Cơ quan thuế đang truy tìm 5.564 doanh nghiệp “mất tích” trong 2 tháng đầu năm

Thứ bảy, 27/02/2021 10:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2 tháng đầu năm 2021 trên cả nước có tới 5.564 doanh nghiệp có thể đã chuyển địa điểm kinh doanh hoặc đã ngừng hoạt động... nhưng cơ quan thuế không tìm thấy và không liên lạc được.

Bài liên quan
Số doanh nghiệp quay lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2021 giảm ở 12/17 lĩnh vực, trong đó, chủ yếu là các ngành nghề chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Số doanh nghiệp quay lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2021 giảm ở 12/17 lĩnh vực, trong đó, chủ yếu là các ngành nghề chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Số liệu công bộ mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 2/2021 là 56.947 người, giảm 22,1% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 50,9% so với tháng 01/2021.

Trong tháng 2/2021, có tới 4.604 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 26,8% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng cũng có tới 7.699 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2020, giảm 70,1% so với tháng 01/2021).

Số doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký là 1.752 doanh nghiệp, giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2020 và giảm 54,1% so với tháng 01/2021.

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2021 là 720.407 tỷ đồng (tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 334.821 tỷ đồng (tăng 52,2% so với cùng kỳ năm 2020) và số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động là 385.586 tỷ đồng (giảm 8,4% so với cùng kỳ năm 2020) với 6.522 doanh nghiệp đăng ký tăng vốn.

Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2021 đạt 18,5 tỷ đồng, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới là 18.129 doanh nghiệp, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 172.844 lao động, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 11.033 doanh nghiệp, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Số doanh nghiệp quay lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2021 giảm ở 12/17 lĩnh vực, trong đó, chủ yếu là các ngành nghề chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19 như nghệ thuật, vui chơi và giải trí (90 doanh nghiệp, chiếm 0,8%, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2020).

Giáo dục và đào tạo (196 doanh nghiệp, chiếm 1,8%, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2020). Dịch vụ lưu trú và ăn uống (486 doanh nghiệp, chiếm 4,4%, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2020). Khai khoáng (94 doanh nghiệp, chiếm 0,9%, giảm 18,3% so với cùng kỳ năm 2020).

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (160 doanh nghiệp, chiếm 1,5%, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2020). Vận tải kho bãi (574 doanh nghiệp, chiếm 5,2%, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2020). Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (3.954 doanh nghiệp, chiếm 35,8%, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2020).

Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (721 doanh nghiệp, chiếm 6,5%, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2020). Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (582 doanh nghiệp, chiếm 5,3%, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2020). Xây dựng (1.760 doanh nghiệp, chiếm 16%, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2020).

Cũng trong 2 tháng đầu năm 2021, có 33.611 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó, 21.636 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 8.380 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, 3.595 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 3.595 doanh nghiệp, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm 2020. 16/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng.

Các lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng cao so với cùng kỳ năm 2020 là sản xuất phân phối, điện, nước, gas; Vận tải kho bãi và Khai khoáng với tỷ lệ tăng lần lượt là 220%; 53,2% và 50%.

Đáng lưu ý, trên cả nước có 5.564 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2020.

Đây là những doanh nghiệp không còn kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký, qua kiểm tra của cơ quan thuế thì không tìm thấy và không liên lạc được. Những doanh nghiệp này có thể đang hoạt động, đã chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan nhà nước hoặc đã ngừng hoạt động nhưng không đăng ký, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ.

Ngọc An   

Tin khác

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

Bắc Ninh: 100% các đơn vị, doanh nghiệp đạt “Công sở văn hóa”

(CLO) Đó là một trong những khẳng định của Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Mạnh Hùng về việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

Doanh số bán xe điện và hybrid sắp tăng lên kỷ lục toàn cầu mới

(CLO) Theo dự báo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán ôtô điện và plug-in hybrid (xe điện lai) sẽ đạt kỷ lục toàn cầu mới vào năm 2024 bất chấp tốc độ tăng trưởng chậm lại ở một số thị trường.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

Công ty niken lớn nhất thế giới sắp chuyển một phần sản xuất sang Trung Quốc

(CLO) Trong cuộc phỏng vấn với Interfax, Giám đốc điều hành gã khổng lồ khai thác mỏ Norilsk Niken (Nga), Vladimir Potanin cho biết công ty sẽ chuyển một số hoạt động sản xuất luyện đồng sang Trung Quốc sau áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp