Công tác phòng, chống dịch bệnh: Vẫn còn nhiều con số đáng lo ngại

Thứ hai, 18/11/2019 20:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 18/11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị “Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân và triển khai các nhiệm vụ y tế trọng tâm cuối năm 2019”. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh cần sự tham gia các ban ngành và toàn dân.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tổng kết công tác y tế 10 tháng đầu năm 2019. Ảnh: Lương Minh.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tổng kết công tác y tế 10 tháng đầu năm 2019. Ảnh: Lương Minh.

Những con số không thể coi thường

Theo báo cáo từ Bộ Y tế về kết quả công tác y tế 10 tháng năm 2019 cho biết, số ca mắc, tử vong của các bệnh dịch nguy hiểm như lao, phong, sốt rét, HIV/AIDS đã giảm. Ngoài ra, đã thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ > 90% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Công tác kết hợp quân dân y cũng được triển khai sâu rộng trên toàn quốc. Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (đặc biệt là sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng) được quán triệt sâu sắc đến chính quyền cơ sở, huy động sự tham gia của các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch, tập trung vào các hoạt động giám sát, truyền thông, quản lý và kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để bùng phát, lan rộng.

Đồng thời, Bộ cũng cho thực hiện các giải pháp tăng số ngày tiêm chủng tại trạm y tế xã, triển khai tiêm chủng lưu động. Theo đó, trong 10 tháng đầu năm 2019, hầu hết các dịch bệnh truyền  nhiễm có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên, dịch sốt xuất huyết lại có những con số rất đáng báo động. Cho đến thời điểm hiện tại thì dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp. Số ca mắc vẫn có chiều hướng gia tăng tại các tỉnh thành. Theo đó, số tử vong từ sốt xuất huyết tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài sốt xuất huyết, thì dịch tay chân miệng cũng tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Cụ thể, theo thống kê từ đầu năm đến nay, sốt xuất huyết đã ghi nhận 188.529 trường hợp mắc, 36 ca tử vong. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu về số ca tử vong do sốt xuất huyết, có 8 người tử vong. Ngoài ra, rải rác ở các tỉnh thành khác như: Đắk Lắk,  Bình Dương 3 trường hợp tử vong; Bà Rịa Vũng Tàu 4 ca tử vong; Khánh Hòa, Đồng Tháp, Bình Phước, Bạc Liêu, Bình Thuận , Gia Lai mỗi tỉnh có 2 ca tử vong; Quảng Bình, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh , Kiên Giang, An Giang đều ghi nhận 1 ca tử vong.

Theo đó, so với cùng kỳ năm 2018 (56.625/11) số mắc tăng 3,3 lần, tử vong tăng 3,2 lần (25 trường hợp).

Bên cạnh đó, số người mắc tay chân miệng cũng tăng lên 43.088 trường hợp tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 02 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018 số số trường hợp nhập viện tăng 4,2%. So với cùng kỳ giai đoạn 2013-2017, số nhập viện giảm 40%.

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, tình hình hiện tại với những biến đổi khó lường của khí hậu, thì công tác phòng chống dịch bệnh càng cần phải nâng cao đến từng ban ngành, địa phương. Công tác tuyên truyền phải thực sự thấm nhuần đến nhận thức của từng người dân thì công tác phòng, chống mới hiệu quả và đạt kết quả cao.

Qua đó, Bộ trưởng cũng thể hiện sự lo lắng cho diễn biến dịch bệnh vào mùa đông xuân sắp tới, Bộ trưởng Kim Tiến nhận định: “Tôi khá lo ngại về tình hình dịch bệnh trong đông – xuân sắp tới, đặc biệt là bệnh sởi. Chúng ta phải hết sức lưu ý với diễn biến thay đổi thời tiết để có những biện pháp cụ thể phòng, chống bệnh bảo vệ và chăm lo sức khỏe cho người dân.

ảnh minh họa

ảnh minh họa

Giải pháp nào cho tình hình trước mắt

Ghi nhận những thành quả đạt được trong 10 tháng qua và cũng nhìn thẳng vào tình hình trước mắt với những khó khăn, thách thức không nhỏ, Bộ Y tế đã đề ra những biện pháp cho kế hoạch trong tâm trong công tác phòng chống dịch bệnh Đông – Xuân năm 2019. Đó là việc  tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức: Triển khai xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.

Bộ cũng sẽ tiếp tục kiện toàn tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế: cơ bản hoàn thành việc thực hiện mô hình trung tâm kiểm soát bệnh, tật tỉnh, trung tâm y tế huyện đa chức năng và quản lý trạm y tế.  Ngoài ra, xây dựng đề án hình thành các trung tâm kiểm soát bệnh tật trung ương, vùng; Cơ quan kiểm soát dược phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế trung ương và vùng trên cơ sở sáp nhập các đơn vị cùng thực hiện nhiệm vụ.

Đồng thời, cải cách hành chính, thanh kiểm tra, giám sát: Tổ chức thực hiện tốt các nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ. Đơn giản, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, triển khai 1 cửa Bộ Y tế, đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

Đặc biệt, Bộ Y tế chủ trương  phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ y tế, xây dựng các văn bản pháp luật về đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nguồn nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế. Nhằm tăng cường giám sát, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo. Tiếp tục xây dựng chuẩn năng lực cơ bản các ngành khoa học sức khỏe để chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách toàn diện.

Trên quan điểm của việc dự phòng và bảo vệ sức khỏe người dân,TS. Đặng Quang Tấn, Phó cục trưởng, Cục Y tế dự phòng cho biết, “Đứng trước tình trạng, một số dịch bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng…, trong khi một số bệnh có vắc xin dự phòng có tỉ lệ tiêm thấp chưa đạt yêu cầu như: Sởi, bạch hầu, dại,... Đô thị hóa, biến đổi khí hậu, thời tiết năng mưa thất thường dẫn đến sự gia tăng của một số bệnh truyền nhiễm. Theo đó cần tăng cường, đẩy mạnh các công tác phòng, chống dịch bệnh cho thời gian sắp tới là rất cần thiết”.

Đối với công tác dự phòng: Cần tiếp tục thực hiện giám sát chặt chẽ, hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý. Thực hiện tốt cách ly và phòng chống lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế. Đồng thời, thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin kịp thời, chính xác để bộ ngành nắm được và có biện pháp xử lý hiệu quả nhất.

Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kiểm dịch tại các cửa khẩu. Tổ chức điều tra và khoanh vùng xử lý ổ dịch và báo cáo kịp thời các trường hợp mắc bệnh theo quy định. Thực hiện tốt tiêm chủng mở rộng. Đảm bảo tiêm đủ mũi, đúng lịch với các bệnh, đặc biệt đối với bệnh sởi, rubella, ho gà, bạch hầu, viêm não. Rà soát đối tượng, tổ chức tiêm vét, tiêm bổ sung và tổ chức các chiến dịch tiêm phòng để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt ít nhất 95%.

"Đối với công tác điều trị: Phải tập trung các nguồn lực, nhân lực để thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân hạn chế đến mức thấp nhất số trường hợp tử vong. Tổ chức phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thực hiện phòng chống nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Tập huấn phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, tập huấn công tác điều trị bệnh nhân và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật các địa phương, đơn vị tuyến dưới " - Ông Quang Tuấn nhấn mạnh 

Lương Minh

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe