(NB&CL) Việt Nam có ngành công nghiệp điện tử, thậm chí được ghi nhận là “quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới”. Nhưng ít ai biết doanh nghiệp điện tử Việt suốt hơn 20 năm qua cơ bản “sống mòn”, cho đến khi Mobiistar rút khỏi Ấn Độ, hay lùm xùm “Made in Vietnam” liên quan tới Asanzo được “kích hoạt”.
1. Đầu tháng 7/2019, thông tin chiếc điện thoại thương hiệu Việt Mobiistar rút lui khỏi Ấn Độ sau hơn một năm gia nhập đã khiến không ít người yêu, quan tâm tới công nghệ tiếc nuối.
Nguyên nhân đơn giản là: Mobiistar India tại Ấn Độ là doanh nghiệp nhận nhượng quyền kinh doanh thương hiệu điện thoại Mobiistar từ Mobiistar Việt Nam. Tuy nhiên, Mobiistar India lại được đầu tư bởi Công ty Vsun (Trung Quốc), phía doanh nghiệp Việt Nam đóng góp thương hiệu, kinh nghiệm thị trường, cùng với đó CEO Ngô Nguyên Kha là đồng sáng lập kiêm CEO. Khi Vsun bị mất thanh khoản và nộp đơn xin phá sản tại Trung Quốc, không thể tiếp tục hậu thuẫn tài chính cho Mobiistar India thì việc đàm phán với một số nhà đầu tư để gây vốn cho Mobiistar India dường như không tiến triển tốt.
Công nghiệp điện tử Việt Nam lúc này rất cần hỗ trợ để vượt thoát, hoặc không bao giờ!
Tiếc nuối, là bởi Mobiistar là doanh nghiệp điện tử Việt hiếm hoi thực hiện khát vọng “vươn ra biển lớn”. Tiếc nuối, là bởi Mobiistar sau 10 năm thành lập đã có được chỗ đứng tại thị trường nội địa, trong bối cảnh nhiều hãng điện thoại Việt thành lập rồi chết yểu. Thậm chí có thời điểm, Mobiistar liên tục nằm trong top 5 các hãng smartphone lớn tại thị trường Việt, với thị phần luôn ổn định ở mức trên dưới 5%, chỉ đứng sau Apple.
Rút khỏi Ấn Độ, Mobiistar sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức tại thị trường trong nước, phải cạnh tranh với hàng loạt thương hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc vốn rất giàu tiềm lực.
Điện thoại thương hiệu Việt lại tiếp tục như con thuyền không bến!?
Tivi Asanzo chiếm thị phần lớn hướng tới nhóm khách hàng phổ thông.
2. Sau khi Mobiistar, tới lượt Asanzo nổi lên như một “hiện tượng lạ”, khi chỉ mất 5 năm (từ 2013) để chiếm 16% thị phần, đứng top 4 thị trường điện tử Việt Nam vốn chật cứng các thương hiệu ngoại lừng lẫy.
“Asanzo sẽ phải là một tập đoàn điện tử đa ngành hàng đầu Việt Nam, gồm 5 lĩnh vực tivi, điện lạnh, điện gia dụng, smartphone và các mặt hàng như laptop, máy tính bảng...”, ông Tam chia sẻ về đích đến của Asanzo.
Tuy nhiên, kế hoạch nói trên của Asanzo đã bị “khựng” lại sau khi Báo Tuổi Trẻ đăng loạt bài nêu việc Asanzo sử dụng linh kiện Trung Quốc, xé nhãn “Made in China” và dán nhãn “Xuất xứ Việt Nam” lên sản phẩm. Sự việc không chỉ là lời cảnh tỉnh cho Asanzo, mà còn cho hàng loạt sản phẩm thương hiệu Việt nhưng ruột “hiệp chủng quốc” khác.
Cũng cần nhớ rằng, suốt hàng chục năm qua, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam gần như sản phẩm gì cũng làm, nhưng rốt cuộc không làm ra sản phẩm gì. Công nghiệp phụ trợ không đáp ứng được nhu cầu lắp ráp trong nước nên dễ hiểu khi chúng ta không có sản phẩm “Made in Vietnam” đúng nghĩa.
3. Thế nào là “Made in Vietnam” tiếp tục gây tranh cãi. Trang công nghệ ICTnews đã sử dụng biểu đồ “Đường cong nụ cười” của Stan Shih (nhà sáng lập Tập đoàn Acer) để lý giải những chia rẽ của người dùng.
Theo đó, trong ngành công nghiệp điện tử, toàn bộ khâu sản xuất có thể chia vào 3 giai đoạn lớn: Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm (nghiên cứu phát triển, thiết kế, chuẩn hoá - cần nhiều chất xám, mang lại giá trị lớn. Những doanh nghiệp này gọi là ODM); Chế tạo sản phẩm (gia công và lắp ráp - cần nhiều công sức, mang lại giá trị thấp. Những doanh nghiệp này gọi là OEM); Bán hàng và dịch vụ hậu mãi (marketing, bán hàng, thương hiệu, dịch vụ hậu mãi - cũng cần nhiều chất xám, mang lại giá trị lớn. Những doanh nghiệp này gọi là OBM).
Theo biểu đồ của Stan Shih, thì càng đi xuống đáy, phần giá trị gia tăng càng thấp. Bất kỳ quốc gia, công ty nào cũng muốn chiếm lĩnh những công đoạn phía trên của “Đường cong nụ cười” - giá trị chất xám. Còn ở dưới, chỉ là “bán mồ hôi”. Đó cũng là ý nghĩa của chuỗi giá trị toàn cầu.
Doanh nghiệp điện tử Việt ở đâu trên trên biểu đồ “Đường cong nụ cười”?
Có thể thấy việc một số sản phẩm điện tử thương hiệu Việt (lắp ráp từ linh kiện hoặc nhập nguyên chiếc), ở một góc nhìn nào đó, đây là một điểm sáng. Bởi dù không trực tiếp nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thì khâu làm thương hiệu, phân phối, bán hàng và hậu mãi chắc chắn đòi hỏi nhiều chất xám và mang lại giá trị hơn khâu chế tạo.
Cần nhớ rằng, hơn 20 năm đã qua, dù doanh nghiệp điện tử Việt Nam hầu hết chết lâm sàng, thì chúng ta vẫn là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới. Thành quả đó là nhờ chính sách khuyến khích đầu tư FDI, nhưng phần lớn giá trị xuất khẩu đều nằm trong tay khu vực FDI (95%), tỷ lệ cung ứng linh kiện từ doanh nghiệp nội địa rất thấp.
Thực tế trên quả thật đau xót nếu nhìn sang các nước châu Á, cách họ kiên trì “nội địa hóa” ngành công nghiệp điện tử. Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đã tập trung nghiên cứu, học hỏi những tiến bộ công nghệ thế giới để phát triển thương hiệu nội địa, trở thành cường quốc về điện tử với Sony, Toshiba, Panasonic…, Hàn Quốc sau đó cũng có bước đi y hệt, tạo nên những hương hiệu hàng đầu thế giới như Samsung, LG…, Trung Quốc chịu trở thành “đại công trường của thế giới”, và giờ họ có những “gã khổng lồ”.
Việt Nam, hoặc là chọn làm “đại công trường”, phát triển công nghiệp phụ trợ. Hoặc là hỗ trợ tối đa cho những Asanzo, Sunhouse, Kangaroo…, vốn đang có chỗ đứng trên thị trường, hay VinSmart giàu tham vọng.
Khi Asanzo tính tới xây dựng nhà máy, VinSmart tâm huyết đeo đuổi phát triển hệ sinh thái các sản phẩm điện tử, công nghệ thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo…, thì công nghiệp điện tử Việt Nam lúc này rất cần hỗ trợ để vượt thoát, hoặc không bao giờ!
(CLO) Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư đã ký một loạt sắc lệnh để áp dụng mức thuế quan tối thiểu 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ và các mức thuế siêu cao khác đối với hàng chục quốc gia khác.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Từ ngày 1/5, du khách quốc tế, bao gồm cả công dân Việt Nam, bắt buộc phải khai báo nhập cảnh trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến Thái Lan.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Barcelona tiếp tục thể hiện phong độ thi đấu ấn tượng khi hạ đẹp Atletico Madrid tỷ số 1-0 trong trận bán kết lượt về Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha 2024/25. Thắng lợi này giúp họ giành quyền vào chung kết với tổng tỷ số 5-4 sau hai lượt trận.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong các cấp chính quyền, trong nhân dân; đồng thời không để ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ, công việc khác.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Nếu như vụ thu hoạch khoai năm 2024, nông dân huyện Phú Thiện (Gia Lai) phải chịu cảnh “mất mùa, mất giá” thì năm 2025 bà con rất phấn khởi vì vụ mùa năm nay thắng lớn. Không những được mùa, giá khoai năm nay liên tục tăng giúp người dân có lãi cao.
(CLO) Tối ngày 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Jack Grealish cùng Omar Marmoush thay nhau ghi bàn giúp Man City đánh bại Leicester tỷ số 2-0, qua đó giúp Man City trở lại Top 4 Ngoại hạng Anh với 51 điểm, bỏ cách đội đứng ngay sau là Newcastle 1 điểm song đang đá hơn 1 trận.
(CLO) Trước khi quyết định mua xe cũ, kiểm tra dấu hiệu tai nạn là bước quan trọng để tránh rủi ro về an toàn và chi phí sửa chữa, khi hơn 30% xe cũ từng gặp sự cố lớn.
(CLO) Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho biết, đến hết tháng 3/2025, tổng số khách du lịch đến với tỉnh Lào Cai đạt 3.042.190 lượt người, tổng doanh thu đạt trên 10.000 tỷ đồng
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.
(NB&CL) Trong Kết luận 126 về một số nội dung tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện) và định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Các chuyên gia cho rằng việc sáp nhập các tỉnh thành sẽ giảm bớt gánh nặng quản lý Nhà nước, mở ra không gian sáng tạo và phát triển cho các địa phương.