Công lý đám đông và những cách hành xử bần hèn

Thứ năm, 24/10/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong thời đại mạng xã hội bùng nổ, việc cổ súy cho các hành vi vi phạm pháp luật chưa bao giờ lại phức tạp và tai hại khôn lường như hiện nay. Người ta gọi đó là “công lý đám đông”, rừng rú, bần hèn và vi phạm nghiêm trọng cả về đạo đức lẫn luật pháp.

1. “Công lý đám đông” được hiểu nôm na là khi công chúng trực tiếp thực thi luật pháp bằng cách tự mình kết án và thi hành án đối với người mà họ cho là có tội, bằng mọi hành vi, thủ đoạn. Khái niệm trên ở thực tế cuộc sống Việt Nam không lạ, không mới, bởi có rất nhiều ví dụ đau xót.

Gần đây nhất, là trường hợp của anh công nhân tên Đoàn Văn Tí (30 tuổi, quê An Giang, làm việc tại một khu công nghiệp tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) cách đây 2 năm đã đánh đập con nhỏ trong lúc say rượu, bị quay clip.

Clip khi được phát tán trên mạng xã hội đã gây sự phẫn nộ lớn trong công chúng, dẫn tới việc nhiều thanh niên kéo tới nhà trọ anh này truy tìm, phá cửa, đánh đập và làm nhục. Anh Tí chỉ ngưng bị đánh đập, hành hạ khi lực lượng công an tới can thiệp, giải cứu.

Người cha bạo hành con bị rất nhiều người kéo đến nhà hành hung, làm nhục. Ảnh cắt từ clip.

Người cha bạo hành con bị rất nhiều người kéo đến nhà hành hung, làm nhục. Ảnh cắt từ clip.

Sau khi bị lên án và đánh đập, anh Tí đã xin lỗi và ngỏ ý mong được tha thứ cho hành vi của mình. Người này cho biết vụ việc xảy ra từ 2 năm trước trong một lần anh ta say xỉn.

Tiếp đó, một tài khoản Facebook tên là Nguyễn Lâm Hoài An đã thừa nhận hành vi đánh người, gửi lời xin lỗi đến nạn nhân và cộng đồng mạng. Tài khoản Facebook trên thừa nhận dù chưa tìm hiểu sự việc nhưng đã cùng với “anh em mạng xã hội” tìm và tát ông bố này.

“Công lý đám đông” đã được thực thi, nhưng lúc này hiện ra như một thứ “công lý bần hèn” với một đám đông phẫn nộ và dốt nát khi truy bức, làm nhục một công dân yếu thế. Nghiêm trọng hơn, đó là một chuỗi hành vi vi phạm pháp luật.

2. Trong vụ án xâm phạm chỗ ở, đánh người và làm nhục người khác ở Tiền Giang, lúc đám đông cuồng nộ đi “thay trời bắt nạt” cũng là lúc một tài khoản Facebook có hàng triệu người theo dõi đăng nội dung “cổ vũ”.

Cụ thể, Facebook Đàm Vĩnh Hưng đã đăng lời kêu gọi giới “hiệp sĩ, anh em giang hồ cho thằng này nếm mùi của những cái tát liên tục vô bản mặt chó của nó giùm tui”; “tui muốn treo giải thưởng 20 triệu uống cà phê chơi cho ai tát vô mặt nó liên tục y chang như vậy”, và còn chú thích “nhớ quay clip”...

“Thằng này” mà Facebook Đàm Vĩnh Hưng đề cập chính là nạn nhân Đoàn Văn Tí. Và gần như ngay lập tức, việc “lấy cái ác trừng trị cái ác” của Facebook Đàm Vĩnh Hưng đã khiến dư luận bất bình, đã khiến một công dân yếu thế bị hành hạ, làm nhục.

Đánh giá về việc này, luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho rằng kêu gọi, kích động, xúi giục người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chính là hành vi trái pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mà người thực hiện có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

Dòng chia sẻ trên trang cá nhân của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hiện đã bị xóa. Ảnh chụp màn hình.

Dòng chia sẻ trên trang cá nhân của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hiện đã bị xóa. Ảnh chụp màn hình.

