Công ty Bò sữa TP HCM để xảy ra nhiều sai phạm tại hàng loạt dự án

Thứ ba, 15/12/2020 13:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thanh tra TP HCM chỉ ra nhiều thiếu sót, vi phạm trong việc sử dụng đất, quản lý vốn nhà nước và thực hiện dự án tại Công ty Bò sữa TP HCM.

Công ty Bò sữa TP Hồ Chí Minh kinh doanh thua lỗ hàng chục tỷ đồng trong năm 2018.

Công ty Bò sữa TP Hồ Chí Minh kinh doanh thua lỗ hàng chục tỷ đồng trong năm 2018.

Thanh tra TP HCM đã có thông báo kết luận việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác quản lý sử dụng đất đai; quản lý và sử dụng vốn nhà nước; thực hiện dự án tại Công ty TNHH MTV Bò sữa TP HCM (Công ty Bò sữa TP HCM) năm 2018.

Theo Thanh tra TP HCM, ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty Bò sữa Thành phố chủ yếu - trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt nhưng trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2018 đạt thấp, lợi nhuận chủ yếu tử tiền lãi gửi ngân hàng, ngành sản xuất kinh doanh chính (chăn nuôi, trồng trọt) đều thua lỗ.

Về quản lý đất đai, Công ty Bò sữa Thành phố được Nhà nước giao quản lý, sử dụng số lượng diện tích đất hơn 3.392,7ha, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (chiếm trên 99%), trải rộng trên nhiều xã nên công tác quản lý sử dụng gặp nhiều khó khăn, chưa phát huy lợi thế, hiệu quả sử dụng đất.

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2018 đạt thấp, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 12,8% kế hoạch (1.964 /15.255 triệu đồng). Chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu chiếm tỷ trọng lớn 15,37% (8.659.649.069/56.304.767.581), nếu loại trừ lợi nhuận từ lãi tiền gửi ngân hàng 15,4 tỷ đồng thì ngành chăn nuôi thua lỗ 21,5 tỷ đồng.

Công tác quản lý, đối chiếu, xác nhận, đôn đốc thu hồi nợ chưa đầy đủ theo quy định, có những khoản nợ phải thu để kéo dài nhiều năm.

Những tồn tại trên thuộc trách nhiệm của Hội đồng xử lý nợ, Kế toán trưởng Ban kiểm soát, Giám đốc Công ty Bò sữa Thành phố thời kỳ có liên quan.

 “Bán chui” dự án hơn 236ha

Việc Công ty Bò sữa Thành phố triển khai thực hiện Dự án “Chăn nuôi bò giống, bò thịt", tại xã Đà Loan, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng là thực hiện theo chương trình hợp tác phát triển kinh tế giữa thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lâm Đồng. 

Dự án sử dụng 236,987 ha đất theo hình thức trả tiền thuế đất hàng năm. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2016, dự án đã đầu tư số tiền 28,718 tỷ đồng (chi phí bồi thường 12,328 tỷ đồng, xây dựng cơ bản khác 16,389 tỷ đồng), giá trị còn lại (tại thời điểm tháng 6 năm 2016) là 23,716 tỷ đồng (giá trị quyền sử dụng đất 11,154 tỷ đồng, giá trị tài sản trên đất 12,561 tỷ đồng). Dự án không mang lại hiệu quả, lỗ lũy kế đến năm 2015 là hơn 11,2 tỷ đồng.

Nguyên nhân chủ yếu trong quá trình thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn, đất địa hình triển đồi dốc, nằm rải rác nhiều mánh dạng da beo không tập trung, thiếu nguồn nước, lao động...

Do đó, Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty Bò sữa Thành phố và Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn đã thống nhất chuyển nhượng dự án nhằm để thu hồi vốn đã đầu tư theo đúng thẩm quyền. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng quyết định cho thuê đất để thực hiện Dự án đã có ý kiến thuận chủ trương, cho phép Công ty Bò sữa Thành phố chuyển nhượng Dự án cho VINECO để tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Cũng theo Thanh tra TP Hồ Chí Minh, trong quá trình thực hiện dự án, Công ty Bò sữa Thành phố chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính chuyển mục đích sử dụng 2.838 m đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và xin phép thiết kế xây dựng mà tiến hành xây dựng văn phòng làm việc, chuồng trại, nhà kho trên đất là vi phạm pháp luật đất đai 2003.

Khi chuyển nhượng dự án và chuyển đàn bò về lại Thành phố (năm 2016), Công ty Bò sữa Thành phố và Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn không báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố. Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Công ty Bò sữa Thành phố sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hình thức đất thuê trả tiền thuê hàng năm nên không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chỉ được bán tài sản hợp pháp trên đất (chuống trại, văn phòng làm việc) hoặc chuyển nhượng dự án (chỉ phí thực tế đã đầu tư trên đất còn lại) trong khi giá trị dự án theo thẩm định là 58,631 tỷ đồng đã tính cả giá trị đất và tài sản trên đất.

So với giá trị đầu tư còn lại thì giá trị chuyển nhượng cao hơn 35,63 tỷ đồng (59,246 - 23,716). So với giá trị thẩm định thì giá trị chuyển nhượng dự án cao hơn 615,775 triệu đồng (59,246 tỷ đồng - 58,631 tỷ đồng).

