“Cõi riêng” của Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan

Chủ nhật, 28/02/2021 09:08 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân ngày thơ Việt Nam, Tết Nguyên tiêu, Nhà báo - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan đã có những chia sẻ về “cõi riêng” của mình bằng một cuộc trò chuyện online đầy thú vị.

Lễ hội Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở quận 5, TP.HCM được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2020.

Đây là một trong 10 sự kiện văn hóa, lễ hội thường niên tiêu biểu của TP.HCM. Vì vậy, Lễ hội Tết nguyên tiêu 2021 đã được chuẩn bị tổ chức quy mô và hoành tráng, thu hút hàng vạn người tham gia với nhiều hoạt động như múa lân sư rồng, biểu diễn ca kịch cổ và diễu hành hóa trang đường phố…

Theo kế hoạch trước đó, Lễ hội Tết Nguyên tiêu 2021 diễn ra trong 3 ngày 12, 13 và 14 tháng Giêng (các ngày 23, 24 và 25-2), tại Công viên Văn Lang, quận 5, TP.HCM.

Ngày thơ Việt Nam năm 2021 sẽ được tổ chức giới thiệu 12 gian hàng của các chi hội và câu lạc bộ và đặc biệt đêm thơ “Bác Hồ và Tết Nguyên tiêu” với sự tham gia, trình diễn của nhiều nhà thơ nổi tiếng của TP.HCM.

Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát, TP.HCM đã quyết định không tổ chức Lễ hội Tết Nguyên tiêu cũng như Ngày thơ Việt Nam.

Mặc dù tiếc nuối khi Ngày thơ Việt Nam 2021 không diễn ra như dự kiến nhưng cũng như nhiều nhà thơ, nhà văn khác, Nhà báo - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan đồng thuận với quyết định này của UBND TP.HCM và đã có những chia sẻ về “cõi riêng” của mình bằng một cuộc trò chuyện online đầy thú vị.

Nhà báo - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan

Nhà báo - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan

Chào chị, đối với Ngày thơ Việt Nam, chị có kỷ niệm nào đáng nhớ nhất?

Nhà báo - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan: Đó là những lần tôi dự Ngày Thơ Việt Nam ở Hà Nội. Cái lạnh se se mưa phùn bay bay, hàng cây trụi lá và người dự Ngày Thơ dập dìu rộn rã bày ra được cái chất “trẩy hội” của miền Bắc mà lâu nay tôi thường thấy nhắc đến trong các tác phẩm văn chương gây cho tôi ấn tượng mạnh nhất.

Rằm tháng giêng hoa đào vẫn nở thắm thiết, khói nhang trong Văn Miếu – Quốc tử Giám  cũng là một hình ảnh khó quên đối với tôi, một người được sinh ra từ miền Tây Nam bộ. Địa điểm cũng góp phần làm nên sự hoành tráng thiêng liêng cho Ngày Thơ Việt Nam cũng như tạo thêm ấn tượng mạnh trong tôi. Tiếc là Ngày thơ ở TPHCM chưa có được địa điểm nào để tổ chức gây được ấn tượng trong suốt thời gian qua.

- Tại sao chị thường viết tên mình là “P.N.Thường Đoan”?. Một đánh đố bạn đọc hay có ý đồ gì khác?

Nhà báo - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan: Không đánh đố, cũng chẳng có ý đồ gì, lý do tôi viết tắt P.N… là gì cái tên Phan Ngọc Thường Đoan dài quá, viết mỏi tay thôi. Nhưng cũng hay, sau này tôi thấy có nhiều người viết văn, làm thơ cũng làm theo như vậy à.

- Bạn đọc có nhận xét, thơ của chị là một “cõi riêng bất khả xăm phạm”, nơi chứa đựng mọi cung bậc cảm xúc của mình. Cõi riêng đó thừa nhận mọi dấu lặng trong trái tim mỗi người, nỗi đau, những khúc quanh, u uất, gánh nặng, nước mắt… ; làm thơ là để giải bày, tìm sự đồng cảm, cớ gì chị khép kín? Và mấy mươi năm bước trên con đường văn chương, chị lại xác định rõ, không tham gia bất kỳ cuộc thi nào, tại sao vậy?

Nhà báo - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan: Tôi chỉ lấy thơ làm bạn, xác định làm thơ là để gửi gắm những niềm vui, nỗi buồn, thơ là cái cới để trải lòng ra. Thơ là cõi riêng, chứa đựng mọi cung bậc cảm xúc của người sáng tạo. Phụ nữ làm thơ là một oan nghiệt, vây quanh họ sẽ là một cõi cô độc trùng trùng. Vì vậy, tôi tự xây cho mình một ốc đảo. Ngoài thơ, tôi không muốn phơi ra bất kỳ điều gì khác về bản thân mình trước công chúng yêu văn chương. Những gì muốn chia sẻ, cần chia sẻ, đều đã nằm trong những con chữ. Người đọc sẽ hiểu theo cách của mỗi người. Tác phẩm là cây cổ thụ nghìn năm của rừng già, người đọc là tiều phu, vũ khí của tiều phu là chiếc rìu, rìu sắc tới đâu, họ sẽ bóc tách được vỏ cây đại thụ tới đó. Cuộc sống này, người tốt nhiều mà người xấu cũng không ít, người ta biết nhau rất nhiều nhưng hiểu được nhau như Bá Nha –Tử Kỳ thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Một khi không hiểu thấu cho nhau mà muốn chứng tỏ rằng mình hiểu người ta lắm thì cũng là một dạng gây tổn thương. Khi đó buồn đau của người này có thể trở thành câu chuyện mổ xẻ làm vui của người khác.

Tôi nhìn xung quanh tôi bạn bè văn chương rất nhiều, mà cũng có mấy ai vui đâu. Nhất là với phụ nữ, luôn có những cái lạnh lẽo vây quanh mà không ai có thể nhìn thấy, chạm tới, thấu hiểu được…

- Có ai đó đã nói, "căn cước" của người sáng tác là tác phẩm, chị có đồng tình không?

Nhà báo - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan: Dĩ nhiên rồi, người sáng tác cũng như mọi người, chỉ khác nhau ở chỗ họ viết ra được cái suy nghĩ. Tác phẩm chứng minh đẳng cấp của người đeo nghiệp văn chương.

Nhà báo - Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan tên thật là Nguyễn Thanh Bình, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam (Báo Văn nghệ TP.HCM), Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Phan Ngọc Thường Đoan thuộc típ nhà thơ kín tiếng về chuyện đời tư, người yêu thơ chỉ nghe được tiếng lòng của một người đàn bà khát yêu, khát sống nhưng mang nhiều nỗi buồn và cô đơn khi cuộc sống không được vẹn toàn và gặp những trắc trở qua các tập thơ: Lục bát cho khát vọng, Người đàn bà làm thơ và trăng, Đếm cát, Rũ người, Buổi sáng có nhiều chuyện kể…

Thanh Hải

Tin khác

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

Liên hoan Múa rối quốc tế 2024 diễn ra tại Hà Nội

(CLO) Theo dự kiến, Liên hoan Múa rối quốc tế năm 2024 sẽ diễn vào tháng 10 tại Hà Nội. Sự kiện do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức.

Đời sống văn hóa
Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

Ngỡ ngàng với không gian nghệ thuật đặc sắc trên cầu đi bộ ở Hà Nội

(CLO) Những ngày gần đây, người dân Thủ đô Hà Nội đi trên cầu đi bộ bắc qua phố Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật được nên ý tưởng từ "hầm thủy cung" đẹp lung linh, qua nghệ thuật sắp đặt ánh sáng.

Đời sống văn hóa
Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

Lễ hội Sen Đồng Tháp năm 2024 sẽ có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay

(CLO) Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ khai mạc ngày 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, tại TP Cao Lãnh.

Đời sống văn hóa
Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

Tàu du lịch không được đón khách xem Carnaval Hạ Long 2024 trên biển

(CLO) Sở GTVT Quảng Ninh đề nghị không cấp phép cho các tàu du lịch trên biển đón khách du lịch xem chương trình Carnaval Hạ Long 2024, để bảo đảm an toàn.

Đời sống văn hóa
Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

Phát hành bộ tem 'Hà Nội 12 mùa hoa'

(CLO) Bộ tem “Hà Nội 12 mùa hoa” ứng với 12 tháng trong năm với các loài hoa được phỏng theo lời bài hát "Hà Nội 12 mùa hoa" của nhạc sĩ Giáng Son.

Đời sống văn hóa