Con cá tầm thẩm lậu và nguy cơ ảnh hưởng tới 2 mục tiêu quốc gia

Thứ năm, 21/01/2021 09:58 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Từ việc con cá tầm thẩm lậu một thời gian dài vào thị trường Việt Nam cho thấy nguy cơ không chỉ ảnh hưởng rất lớn tới thị trường trong nước mà còn tăng nguy cơ rủi ro trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

1. Mới đây, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Công an và Ban chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp nghiên cứu trước phản ánh tình trạng buông lỏng quản lý, có dấu hiệu tiếp tay cho việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc và Việt Nam.

Việc nhập khẩu lậu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam tạo nên sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường cá tầm trong nước, đồng thời làm tăng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh covid-19 và trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Chỉ thị 05 về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra.

2. Vì sao cá tầm phải nhập lậu? Vì đây là loại thủy sản có giá trị rất cao cả về dinh dưỡng lẫn kinh tế.

 Tại Việt Nam, từ năm 2004, khi Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I hợp tác với Phần Lan đưa trứng cá tầm về thụ tinh và nuôi thử nghiệm thành công tại Sa Pa (Lao Cai), tới nay, thị trường cá tầm trong nước đã có bước phát triển khá nhanh.

Tốc độ gia tăng sản lượng cá tầm tại Việt Nam cũng khá ấn tượng. Nếu như năm 2007, Việt Nam chỉ đạt sản lượng 95 tấn, thì tới năm 2010, Việt Nam đã tăng tới 450 tấn cá tầm. 5 năm sau, cá tầm Việt Nam đã đạt tới mốc 1.585 tấn (2015) và đến năm 2020, theo số liệu từ Tổng cục Thủy sản, đạt khoảng hơn 3.000 tấn. Tính trung bình, mức tăng trưởng sản xuất trong giai đoạn 2007-2020 là 68,75%/năm.

Nhờ sản lượng lớn này, Việt Nam đã trở thành nhóm 10 nước có sản lượng cá tầm lớn nhất thế giới (cùng Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ý, Bungari, Iran, Pháp, Ban Lan, Đức).

Tổng cục Thủy sản cho biết, mục tiêu đến năm 2030, sản lượng cá nước lạnh nuôi (trong đó có cá tầm) đáp ứng được 100% nhu cầu tiêu dùng trong nước và một số sản phẩm cá nước lạnh được xuất khẩu. Sản phẩm trứng cá nước lạnh đạt từ 5.000 kg đến 10.000 kg/năm, giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt khoảng 20-25 triệu USD.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, mục tiêu này có nguy cơ bị ảnh hưởng khi tại nhiều tỉnh nuôi cá tầm trên cả nước đều đang đứng trước tình trạng bị cạnh tranh bởi cá tầm Trung Quốc.

Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản đánh giá, chi phí đầu tư cho các cơ sở nuôi cá nước lạnh là rất lớn, giá bán sản phẩm chưa ổn định, khó cạnh tranh với cá nước lạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt tại các tỉnh khu vực phía Bắc.

Cả nước hiện có 25 tỉnh phát triển nuôi cá nước lạnh, trong đó có cá tầm. Mới đây, khi đưa ra báo cáo đánh giá về những khó khăn, tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ cá nước lạnh, rất nhiều tỉnh đã “than thở” về sự cạnh tranh mạnh từ cá tầm Trung Quốc, ảnh hưởng lớn tới thị trường trong nước.

7-3

TS. Lê Thanh Lựu - ICAFIS, Hội nghề cá Việt Nam (Bộ NN&PTNT), cho biết: Sản lượng cá tầm năm 2019 của Việt Nam ước tính đạt 2.500 tấn (trong đó miền núi phía Bắc đạt khoảng 500 tấn, Tây Nguyên đạt khoảng 2.000 tấn - theo ước tính của nhóm chuyên gia). Trong khi đó, lượng cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc ước tính 4.500 tấn chiếm khoảng 65% nhu cầu của thị trường, nhưng số cá này nhập bằng con đường tiểu ngạch.

Giá cá tầm Trung Quốc trên thị trường tới tay người tiêu dùng chỉ ở mức 140.000-160.000đ/kg, trong khi đó cá tầm nuôi tại Việt Nam giá xuất từ trang trại đã từ 150.000-170.000đ/kg và người tiêu dùng phải trả 200.000-240.000đ/kg.

