(CLO) Sáng nay (24/9), tại Hà Nội đã diễn ra chương trình hội thảo: "Tổng kết dự án tăng cường chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút C tại Việt Nam". GS. Nguyễn Văn Kính (Giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới trung ương) nhận định, Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập trong khám, điều trị vi rút viêm gan C.
GS. Nguyễn Văn Kính (Giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới trung ương) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Lương Minh
Rất nhiều người bệnh không biết tình trạng viêm gan của mình
Bệnh viêm gan đã trở thành nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay có rất nhiều người dân chủ quan với nhưng căn bệnh liên quan đến gan. Phần lớn là do không nắm được tình trạng của bệnh cũng như triệu chứng, mức độ nguy hiểm của từng giai đoạn để kịp thời điều trị và cứu chữa. Do đó, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Đây cũng là vấn đề được GS. Nguyễn Văn Kính (Giám đốc Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương) đề cập đến trong bài thuyết trình về tình hình viêm gan vi rút và các đáp ứng của người Việt Nam trong những năm qua.
Qua đó, GS. Nguyễn Văn Kính nhấn mạnh, căn bệnh này đang trở thành gánh nặng cho xã hội khi số người mắc ngày càng nhiều mà không biết cách nhận biết. Chỉ khi tình trạng đã quá nguy hiểm, bước vào giai đoạn cuối thì người bệnh mới đến bệnh viện chữa trị. Khi đó bệnh đã phát triển thành viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan. Đây là điều rất đáng tiếc.
GS. Nguyễn Văn Kính cho biết, khi bị nhiễm virus viêm gan, người bệnh có thể bị tiến triển nhanh tới viêm gan cấp và suy gan, có thể viêm mạn tính và dẫn đến xơ gan, ung thư gan. Đáng chú ý, bệnh viêm gan virus thường diễn biến thầm lặng, có tới 90% người nhiễm không biết về tình trạng nhiễm virus của bản thân.
Hội thảo thu hút nhiều đại biểu đến từ các sở y tế các tỉnh, huyện trên cả nước tham gia. Ảnh: Lương Minh
Theo số liệu của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng hơn 10 triệu ca nhiễm virus viêm gan B và C. Có 8 triệu người đang trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Và trong số đó, có 22.000 người tử vong vì ung thư gan. Đây là một con số khiến các tổ chức và cơ sở y tế phải "đau đầu" trong việc xử lý và điều trị. Nhiều bệnh nhân, khi được điều trị gan đã khỏi nhưng khi về đời thường sinh hoạt vẫn giữ thói quen, nề nếp cũ như uống rượu bia, ăn nhiều chất béo, ngọt, lười vận động... Điều này chính là thủ phạm, một lần nữa lại tàn phá gan người bệnh một cách nhanh chóng.
"Đây chính là khó khăn trong công tác điều trị bệnh gan tại Việt Nam. Ngoài ra một nguyên nhân cũng ít người chú ý là việc sử dụng thuốc dài ngày; Người gầy, suy dinh dưỡng cũng dễ dẫn đến gan nhiễm mỡ và các bệnh lý về gan. Cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến rất nhiều người chủ quan coi những triệu chứng mệt mỏi, chán ăn là điều bình thường và không đi khám sức khỏe định kỳ. Theo đó, chức năng gan càng ngày suy giảm và dẫn đến viêm gan khi nào không hay" GS.Nguyễn Văn Kính cho biết thêm về thực trạng bệnh viêm gan tại Việt Nam
Bệnh viêm gan vi rút C và những bất cập trong khám và điều trị
Đứng trước thực trạng như trên, GS. Nguyễn Văn Kính tiếp tục lý giải tại sao Việt Nam lại có số người tử vong do các bệnh về gan lại cao như vậy. Bởi hàng loạt các bất cập kéo theo như: Việc chẩn đoán và điều trị vẫn còn tập trung quá nhiều ở tuyến trung ương và khu vực. Gía thành thuốc DAAs trong điều trị viêm gan vi rút C còn cao so với khả năng chi trả của người bệnh. Đặc biệt là nhóm có tỷ lệ mắc viêm gan vi rút C cao như IDUs, HIV.
Ngoài ra những thuốc có trong danh mục thuốc được bảo hiểm y tế thanh toán thì tỷ lệ thanh toán còn thấp (50%), nhưng hầu hết cũng chưa được triển khai tại các tỉnh. Không những thế, năng lực cán bộ y tế về điều trị viêm gan vi rút C còn chưa đồng đều. Ở các tuyến tỉnh, đặc biệt tuyến huyện còn tương đối hạn chế.