Nếu người bị kích động, xúi giục thực hiện hành vi phạm tội, tức cấu thành một tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự thì người kêu gọi có thể bị truy cứu với vai trò là đồng phạm, trong một số trường hợp là vai trò tổ chức. Tuy nhiên, để truy cứu người kêu gọi, cơ quan điều tra phải chứng minh được hành vi phạm tội đó có tác động của sự kêu gọi.

Luật sư Hưng khuyến cáo, dù là người bình thường hay người nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội đều nên cân nhắc khi kêu gọi trừng phạt người khác, đặc biệt trên không gian mạng. “Ở đây là treo thưởng để đến tát, còn nếu nghiêm trọng hơn là treo thưởng để trộm cướp, giết người thì sẽ ra sao? Không thể hành xử ngoài khuôn khổ pháp luật được”, luật sư Hưng nhận định.

Cùng quan điểm, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho rằng hành vi của những người tới đánh đập anh Tí có dấu hiệu cấu thành tội Cố ý gây thương tích hoặc tội Làm nhục người khác. Nếu họ đánh đập, làm nhục người khác theo lời kích động, xúi giục của trang Facebook Đàm Vĩnh Hưng để nhận thưởng thì người đăng tải lời xúi giục đó có thể bị coi là đồng phạm với tội danh tương ứng.

Lúc này, Facebook Đàm Vĩnh Hưng và đám đông cuồng loạn cần phải “thức tỉnh”: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở hợp pháp, về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm!

3. Mới đây, trao đổi với Zing.vn, đại tá Nguyễn Hồng Khắc - Trưởng công an TP. Mỹ Tho cho biết đã nắm thông tin về việc trang Facebook Đàm Vĩnh Hưng xúi giục cộng đồng mạng đánh người khác và treo thưởng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, đơn vị này đang tập trung điều tra vụ anh Tí bạo hành con trai và bị đám đông hành hung nên chưa xem xét, làm rõ vụ việc liên quan đến Facebook Đàm Vĩnh Hưng.

Tiếp đó, ĐBQH Phạm Văn Hòa - Phó Trưởng đoàn ĐBQH Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của QH, nhận định việc làm của chủ Facebook Đàm Vĩnh Hưng là vi phạm pháp luật.

Theo ông Hòa, mọi công dân phải chấp hành nghiêm luật pháp. Đặc biệt, với những người nổi tiếng, được công chúng mến mộ, yêu thích mà có hành vi kích động người dân hành xử trái quy định của pháp luật là không thể chấp nhận. “Việc làm này là hành vi trái pháp luật, cần phải xử lý nghiêm minh để tránh tạo tiền lệ xấu trong xã hội sau này. Nếu đến mức xử lý hình sự phải truy cứu trách nhiệm hình sự, còn không cũng phải phạt vi phạm hành chính, công bố công khai cho người dân biết đây là hành vi phản cảm, không thể chấp nhận được, để phòng ngừa, răn đe”, ông Hòa nói.

Ủy viên Ủy ban Pháp luật tái khẳng định “Facebook Đàm Vĩnh Hưng kích động, lôi kéo nhiều người đến hành hung một người là hành vi rất phản cảm, xử sự theo kiểu côn đồ, không thể chấp nhận được”.

Từ việc cơ quan điều tra chú ý, ĐBQH và cộng đồng lên tiếng mạnh mẽ với Facbook Đàm Vĩnh Hưng và đám đông hoang dã, đã cho thấy việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và làm rõ hành vi của các cá nhân liên quan trở nên rất cần thiết và gấp gáp.

Bởi lẽ, chúng ta không thể chống lại cái xấu bằng các hành vi sai trái, không thể để tồn tại những kẻ “nhân danh công lý” nhưng hành xử bần hèn, đe dọa sự tôn nghiêm của luật pháp.

Có rất nhiều lý do để “công lý đám đông” có đất sống, trong đó có việc thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu niềm tin vào cơ quan tư pháp, nhưng quan trọng nhất là chúng ta không nhận thức rõ rằng ta không thể chống lại cái sai, cái xấu, cái ác bằng các hành vi bất hợp pháp tương tự.

Kiên Giang

Tin khác

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

Việt Nam quê hương ta đẹp lắm…

(CLO) Trong những ngày này, cả nước đang hồ hởi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn
Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn