Mô hình báo chí - công nghệ (Media - tech): Hướng đi tất yếu của báo chí thời chuyển đổi số

Công nghệ - Một nửa còn thiếu

Thứ ba, 21/06/2022 10:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Báo chí và công nghệ đang được xem như hai mảnh ghép để giúp một cơ quan truyền thông, một tòa soạn chuyển đổi số thành công.

Mô hình báo chí - công nghệ (Media - tech): Hướng đi tất yếu của báo chí thời chuyển đổi số

Báo chí Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, đón nhận làn sóng ồ ạt của sự chuyển dịch sang không gian số. Nhiều cơ quan báo chí đang hướng đến mô hình Media- tech đồng thời cũng đứng giữa nhiều sức ép trong lựa chọn, đi nhanh, đi chậm, hay đi quyết liệt? Công nghệ ứng dụng vào sản xuất báo chí như thế nào? Thay đổi tư duy, hành động và văn hóa tòa soạn… ra sao cho phù hợp? Các cơ quan báo chí đang ứng dụng công nghệ thế nào để xây dựng mô hình Media- tech? Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trò chuyện với một số lãnh đạo các cơ quan báo chí, chuyên gia truyền thông để tìm lời giải cho những trăn trở này.

Tầm quan trọng của mảnh ghép công nghệ

Xu hướng chuyển đổi số đã bắt đầu được các cơ quan báo chí Việt Nam theo đuổi và áp dụng cách đây từ hơn một thập kỷ trước, thậm chí có thể sớm hơn. Như lời ông Đinh Đắc Vĩnh - Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) chia sẻ trong Hội báo Toàn quốc 2022 vừa qua, thì ngay từ những năm 2010 - 2021, VTV đã có khẩu hiệu 5 chữ “Thay đổi hay là chết”. Có nghĩa, báo chí Việt Nam đều đã thừa nhận từ lâu rằng sự thay đổi, mà cụ thể lúc này là chuyển đổi số, là con đường mà mọi cơ quan báo chí cần phải theo đuổi nếu muốn phát triển.

cong nghe  mot nua con thieu hinh 1

Tuy nhiên, làm thế nào để có thể chuyển đổi số thành công thì đến nay có lẽ vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với nhiều cơ quan truyền thông, nhiều tòa soạn. Và để giải quyết vấn đề này, điểm mấu chốt nằm ở khái niệm mô hình báo chí công nghệ (Media-Tech).

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - nhà báo Lê Quốc Minh từng chia sẻ trong Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI rằng: “Báo chí công nghệ đang làm thay đổi thói quen của công chúng sang những nền tảng di động. Việc đọc, nghe, xem báo chí trực tuyến cũng đã dịch chuyển từ thụ động sang chủ động; hình thành xu hướng cung cấp, lan tỏa, kết nối thông tin dựa trên công nghệ...”.

Có nghĩa, báo chí và công nghệ đang được xem như hai mảnh ghép để giúp một cơ quan truyền thông, một tòa soạn chuyển đổi số thành công. Và có thể nói, hai vấn đề này có tầm quan trọng không kém gì nhau, thậm chí phần Công nghệ (Technology) thậm chí có phần thiết thực, mang tính thời đại và ở một khía cạnh nào đó chiếm ưu thế hơn vào thời điểm này.

Dẫu vậy, nhiều tòa soạn, nhiều cơ quan truyền thông hiện vẫn chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của “mảnh ghép” công nghệ, chưa đầu tư đúng mực và cũng phải thừa nhận chưa có đủ kinh nghiệm trong vấn đề này. Dẫu sao, phần lớn các cơ quan truyền thông, các tòa soạn truyền thống tại Việt Nam cũng chỉ mới đang trong giai đoạn chuyển sự tập trung của mình sang vấn đề kỹ thuật, công nghệ… sau một thời gian dài làm báo truyền thống, đặc biệt đối với các tờ báo nhỏ hoặc báo địa phương.

Tầm quan trọng của công nghệ trong công cuộc chuyển đổi số đã được thể hiện rất rõ thông qua việc một số tập đoàn công nghệ đang cho thấy ưu thế rõ rệt khi tham gia vào lĩnh vực báo chí trên thế giới, cũng như một phần nào đó ở Việt Nam. Đây cũng là một vấn đề không mới, nhưng vẫn rất nóng. Hay nói cách khác, mô hình này ngược lại với mô hình Báo chí - Công nghệ, mà là Công nghệ - Báo chí; tức các tổ chức công nghệ sẽ tăng cường tham gia hoặc hợp tác trong lĩnh vực báo chí để phát huy thế mạnh công nghệ của mình.

Điều đó cho thấy rằng, một cơ quan truyền thông, một tòa soạn báo giờ đây còn phải là một trung tâm công nghệ hiện đại, bắt kịp với xu hướng thời đại 4.0 đang thay đổi từng ngày; không chỉ cần những phóng viên, những nhà báo giỏi, những nguồn tin độc, mà còn phải cần những kỹ sư công nghệ thông tin xuất sắc và cả một hệ thống quản lý dữ liệu công nghệ cao, hiện đại và thường xuyên được cập nhật - hay còn được gọi chung là Big Data. Như đã nói, 2 vấn đề này, 2 nguồn lực này đang quan trọng không kém gì nhau, nếu một tổ chức báo chí nào muốn giữ chân và đặc biệt nếu muốn có thêm được độc giả.

Báo chí công nghệ - Giải pháp của truyền thông thế giới

Mô hình Cơ quan báo chí công nghệ thực ra đã được chứng minh là bí quyết, hay đơn giản chính là cách thức hiển nhiên, để báo chí chuyển đổi số thành công. Hầu hết các hãng tin lớn đang làm mưa làm gió trên thế giới đều có một tập đoàn công nghệ đằng sau, hoặc sở hữu một đội ngũ công nghệ khổng lồ.

Điển hình nhất là Washington Post khi tờ báo này đã hồi sinh và tạo ra một cú lột xác ngoạn mục sau khi được mua lại bởi tỷ phú công nghệ và truyền thông Jeff Bezos vào năm 2013. Trước đó, Washington Post gần như đứng trước nguy cơ đóng cửa, như hầu hết các tờ báo in khác tại Mỹ. Họ đã tìm đến những ông trùm công nghệ truyền thông hàng đầu để cứu tờ báo, từ Steve Jobs, Bill Gates, Mark Zuckerberg và tất nhiên cả Jeff Bezos. Có nghĩa, chính bản thân ông chủ cũ của tờ báo cũng hiểu rằng chỉ có công nghệ mới giúp một cơ quan báo chí truyền thống hồi sinh và phát triển trở lại.

Tương tự như vậy, hãng thông tấn Reuters cũng đã hợp nhất với tập đoàn công nghệ truyền thông Thomson Corporation vào năm 2008 để tự cứu lấy mình, sau đó mới có thể tiếp tục phát triển và giữ vững vị thế của một cơ quan truyền thông hàng đầu thế giới cho đến ngày nay. Từ tháng 4/2021, Reuters đã áp dụng chế độ bức tính phí (Paywall) đối với độc giả, với mức giá 34,99 USD một tháng. Theo thống kê mới nhất, doanh thu của Reuters đã tăng tới 5,5% trong quý 1 năm 2022, tương đương 1,67 tỷ USD, phần lớn trong số đó là thông qua các hoạt động bán dữ liệu số và nguồn thu trực tiếp từ độc giả.

“Công nghệ hóa báo chí” cũng là bí quyết đằng sau thành công của các tờ báo lớn nhất và thành công nhất trên thế giới hiện tại. Khác với Reuters và Washington Post, thay vì chuyển nhượng hoặc sát nhập với công ty công nghệ, Bloomberg lại chọn cách mua lại các sản phẩm công nghệ hoặc thậm chí cả những công ty công nghệ về phục vụ cho mình.

Cụ thể, từ năm 2012 đến 2019, họ mua lại Barclays Risk Analytics và Index Solutions hay mua lại CityLab với vô vàn các dữ liệu về giao thông vận tải, môi trường, đời sống, thiết kế… Thực ra, công ty mẹ của các dịch vụ báo chí Bloomberg cũng là một công ty rất mạnh về mảng công nghệ và dữ liệu, tức Bloomberg LP.

Trong khi đó, một hãng tin yêu cầu trả phí tại Hồng Kông (Trung Quốc) là South China Morning Post (SCMP) cũng chỉ có thể làm mưa làm gió ở châu Á và trên thế giới nhờ sức mạnh công nghệ vượt trội. Hãng tin này không phải đâu xa lạ mà đang thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Alibaba của tỷ phú danh tiếng người Trung Quốc Jack Ma.

Tương tự như vậy, những tờ báo nổi tiếng và đang thành công khác cũng đều đang hoạt động theo mô hình Báo chí công nghệ vô cùng đặc trưng như: New York Times, Singapore Press Holdings, Nikkei, Wall Street Journal… Đó đều là những tờ báo cần phải trả phí, đã chuyển đổi số rất thành công và tất nhiên để làm như vậy thì họ không thể là những “tay mơ” công nghệ.

Như vậy, nếu chuyển đổi số là xu thế tất yếu của báo chí Việt Nam và thế giới, thì mô hình Báo chí công nghệ là con đường có thể nói gần như duy nhất vào lúc này để các cơ quan truyền thông và các tòa soạn báo có thể chuyển đổi số thành công!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tôn vinh các tác giả tâm huyết, bản lĩnh, sáng tạo với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(CLO) Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động Cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025).

Nghề báo
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ và xử lý nghiêm vụ hành hung phóng viên ở Thanh Trì

(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa có công văn giao UBND huyện Thanh Trì chủ trì, phối hợp với CATP Hà Nội làm rõ thông tin phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp tại vụ cháy ở Thanh Trì.

Nghề báo
Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

Khởi động cuộc thi viết Sống đẹp lần 4 với chủ đề 'san sẻ yêu thương'

(CLO) Chiều 24/4, Báo Thanh Niên tổ chức lễ phát động cuộc thi Sống đẹp lần 4 – năm 2024 với chủ đề “San sẻ yêu thương”. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 24/4 - 30/9.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Nghề báo
Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

Phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công đoàn, công nhân và người lao động Hà Tĩnh

(CLO) Sáng 24/4, tại UBND tỉnh Hà Tĩnh, Báo Lao Động phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động cuộc thi bút ký, phóng sự viết về công nhân, công đoàn và người lao động tỉnh Hà Tĩnh năm 2024.

Nghề báo