Theo đó, đi từ kết quả dự án phối hợp giữa CHAI (chương trình viêm gan toàn cầu) về tăng cường chẩn đoán và điều trị viêm gan C tại Việt Nam; Và những chia sẻ của BS. Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm y tế Nam Từ Liêm, Hà Nội về triển khai chuẩn đoán, điều trị viêm gan C tại cơ sở tuyến quận, huyện Hà Nội; Theo kết quả điều tra ban đầu năm 2019 của Cục Y tế Dự phòng và US CDC cho biết, tỷ lệ anti-HCV dương tính:1,8%2; Tỷ lệ kháng nguyên lõi HCV (HCVcAg): 1,0%2; Tỷ lệ anti-HCV dương tinh ở người tiêm chích ma túy: 50-70%1; Tỷ lệ anti-HCV dương tinh ở người nhiễm HIV: 26-44%1... Đây đều là những con số cảnh báo nguy cơ mắc mới cũng như tử vong do viêm gan C trong tương lai sẽ tăng nếu không có biện pháp cụ thể và thiết thực.
GS. Nguyễn Văn Kính khuyến nghị, trong thời gian tới Việt Nam cần tích cực hơn nữa trong việc tăng cường tiếp cận chuẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút C, bởi đây là căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao mà người bệnh thường thờ ơ, khó nắm bắt bệnh.
Từ đây, GS. Nguyễn Văn Kính đề xuất các kế hoạch mang tính dài hạn như: Hành động quốc gia loại trừ VGB, HIV và giang mai từ mẹ sang con. Theo đó sẽ có hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị VGB, VGC, hướng dẫn kỹ thuật dự phòng lây truyền VGB, HIV và giang mai từ mẹ sang con. Tại nơi đây, sẽ có các giám sát viêm gan tại bệnh viện và cộng đồng.
Trong công tác tiếp cận chẩn đoán, điều trị: Đối với người bệnh cần có những chính sách tri trả qua bảo hiểm y tế về các danh mục xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi điều trị, thuốc điều trị viêm gan B, C tại bệnh viện. Đối với cán bộ y tế, cần xây dưng các tài liệu đào tạo liên tục, công cụ hỗ trợ cán bộ y tế để thực hiện chẩn đoán, điều trị viêm gan tại tuyến tỉnh, huyện. Thường xuyên, tổ chức các khóa tập huấn trực tiếp, trực tuyến về chẩn đoán và điều trị viêm gan B, C hoặc lồng ghép các chương trình tập huấn khác. Tăng cường hỗ trợ, giám sát kỹ thuật từ tuyến trên đến tuyến dưới.
Ngoài ra, GS. Nguyễn Văn Kính cũng nhấn mạnh việc huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế để xây dựng chính sách, triển khai các chương trình hỗ trợ chẩn đoán, điều trị: WHO, CDC, CHAI, ANRS, Path, MDM, để đem lại nhiều lợi ích cho người dân trong việc khám chữa bệnh.
Cuối cùng, một biện pháp được GS. Nguyễn Văn Kính cho là then chốt và quyết định đẩy lùi, hạn chế tối đa các bệnh viêm gan vi rút C cho người dân là việc đẩy mạnh thông tin, giáo dục, truyền thông và tăng cường nhận thức của cộng đồng về viêm gan để người dân có thể tự nhận biết, phòng tránh và đến cơ sở y tế khám, chữa bệnh kịp thời. Nhằm giảm thiểu những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho người bệnh.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Một người nhà của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt, sau đó tấn công bác sĩ này. Khi điều dưỡng hỏi tại sao đánh bác sĩ thì người này nói “tao thích thì tao đánh và tiếp tục đe dọa bác sĩ”.
Vào ngày 31/3-1/4, hội nghị quốc tế ENT Masterclass® được diễn ra tại BVĐK Hồng Ngọc, đánh dấu lần đầu tiên tổ chức đào tạo bác sĩ tai mũi họng hàng đầu thế giới - ENT Masterclass® đến Việt Nam. Sự kiện đã mang đến những cập nhật y khoa, đồng thời tạo cầu nối giữa các chuyên gia trong và ngoài nước.
(CLO) Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo về công tác chuẩn bị nguồn nhân lực y tế để triển khai hiệu quả các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngay khi cơ sở mới của Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn hoạt động.
"Cứ nghĩ mình sẽ phải sống chung với tiểu đường cả đời trong lo âu, nhưng không ngờ tôi đã tìm ra giải pháp giúp đường huyết ổn định, cơ thể khỏe mạnh hơn!" – Chú Huỳnh (63 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang) chia sẻ với ánh mắt đầy sự phấn khởi.
(CLO) Theo báo cáo, từ đầu năm đến nay toàn thành phố ghi nhận 1275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn (1 trường hợp tử vong).