Trách nhiệm thuộc về Chủ tịch Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng Giảm đốc, Kế toán trưởng, phụ trách dự án của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Giám đốc, Kế toán trưởng, phụ trách dự án và cá nhân liên quan của Công ty Bỏ sữa Thành phố thời kỳ có liên quan cần phải kiểm điểm nghiêm túc.

Dự án chậm tiến độ và tạm ngưng thực hiện

Trong khi đó, tại Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến sữa Củ Chi thời gian thực hiện trong 02 năm 2013 và 2014 nhưng đến nay mới đầu tư 14,641.102,429 đồng/273,025 800.170 đồng, chỉ đạt 3,1% dự toán (chủ yếu là chỉ phí nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mặt tiền của dự án và xây dựng hàng rào bao quanh dự án).

Đến nay, dự án chậm tiến độ và tạm ngưng thực hiện theo ý kiến của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn mà không báo cáo thông qua Hội đồng thành viên Tổng Công ty, gây lãng phí, không phát huy hiệu quả vốn đầu tư...

Còn tại dự án trồng cao su tại Lào (10.000ha, thực hiện từ năm 2006), kết luận của Thanh tra chỉ rõ: Dự án không thực hiện theo phương án đề ra. Diện tích lúc đầu là 10.000ha, sau đó giảm xuống còn 6.000ha, thực tế chỉ trồng được 2.800ha cao su nhưng sau đó đã thanh lý hơn 1.800ha do cao su bị chết, hiện chỉ quản lý, khai thác 1.000ha cây cao su. Số vốn mà Công ty Bò sữa TP.HCM đã góp đến ngày 31/12/2018 là 27 tỷ đồng.

Từ những sai phạm trên, Thanh tra TP HCM đã ra kết luận thanh tra và kiến nghị xử lý, được Chủ tịch UBND TP HCM chỉ đạo: Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc Công ty Bò sữa TP HCM cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc quản lý tài chính, quản lý vốn, tài sản tiết kiệm, chống lãng phí; Xây dựng phương án củng cố quản lý thanh lọc đàn gia súc, rà soát chi phí, xây dựng định mức phù hợp với tình hình thực tế; Xây dựng kế hoạch, phương án chuyển đổi cây trồng, chăn nuôi, áp dụng mô hình nông nghiệp chất lượng cao, khoa học công nghệ trong chăn nuôi để nâng cao năng suất…

Kết luận thanh tra cũng cho biết, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong giao Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm điểm, đề xuất hình thức xử lý các tổ chức, cá nhân thời kỳ có liên quan của Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn, Công ty Bò sữa TP HCM về các sai phạm liên quan trong quản lý, sử dụng đất đai, quản lý vốn…

Sở Nội vụ TP HCM phải tham mưu UBND TP HCM sớm kiện toàn bộ máy lãnh đạo quản lý, tổ chức nhân sự của Công ty Cây trồng TP HCM, đảm bảo đủ năng lực quản lý, điều hành công ty nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn tài sản nhà nước, đất đai…

Minh Chí

Tin khác

Khởi tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Thuận

Khởi tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Thuận

(CLO) Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí'.

Vụ án
Bắt đối tượng sử dụng mạng xã hội bịa đặt về Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo

Bắt đối tượng sử dụng mạng xã hội bịa đặt về Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo

(CLO) Đối tượng Dương Hồng Hiếu sử dụng mạng xã hội có nick: “Dương Hồng Hiếu”, “Dương Hiếu”, “Phù Dung Tự kêu oan”, đăng tải nhiều bài viết, video có nội dung bịa đặt, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, làm ảnh hưởng đến Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang.

Vụ án
Bị mắng chửi, nam thanh niên dùng dao sát hại hai mẹ con 'người tình' ở Lai Châu

Bị mắng chửi, nam thanh niên dùng dao sát hại hai mẹ con "người tình" ở Lai Châu

(CLO) Cho rằng bị mẹ “người tình” ngăn cấm không cho lấy mình, Hàng A Hồ đã chạy ra đường giật dao của người đi nương, sau đó chạy vào giết chết cả hai mẹ con rồi chốt cửa đâm nhiều nhát vào bụng để tự sát.

Vụ án
Bắt 2 giám đốc doanh nghiệp về hành vi sản xuất buôn bán hàng giả

Bắt 2 giám đốc doanh nghiệp về hành vi sản xuất buôn bán hàng giả

(CLO) Nguyễn Tuấn Linh và Đỗ Hoành Quân đã cấu kết thực hiện hành vi gian dối, lừa dối khách hàng, dán nhãn chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, bán ra thị trường các sản phẩm thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng xã hội để thu lời bất chính với số tiền rất lớn.

Vụ án
Bắt nghịch tử nhiều lần cầm dao đe doạ giết cả nhà ở Vĩnh Long

Bắt nghịch tử nhiều lần cầm dao đe doạ giết cả nhà ở Vĩnh Long

(CLO) Gia đình ông Đợi sống trong cảnh lo sợ vì nhiều lần bị con ruột là Nguyễn Minh Nhựt cầm hung khí chửi bới và dọa giết cả nhà

Vụ án