Con đường hoàn lương trên xe cơm từ thiện của gã giang hồ Sài Gòn

28/06/2022 18:38

(CLO) Hơn 8 năm qua, kể từ những ngày thoát khỏi con đường tù tội, ông Nguyễn Thanh Cường ngày ngày nấu cơm miễn phí, đem phát cho người dân trước bệnh viện Ung Bướu (TP. HCM), một lòng kiên trì trên con đường quay về với cái thiện.

Cứ vào buổi trưa các ngày thứ 2, 3, 4, 5, bệnh nhân tại khu vực bệnh viện Ung Bướu (quận Bình Thạnh, TP. HCM) lại nhìn thấy bóng dáng quen thuộc của người đàn ông da ngâm đen, tay cầm loa liên tục hô "bà con xếp hàng lấy cơm nha".

Theo tìm hiểu, đó là ông Nguyễn Thanh Cường (52 tuổi, ngụ quận 3), người trong giới... giang hồ của năm 1980 đã từng gọi ông với biệt danh khét tiếng là Cường Ba Cu.

Theo tìm hiểu, đó là ông Nguyễn Thanh Cường (52 tuổi, ngụ quận 3), người trong giới... giang hồ của năm 1980 đã từng gọi ông với biệt danh khét tiếng là Cường Ba Cu.

Bài liên quan

Khiếm khuyết đôi chân, thầy giáo trẻ vẫn miệt mài “gieo chữ” trên chiếc xe lăn

Câu chuyện xúc động của người đẹp ngồi xe lăn đăng quang Á hậu ở Mỹ

Nhà sư hơn 7 năm theo đuổi hành trình trao ‘đôi chân’ cho người khuyết tật

Xúc động với hình ảnh chống dịch, được tái hiện đủ đầy tại quán cà phê ở TP. HCM

Ông Cường cho biết, dù để biển phát cơm miễn phí lúc 15h, nhưng ông thường phát từ khoảng 12h trong những ngày trời mưa hoặc nếu người bệnh đến đợi quá sớm.

Ông Cường cho biết, dù để biển phát cơm miễn phí lúc 15h, nhưng ông thường phát từ khoảng 12h trong những ngày trời mưa hoặc nếu người bệnh đến đợi quá sớm.

Khi xe chở cơm vừa đến, một nhóm gần 10 người ùa vào, mỗi người phụ một việc, thành thạo khiêng những thùng thức ăn xuống. Đây được biết là những người ở xung quanh khu vực bệnh viện, có người bán vé số, bán hàng, có người chạy xe ôm, vô gia cư hay trẻ nhỏ.

Khi xe chở cơm vừa đến, một nhóm gần 10 người ùa vào, mỗi người phụ một việc, thành thạo khiêng những thùng thức ăn xuống. Đây được biết là những người ở xung quanh khu vực bệnh viện, có người bán vé số, bán hàng, có người chạy xe ôm, vô gia cư hay trẻ nhỏ.

Mỗi bệnh nhân nhận được một suất ăn gồm cơm, thức ăn mặn, canh, trái cây và 20.000 đồng tiền mặt. Tại đây, hàng trăm người cầm khay cơm, đứng xếp hàng ngay ngắn, trật tự để nhận những phần ăn còn nóng ấm từ nhóm của ông Cường.

Mỗi bệnh nhân nhận được một suất ăn gồm cơm, thức ăn mặn, canh, trái cây và 20.000 đồng tiền mặt. Tại đây, hàng trăm người cầm khay cơm, đứng xếp hàng ngay ngắn, trật tự để nhận những phần ăn còn nóng ấm từ nhóm của ông Cường.

"Ông Cường hay 'chửi' lắm. Ai mà mất trật tự, chen hàng là bị la ngay. Nhưng không ai giận hết, thấy vậy chứ ổng dễ thương, tốt với người dân lắm", một bệnh nhân đến nhận cơm chia sẻ.

Nhớ lại ngày tháng rơi vào tù tội, ông Cường chia sẻ bản thân chưa bao giờ cảm thấy “hối hận đến thế”. Từ năm 17 tuổi, người này bị bắt vì tội cướp giật tài sản. Sau khi ra tù, không nghề nghiệp, ông tìm đủ cách để kiếm sống. Trong lần gặp bạn cũ được rủ rê rồi ông bắt đầu nghề cờ bạc. Nghề mới này cho ông dư dã tiền bạc, chơi bời nhưng cũng buộc ông không dưới 3 lần phải ra vào tù liên tiếp. Đến thời điểm khoảng năm 2000 ông lấy vợ, hoàn lương và quyết làm lại cuộc đời.

Nhớ lại ngày tháng rơi vào tù tội, ông Cường chia sẻ bản thân chưa bao giờ cảm thấy “hối hận đến thế”. Từ năm 17 tuổi, người này bị bắt vì tội cướp giật tài sản. Sau khi ra tù, không nghề nghiệp, ông tìm đủ cách để kiếm sống. Trong lần gặp bạn cũ được rủ rê rồi ông bắt đầu nghề cờ bạc. Nghề mới này cho ông dư dã tiền bạc, chơi bời nhưng cũng buộc ông không dưới 3 lần phải ra vào tù liên tiếp. Đến thời điểm khoảng năm 2000 ông lấy vợ, hoàn lương và quyết làm lại cuộc đời.

“Ba đã đừng đánh tôi gãy ngón tay vì tội trộm cắp, sau đó từ mặt tôi luôn. Đến trước lúc mất, ba trăn trối kêu tôi ráng làm người. Tôi hối hận, khóc 3 ngày 3 đêm rồi quyết định buông bỏ”, ông Cường nhớ lại.

“Ba đã đừng đánh tôi gãy ngón tay vì tội trộm cắp, sau đó từ mặt tôi luôn. Đến trước lúc mất, ba trăn trối kêu tôi ráng làm người. Tôi hối hận, khóc 3 ngày 3 đêm rồi quyết định buông bỏ”, ông Cường nhớ lại.

Trong một lần tưởng nhớ người bạn mất vì bệnh ung thư, ông tự hứa với bạn nguyện làm từ thiện ở bệnh viện trong 49 ngày để tiễn biệt. Đến hạn, ông ngừng phát thì thấy nhiều người vẫn bỡ ngỡ cầm khay cơm đứng đợi ông. Cầm lòng không nổi, từ đó về sau ông gắn bó với công việc phát cơm miễn phí cho bà con khó khăn.

Trong một lần tưởng nhớ người bạn mất vì bệnh ung thư, ông tự hứa với bạn nguyện làm từ thiện ở bệnh viện trong 49 ngày để tiễn biệt. Đến hạn, ông ngừng phát thì thấy nhiều người vẫn bỡ ngỡ cầm khay cơm đứng đợi ông. Cầm lòng không nổi, từ đó về sau ông gắn bó với công việc phát cơm miễn phí cho bà con khó khăn.

Những ngày đầu theo đuổi hành trình thiện nguyện, quầy cơm của ông thường bị quấy rối bởi hành vi móc túi, giành giật.

Những ngày đầu theo đuổi hành trình thiện nguyện, quầy cơm của ông thường bị quấy rối bởi hành vi móc túi, giành giật.

 Nhưng sau đó, với sự cứng rắn và lòng thương yêu, ông Cường dần cảm hóa được các đối tượng này, “biến” họ từ người xấu trở thành người bạn đồng hành trên con đường tìm lại cái thiện.

Nhưng sau đó, với sự cứng rắn và lòng thương yêu, ông Cường dần cảm hóa được các đối tượng này, “biến” họ từ người xấu trở thành người bạn đồng hành trên con đường tìm lại cái thiện.

Chia sẻ với phóng viên, ông Cường tâm sự ông bị ung thư thanh quản và đang trong giai đoạn điều trị bệnh. Trước đây, ông Cường phát cơm miễn phí suốt cả tuần, nhưng nay sức khoẻ không cho phép nên rút lại còn vài ngày trong tuần. Trung bình mỗi năm, ông Cường phát trong 200 ngày, mỗi ngày 1 bữa 500 suất.

Chia sẻ với phóng viên, ông Cường tâm sự ông bị ung thư thanh quản và đang trong giai đoạn điều trị bệnh. Trước đây, ông Cường phát cơm miễn phí suốt cả tuần, nhưng nay sức khoẻ không cho phép nên rút lại còn vài ngày trong tuần. Trung bình mỗi năm, ông Cường phát trong 200 ngày, mỗi ngày 1 bữa 500 suất.

“Có lúc phát cơm xong, về nhà tôi nôn ra máu vì vết mổ chưa lành. Vợ tôi thấy vậy thì liền phản đối, bắt tôi nghỉ. Nhưng nghỉ làm sao được, bà con họ đợi tôi như thói quen rồi. Tôi nghỉ thì sợ họ buồn, biết dựa dẫm vào ai. Ráng được tới đâu thì tới thôi, nhiều lúc ra thấy họ đợi, tôi muốn ứa nước mắt”, ông Cường bộc bạch.

“Có lúc phát cơm xong, về nhà tôi nôn ra máu vì vết mổ chưa lành. Vợ tôi thấy vậ y thì liền phản đối, bắt tôi nghỉ. Nhưng nghỉ làm sao được, bà con họ đợi tôi như thói quen rồi. Tôi nghỉ thì sợ họ buồn, biết dựa dẫm vào ai. Ráng được tới đâu thì tới thôi, nhiều lúc ra thấy họ đợi, tôi muốn ứa nước mắt”, ông Cường bộc bạch.

“Cơm từ thiện Ba Cu” của vợ chồng ông Cường cứ thế tồn tại suốt nhiều năm. Ban đầu chỉ có gia đình ông duy trì hoạt động, về sau có thêm nhiều người “góp tay”, không ít Việt kiều xa xôi nghe tiếng cũng đã gửi tiền về để anh Cường có thêm kinh phí hoạt động.

“Cơm từ thiện Ba Cu” của vợ chồng ông Cường cứ thế tồn tại suốt nhiều năm. Ban đầu chỉ có gia đình ông duy trì hoạt động, về sau có thêm nhiều người “góp tay”, không ít Việt kiều xa xôi nghe tiếng cũng đã gửi tiền về để anh Cường có thêm kinh phí hoạt động.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Con đường hoàn lương trên xe cơm từ thiện của gã giang hồ Sài Gòn
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO