dẫn làm thủ tục để UBND tỉnh Hưng Yên cấp phép đầu tư và cho thuê đất.
Theo đó, Doanh nghiệp tư nhân An Hải sẽ được cho thuê đất để làm bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng. Công ty TNHH Quyền Anh xin cấp phép khu vực bến bãi trong đê thuộc địa phận thôn Lương Trụ, xã Đức Thắng; Bên ngoài đê sẽ xin cấp phép làm điểm trung chuyển vật liệu xây dựng và hàng hóa.
Việc cấp phép cho hai doanh nghiệp không có gì đáng nói nếu không phải ngay phía dưới là tuyến kè Thụy Lôi bảo vệ tuyến đê sông Luộc đang bị hai doanh nghiệp xâm hại. Và câu hỏi được đặt ra nếu tuyến kè này bị vỡ, sập thì ngân sách lại phải bỏ tiền ra tu sửa, xây dựng? Doanh nghiệp được cấp phép làm bến bãi, điểm trung chuyển vật liệu xây dựng ngay trên mái kè phải chăng là cách làm tốt nhất khi cơ quan chức năng không thể cấm và giải quyết được vi phạm. Có lẽ đây là điều chưa từng xảy ra tại bất kỳ một địa phương nào bởi các công trình bảo vệ đê điều là nơi bất khả xâm phạm.
Theo Kết luận số 491/KL-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 17/12/2018 – “Kết luận Thanh tra về việc chấp hành pháp luật về đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng đất, khai thác cát, kinh doanh bến bãi vật liệu xây dựng và thuế đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các huyện, thành phố có tuyến sông Hồng, sông Luộc” cũng nêu: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên chủ trì, phối hợp với Sở Tài Nguyên và Môi trường và các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn Doanh nghiệp tư nhân An Hải, Công ty TNHH đầu tư và phát triển An Hải (xã Hải Triều, huyện Tiên Lữ) hoàn tất thủ tục về đầu tư, cho thuê đất để đơn vị sớm thực hiện dự án hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy định.
Chỉ đạo trên của UBND tỉnh Hưng Yên do ông Bùi Thế Cử căn cứ vào báo cáo của Đoàn thanh tra liên ngành và tờ trình của Chánh Thanh tra tỉnh liên quan đến nội dung theo Kết luận Thanh tra nêu trên. Nhưng liệu rằng Đoàn Thanh tra liên ngành và ông Chánh Thanh tra tỉnh Hưng Yên có báo cáo UBND tỉnh Hưng Yên về việc Doanh nghiệp tư nhân An Hải đang hoạt động xâm hại nghiêm trọng tuyến kè Thụy Lôi? Và từ đó hợp thức hóa cho sai phạm này của doanh nghiệp.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng của Hội Nhà báo khu vực phía Bắc.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Ngày 22/11, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có Quyết định xử phạt Công ty cổ phần chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm.
(CLO) Bất chấp những thách thức từ cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, kinh tế Ukraine đã tăng trưởng 4.2% trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm ngoái, theo thông báo của Bộ Kinh tế Ukraine vào ngày 18 tháng 11.
(CLO) Triều Tiên và Nga vừa ký kết một thỏa thuận mới nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế sau các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng trong tuần này, theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong những tuần gần đây, các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã liên tiếp công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự và đóng cửa nhà máy khi họ chật vật tìm kiếm lợi nhuận từ các dòng xe điện (EV) và đối mặt với làn sóng cạnh tranh từ những sản phẩm giá rẻ hơn.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa thông báo với Quốc hội kế hoạch xóa 4,65 tỷ USD khoản nợ mà Ukraine đang gánh chịu, theo một bức thư do Bloomberg News thu thập được.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Công ty Cổ phần sông Đà Bắc Kạn nhiều lần xả nước không theo khung giờ đã cung cấp khiến việc thi công dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) bị gián đoạn, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án.
(CLO) Ban Quản lý dự án ODA, Đại học Đà Nẵng cho rằng, nhà thầu khẳng định chủ đầu tư đánh giá không đúng với tiêu chí hồ sơ mời thầu là không đúng và suy luận hậu quả của việc này là “sự lãng phí rất lớn ngân sách Nhà nước” không có cơ sở.
(CLO) Nhà thầu thực hiện xong dự án và đã được nghiệm thu. Thế nhưng, tiền chủ đầu tư tạm ứng của nhà thầu để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng suốt hơn 2 năm qua vẫn “chây ì” không chịu trả. Đại diện chủ đầu tư thì cho rằng, không có chuyện tạm ứng, thoả thuận đó.
(NB&CL) Dự án Nhà máy sản xuất tinh dầu và thảo dược của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam tại Cụm Công nghiệp Thanh Hà, thành phố Hội An ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2020 đến nay. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án vẫn chưa được doanh nghiệp đầu tư theo cam kết.
(NB&CL) Hai dự án sử dụng ngân sách ở huyện Cần Giờ là dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi khu vực Mốc Keo và dự án Di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai xã Thạnh An thi công dang dở, hiện đã dừng thi công, gây bức xúc cho người dân.
(CLO) Một trong những thiếu sót mà Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra là việc Hội đồng trường trình Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định bổ nhiệm lại Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long chưa đúng quy định.
(CLO) Công ty Cổ phần xây dựng Alpha-V (gọi tắt là Công ty Alpha-V) có địa chỉ tại ô số 08 lô N3, khu A2, KĐT mới Cái Dăm, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh cùng nhà thầu liên danh chỉ trong 1 ngày đã trúng liên tiếp 2 gói thầu do UBND phường Cao Xanh làm chủ đầu tư...
(CLO) Sau khi nhận được đơn của ông Trương Cả ở Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm đối với Bản án/Quyết định số 104/2023/DSPT ngày 13/7/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, đã thụ lý và sẽ tiến hành xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.