(CLO) Theo người lao động cho biết, Tổng Giám đốc Công ty CP DV và TM Hàng không - Airseco ông Nguyễn Xuân Vui đã dựng lên các hợp đồng góp vốn để lừa tiền của họ. Thực chất đây là khoản tiền mà ông Vui bắt người lao động phải nộp với tên gọi “tiền cọc chống trốn”.
Công ty Airseco quảng cáo rầm rộ về việc đưa người đi du học, xuất khẩu lao động nhưng Tổng Giám đốc Công ty là ông Nguyễn Xuân Vui lại bị người dân khởi kiển ra tòa vì không trả "tiền cọc chống trốn".
Trong bài phản ánh trước, Nhà báo và Công luận đã thông tin tới bạn đọc về sự việc ông Nguyễn Xuân Vui – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Hàng không – Airseco (Công ty Airseco) đã có dấu hiệu chiếm đoạt số tiền của nhiều người thông qua các hợp đồng góp vốn. Nhiều người lao động còn cho biết, Công ty Airseco còn đang có dấu hiệu của việc mở rộng, tiếp tục lừa dối nhiều người lao động cả tin khác để chiếm đoạt tiền vay. Đối tượng bị Công ty này lừa tiền còn có cả thương binh, bệnh binh.
Thực tế Công ty Airseco hoạt động mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, du học tại các nước như Nhật Bản, Đức và đào tạo từ nhiều năm qua. Đến nay, bản thân ông Nguyễn Xuân Vui và Công ty Airseco dường như đang chạy trốn người lao động bởi doanh nghiệp này hiện chẳng có một trụ sở chính thức. Tại địa chỉ phòng 10, tầng 11, tòa nhà Charmvit Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã không còn là trụ sở của Công ty Airseco từ nhiều tháng nay.
Qua tìm hiểu hồ sơ do người lao động cung cấp chúng tôi nhận thấy việc ông Nguyễn Xuân Vui – TGĐ Công ty Airseco đang có nhiều biểu hiện của hành vi vi phạm pháp luật. Bởi thực chất của những hợp đồng góp vốn kia là những khoản “tiền cọc chống trốn” mà người lao động phải nộp cho công ty để được xuất cảnh.
Việc nộp tiền cọc chống trốn dưới vỏ bọc của hợp đồng vay vốn?.
Anh Đinh Ngọc Minh – quê Quảng Ninh đại diện cho nhiều người lao động khi trao đổi với phóng viên cho biết: “Tôi được Công ty Airseco đưa đi xuất khẩu lao động với đơn hàng làm thủy sản tại Nhật Bản. Trước thời điểm đi, ông Vui – Tổng giám đốc có nói là phải nộp một khoản tiền cọc chống trốn là 3.000USD. Tuy nhiên, khi tôi cùng nhiều lao động đến nộp tiền thì bên phía Công ty lại đưa ra một Hợp đồng góp vốn. Khi chúng tôi hỏi tại sao Tổng giám đốc nói là nộp cọc chống trốn mà lại đưa ra hợp đồng góp vốn thì được phía Công ty Airseco giải thích việc nộp cọc chống trốn là theo quy định của Công ty; việc này Luật không cho phép và cứ làm theo Hợp đồng góp vốn. Sau này, người lao động về nước sẽ được hoàn trả lại số tiền này...”.
Nhiều người lao động đã phải chịu đủ mọi khoản chi phí cho Công ty Airseco nhưng đến sát ngày được xuất cảnh, doanh nghiệp này lại yêu cầu người lao động đóng thêm khoản tiền gọi là “tiền cọc chống trốn” với số tiền là 64.000.000 đồng hoặc 3000USD khiến họ bức xúc. Nhưng không nộp khoản tiền này thì không được xuất cảnh, nhiều người lao đã phải cắn răng đi vay mượn, thậm chí vay nặng lãi để nộp cho Công ty Airseco mong sớm được đi lao động kiếm tiền trả nợ.
Hàng loạt cam kết hoàn trả tiền vay được ông Vui hứa cho vui, người lao động vẫn không nhận được bất kỳ một đồng nào từ công ty.
Bằng “Hợp đồng góp vốn”, hàng chục người lao động đã bị Công ty Airseco lấy tiền một cách bất hợp pháp với số tiền lên tới cả tỷ đồng; Sau khi họ trở về nước theo đúng thời hạn hợp đồng thì chỉ là những lời hứa hẹn của ông Nguyễn Xuân Vui. Thậm chí nhiều người lao động đã đến ăn, ngủ tại ngay trụ sở Công ty Airseco để mong được gặp ông Vui lấy lại số tiền cọc nhưng ông Vui không hề xuất hiện. Phải chăng dựa vào hình thức này, bản thân ông Nguyễn Xuân Vui và Công ty Airseco đã không bị cơ quan chức năng “sờ gáy”, vẫn tiếp tục đưa người lao động đi nước ngoài?
Bất lực, người lao động tìm đến luật sư để cầu cứu, khởi kiện ông Nguyễn Xuân Vui ra tòa án. Nhưng khi ra Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, ông Vui lại tiếp tục điệp khúc hứa hẹn, cam kết sẽ hoàn trả số tiền; ông Vui mong muốn được hòa giải với người lao động, lập biên bản cam kết sẽ trả đầy đủ số tiền theo giấy tờ ông đã ký là “hợp đồng góp vốn”. Thực tế ra sao? Đến nay, đã quá thời gian theo như cam kết, người lao động vẫn chưa nhận được bất kỳ một khoản tiền nào từ Công ty Airseco, bản thân ông Vui thì mất tích trong khi điện thoại không thể liên lạc được.
Ông Nguyễn Xuân Vui - Tổng giám đốc Công ty Airseco đang phải trốn chạy người lao động. Ảnh: Thanh Dat
Sự việc người lao động đang bị Công ty Airseco lừa dối, chiếm dụng tiền bằng hợp đồng góp vốn nhưng thực chất là một khoản thu trái quy định “tiền cọc chống trốn” rất cần cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, người lao động khi đi Nhật Bản theo hình thức thực tập sinh cần lưu ý: Thứ nhất người lao động cần hỏi rõ Công ty là phiếu thu khoản gì, như thế nào và lưu giữ toàn bộ phiếu thu có đóng dấu của Công ty. Thứ hai, nếu nghi ngờ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thu các khoản phí cao, người lao động có thể gửi thông tin đến Cục Quản lý lao động ngoài nước để xử lý. Cùng với đó, doanh nghiệp đưa thực tập sinh sang Nhật không được thu tiền đặt cọc đồng thời phải công khai các khoản thu phí theo quy định để tránh trường hợp người lao động phải chịu các khoản phí cao, trái với quy định của Việt Nam.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.