Chi tiết hơn, TS Lê Thanh Lưu nêu thực tế, cá tầm Trung Quốc hiện diện khắp mọi nơi tại các chợ, nhà hàng, siêu thị nhưng với nhãn hiệu cá tầm Việt Nam. Cá tầm Trung Quốc có chất lượng thấp, giá chỉ bằng 60-70% cá tầm nuôi tại Việt Nam.

Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng mới đây cũng đã có báo cáo về khó khăn, tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ cá nước lạnh tại Lâm Đồng. Trong đó, có khó khăn hạn chế do giá cả và thị trường tiêu thụ cá nước lạnh không ổn định; một số thời điểm cá tầm Trung Quốc vẫn được nhập vào Việt Nam và rất khó phân biệt với cá tầm Đà Lạt, làm ảnh hưởng đến thị trường, giá cả sản phẩm cá nước lạnh.

Hiệp hội phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng cũng đã khẳng định vấn đề nhập khẩu cá tầm Trung Quốc làm ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp trong nước cũng như tiềm ẩn nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.

Sở NN&PTNT các tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang... cũng đồng loạt kêu khó trong cạnh tranh, tiêu thụ sản phẩm với sản phẩm cá tầm nhập qua cửa khẩu từ Trung Quốc. Trong đó, Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái đánh giá, tình hình nuôi cá tầm của tỉnh có phần chững, do có tình trạng cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc vào rất rẻ, khiến giá trong nước không cạnh tranh được, hơn nữa con giống vẫn chủ yếu là nhập từ Trung Quốc nên phần nào bị hạn chế.

Chi cục thủy sản Yên Bái đã có đề nghị Nhà nước cần có biện pháp mạnh cấm nhập lậu sản lượng cá tầm, cá hồi từ Trung Quốc bán phá giá làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ cá tầm, cá hồi nội địa.

3.TS. Lê Thanh Lưu phải thốt lên: Thông tin đại chúng cũng như dư luận xã hội đã nói nhiều về việc cá tầm Trung Quốc được nhập vào Việt Nam bằng con đường chính thức (có giấy phép nhập khẩu) hoặc bằng con đường tiểu ngạch, nhưng thiếu các biện pháp kiểm tra và giám sát, cũng như thiếu sự minh bạch của hệ thống phân phối!

Cũng từ con cá tầm thẩm lậu, không ai có thể kiểm soát được liệu lô sản phẩm nào đó sẽ mang mầm virus Covid-19 ở một nước dịch đang gia tăng du nhập vào Việt Nam?

Chỉ thị 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rõ các Bộ, ngành, địa phương không chủ quan, không để dịch Covid-19 lây lan. Mới đây, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra về y tế trong dịp lễ, Tết năm 2021, trong đó đặc biệt chú trọng việc nhập khẩu những thực phẩm có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Thực phẩm nhập khẩu được Bộ Y tế nhận định là một nguồn lây khác có nguy cơ cao nhiễm Covid-19. Do đó, mới đây, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi các bộ: Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Công thương, Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước đang có dịch bệnh Covid-19.

Thực hiện lấy mẫu trên bao bì để xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đối với các thực phẩm và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19).

Trong một văn bản khác mới đây, Bộ Y tế cũng nêu rõ, ở một số đơn vị, địa phương đã xuất hiện tình trạng chủ quan, không thực hiện đúng, không thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh và nhu cầu tăng cao của thị trường để thực hiện hành vi vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ; vi phạm quy định về khám chữa bệnh…

Cùng với việc thanh tra, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương kết hợp làm tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Từ con cá tầm thẩm lậu một thời gian dài vào thị trường Việt Nam cho thấy thách thức lớn đối với các nhà sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, cho thấy việc giám sát đường biên, giám sát thị trường vẫn còn lỏng lẻo. Nguy cơ ảnh hưởng tới thị trường cá tầm Việt Nam, sức khỏe người dân là hiện hữu, nếu cơ quan chức năng không thực hiện nghiêm, đặc biệt trong giai đoạn nhu cầu thị trường tăng cao dịp Tết, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục bùng phát ở các nước, trong đó có Trung Quốc, nơi có lượng lớn cá tầm nhập lậu về Việt Nam.

Tiến Vinh

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn