Có vụ trẻ em bị bạo lực, kêu khóc hàng ngày mà chính quyền, nhà trường không biết

Thứ hai, 27/04/2020 14:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Có những vụ trẻ em bị bạo lực, kêu khóc hàng ngày mà chính quyền không biết, nhà trường không biết… Do đó, phải nhấn mạnh đến trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở...

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo tại phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga báo cáo tại phiên họp. Ảnh: quochoi.vn

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã nêu lên thực trạng đáng buồn này khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”, sáng nay, (27/4).

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Phó Trưởng Đoàn thường trực Đoàn giám sát, cho biết: Qua công tác giám sát cho thấy, còn nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực nhưng chưa được phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em; công tác theo dõi, thống kê tình hình trẻ em bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến số vụ xâm hại trẻ em được phát hiện và xử lý chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế.

Khảo sát tại địa phương cho thấy, hầu hết trẻ em phải tham gia lao động sớm đều có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn; mục đích tham gia lao động để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình, được gia đình đồng thuận; chính quyền địa phương gặp khó khăn trong việc đưa các em trở về nhà; việc xử lý hành vi môi giới, sử dụng, bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật chưa nghiêm; do đó, tình trạng này chưa được ngăn chặn hiệu quả.

Đối với các trường hợp tảo hôn chủ yếu ở một số vùng dân tộc thiểu số nơi nhiều người dân vẫn còn tập tục lạc hậu, nhận thức pháp luật còn hạn chế, cần phải có lộ trình và nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục.

Về công tác ban hành chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, Đoàn giám sát nhận thấy, thời gian qua, công tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em được quan tâm và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Quốc hội đã thông qua Luật Trẻ em và 18 luật, bộ luật liên quan đến trẻ em; Chính phủ sửa đổi và ban hành mới 12 Nghị định, Thủ tướng ban hành 3 chỉ thị và 15 quyết định; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ trẻ em nói chung và phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng…

Tuy nhiên, còn có những quy định của Luật Trẻ em và các luật có liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em chậm được hướng dẫn. Một số chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong các Nghị định về lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống bạo lực gia đình; bảo vệ, chăm sóc trẻ em không còn phù hợp với thực tiễn, mức xử phạt còn nhẹ, không bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa chung, nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung. Quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu. Tại nhiều địa phương chậm ban hành chính sách, pháp luật phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.

Về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, Đoàn giám sát đã chỉ ra được kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em; Công tác hỗ trợ, can thiệp khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; Công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại trẻ em...

Đoàn giám sát cũng cho rằng, nguyên nhân, trách nhiệm của những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em, đó là: Một số bộ, ngành chưa thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định trong Luật Trẻ em, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống xâm hại trẻ em thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ, ngành chưa cao. Cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan chuyên môn ở nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức và chưa quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống xâm hại trẻ em.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ đánh giá cao sự cố gắng của Đoàn giám sát trong giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”; các thông tin cung cấp trong báo cáo tương đối đầy đặn; hồ sơ báo cáo kết quả giám sát tương đối đầy đủ.

Cho ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng số liệu về xâm hại trẻ em nêu trong báo cáo là những con số rất đáng quan tâm và lo ngại, song chưa phản ánh đầy đủ tình trạng này.

Theo ông Phùng Quốc Hiển, để xảy ra những vụ xâm hại trẻ em có trách nhiệm của chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở.

“Khi phát hiện xử lý kịp thời là đúng rồi, nhưng quan trọng là bảo vệ trẻ em để tình trạng xâm hại không xảy ra nữa. Có những vụ trẻ em bị bạo lực, kêu khóc hàng ngày mà chính quyền không biết, nhà trường không biết… Phải nhấn mạnh đến trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở”, ông Phùng Quốc Hiển nói.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đánh giá đây là một chuyên đề giám sát tương đối khó, nội dung giám sát đặc thù. Ông Đỗ Bá Tỵ đề nghị làm rõ thêm những hình thức xâm hại trẻ em khác, cưỡng bức lao động, trẻ em bị bỏ rơi… Đồng thời, cần đánh giá thêm về công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, nhất là chính quyền địa phương về công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho rằng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em có vai trò quan trọng, tuy nhiên qua báo cáo kết quả giám sát có thể thấy hình thức tuyên truyền chưa có nhiều đổi mới. Đồng thời với sự phát triển hiện nay, mạng xã hội đang dần trở nên phổ biến, trẻ em cũng tham gia mạng xã hội nhiều, tuy nhiên cần đánh giá rõ tác động hai chiều, có mặt tích cực nhưng cũng có mặt tiêu cực để có những hướng dẫn phù hợp cho trẻ em.

Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành các nội dung báo cáo của Đoàn giám sát; đánh giá Hồ sơ của Đoàn giám sát đã đủ điều kiện để trình ra Quốc hội; đề nghị Đoàn giám sát tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý của thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp này, tiếp tục hoàn thiện nội dung báo cáo kết quả giám sát để trình xin ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp tới đây.

PV

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức
Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

Hà Nội thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư

(CLO) UBND Thành phố vừa ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin tức
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Việt Nam từ ngày 21-24/4.

Tin tức
ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

ASEAN sẽ trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu từ 3 định hướng đột phá

(CLO) Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề "Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.

Tin tức