(CLO) Triển lãm ảnh “Khám phá Peru: Chuyến du hành thị giác từ vùng biển tới núi cao và rừng rậm” đang diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện do Đại sứ quán Peru, UBND Thành phố Hà Nội... phối hợp tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 203 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Peru (28/07/1821 – 28/07/2024) và 30 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Peru - Việt Nam (14/11/1994 – 14/11/2024).
Triển lãm trưng bày 29 bức ảnh về cảnh quan thiên nhiên và thế giới động thực vật đa dạng nằm tại các khu bảo tồn thiên nhiên, trải dài trong ba vùng địa lý của quốc gia: vùng biển, vùng núi cao (dãy Andes) và vùng rừng rậm (lưu vực sông Amazon), cũng như các hoạt động du lịch sinh thái mà du khách có thể trải nghiệm khi tới đất nước Nam Mỹ này.
Tại sự kiện, bà Patricia Yolanda Ráez Portocarrero, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam và Peru đã trải qua một hành trình tuyệt vời dựa trên sự tôn trọng, hợp tác và tình hữu nghị tốt đẹp. Trong 30 năm qua, hai quốc gia đã cùng nhau xây dựng mối quan hệ đối tác trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại, văn hóa cho đến chính trị, ngoại giao. Đặc biệt, hai nước đều nằm trong danh sách các quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao hàng đầu thế giới.
“Triển lãm lần này đóng vai trò như một cây cầu văn hóa, kết nối người dân Việt Nam tới bức tranh cảnh quan đầy màu sắc và đa dạng sinh học của Peru. Thông qua ống kính của các nhiếp ảnh gia, chúng tôi mời quý vị cùng tham gia vào hành trình khám phá những kỳ quan thiên nhiên đặc sắc của Peru và cùng suy ngẫm về trách nhiệm bảo vệ hành tinh - môi trường sống của chúng ta. Đồng thời, triển lãm cũng mang tới một không gian giao lưu và trao đổi văn hóa giữa nhân dân hai nước Peru và Việt Nam” – Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Peru tại Việt Nam cho biết.
Cũng tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VHTT&DL) Trần Nhất Hoàng đánh giá cao các hoạt động văn hoá đã giúp quảng bá vẻ đẹp đất nước, con người và đưa người dân hai nước vốn có nhiều thiện cảm, tình đoàn kết, sự ủng hộ và mong muốn hợp tác tốt đẹp xích lại gần nhau hơn.
Các tác phẩm nhiếp ảnh trưng bày tại triển lãm lần này được cung cấp bởi Cục Quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Peru (SERNANP), đại diện cho nỗ lực bảo tồn và quảng bá di sản thiên nhiên của chính phủ Peru và cũng là lời kêu gọi nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chung tay bảo vệ và phát triển nền đa dạng sinh học của quốc gia.
Được ví như như một “trải nghiệm du lịch từ xa", triển lãm ảnh mang tới cho công chúng Thủ đô cơ hội tìm hiểu về thiên nhiên tươi đẹp, địa hình đa dạng và hệ sinh thái phong phú của Peru cũng như tiềm năng du lịch của quốc gia Nam Mỹ này. Đặc biệt, người xem sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ từ cảnh quan và hệ sinh thái phong phú của những khu bảo tồn nổi tiếng nhất tại Peru, được các tổ chức quốc tế công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Trong số đó, có thể kể đến Vườn Quốc gia Huascarán thuộc dãy Andes, được công nhận là Di sản Thế giới; Vườn Quốc gia Manu, một trong những nơi có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới, được Unessco công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới và Khu Dự trữ Sinh quyển vào năm 1987; Khu Bảo tồn Quốc gia Titicaca, thuộc địa phận hồ nước cao nhất thế giới mà các tàu lớn có thể qua lại; và Khu Di tích Lịch sử Machu Picchu, một trong Bảy Kỳ quan Thế giới Hiện đại, cũng là khu bảo tồn thiên nhiên thu hút khách tham quan nhiều nhất Peru.
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 23/07/2024, tại Phòng triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
(CLO) Chào đón năm mới 2025 và thực hiện chương trình kích cầu du lịch sau mưa lũ lịch sử tháng 9/2024, UBND thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã triển khai kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc phục vụ du khách tới thăm địa phương dịp nghỉ lễ Tết dương lịch 2025.
(CLO) Hyundai Motor và Cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) vừa thông báo kế hoạch thu hồi hơn 145.000 xe điện do một lỗi có thể gây mất điện khi đang lái xe, làm tăng nguy cơ tai nạn.
(CLO) Kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 là một “trái ngọt” dành cho tỷ phú Elon Musk. Vào 22/10, tỷ phú này đã lập kỷ lục tài chính mới, với con số khổng lồ gần 350 tỷ USD, theo CNN và Bloomberg.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Thẩm mỹ trang phục cung đình với những điển chế nghiêm ngặt đã lan tỏa, giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài Huế, điều không dễ tìm thấy ở những vùng miền khác.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dịp cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch hàng năm, người dân trồng đào làng Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP Hà Nội) lại tất bật tuốt lá, nuôi mắt để cho đào ra nụ nở đúng dịp Tết Nguyên đán 2025.
(CLO) Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” thể chế và sẽ là hành lang pháp lý quan trọng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Hàng trăm tài liệu, cổ vật có niên đại cách ngày nay hơn 2.000 năm, phản ánh sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.