Công ty của "Út Trọc" làm giả chứng từ để trúng thầu dự án ngàn tỉ đồng cao tốc Trung Lương

Thứ ba, 01/09/2020 08:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo cơ quan điều tra, với mục đích chiếm đoạt quyền thu phí, ngay từ đầu Đinh Ngọc Hệ đã chỉ đạo nhân viên làm giả báo cáo tài chính từ lỗ thành lãi; làm giả xác nhận của đơn vị kiểm toán trong các báo cáo tài chính năm 2011, 2012 để tham gia đấu giá.

Đinh Ngọc Hệ. Ảnh: TTXVN

Đinh Ngọc Hệ. Ảnh: TTXVN

Ngày 31/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQĐT) Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án sai phạm tại cao tốc TP.HCM- Trung Lương.

Đồng thời chuyển hồ sơ tới Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 20 bị can về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Kết luận điều tra xác định, ông Đinh La Thăng (sinh năm 1960, cựu Bộ trưởng GTVT, hiện đang chấp hành án trong vụ án khác), Nguyễn Hồng Trường (sinh năm 1957, cựu Thứ trưởng Bộ GTVT) cùng 5 đồng phạm bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Liên quan tới vụ án, bị can Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc", cựu phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc Phòng bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò chủ mưu cầm đầu và lợi dụng quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Về hành vi của Út “trọc” và 12 đồng phạm bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo  trong vụ án này, CQĐT đã bốn lần thay đổi tội danh.

Bài liên quan

Theo hồ sơ, dự án cao tốc TPHCM - Trung Lương (giai đoạn 1) được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2004. Đại diện chủ đầu tư là Công ty Cửu Long trực tiếp quản lý dự án, nguồn vốn do Bộ Tài chính ứng trước từ ngân sách Nhà nước với vốn đầu tư 9.884 tỉ đồng.

Theo chủ trương, khi dự án đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương hoàn thành sẽ bán lại quyền thu phí cho doanh nghiệp (DN) khác để lấy tiền đầu tư hạ tầng.

Đến cuối tháng 12/2013, Công ty Yên Khánh do Đinh Ngọc Hệ thành lập được công bố trúng thầu mua quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương 5 năm (từ 1/1/2014 - 1/1/2019) với giá hơn 2.004 tỉ đồng.

Theo cơ quan điều tra, với mục đích chiếm đoạt quyền thu phí, ngay từ đầu Đinh Ngọc Hệ đã chỉ đạo nhân viên làm giả báo cáo tài chính từ lỗ thành lãi; làm giả xác nhận của đơn vị kiểm toán trong các báo cáo tài chính năm 2011, 2012 để tham gia đấu giá.

Sau khi trúng đấu giá, do không có năng lực tài chính để trả tiền theo hợp đồng, Đinh Ngọc Hệ đã kéo dài thời gian thanh toán tiền mua quyền thu phí và chỉ đạo Vũ Thị Hoan, Giám đốc Công ty Yên Khánh, dùng hợp đồng mua quyền thu phí thế chấp tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Thành Đô để vay 1.703 tỉ đồng chuyển vào tài khoản Tổng công ty Cửu Long tại Kho bạc Nhà nước chi nhánh TP.HCM; 301 tỉ đồng còn lại, Hệ chỉ đạo lãnh đạo Công ty Yên Khánh lấy từ nguồn thu phí để trả. “Toàn bộ tiền mua quyền thu phí là tiền vay của ngân hàng và tiền thu phí, Công ty Yên Khánh không phải bỏ ra bất cứ đồng nào”, KLĐT nêu rõ.

Quá trình thu phí, Út "trọc" lại tiếp tục có hành vi gian dối, chỉ đạo mua và sử dụng phần mềm của công ty Xuân Phi che giấu doanh thu, báo cáo không đúng doanh thu thực. 

CQĐT kết luận hành vi gian dối Út “trọc" cùng đồng phạm đã chiếm đoạt số tiền 725 tỉ đồng.

Ngoài ra năm 2013, sau khi công ty Thái Sơn (thuộc Bộ Quốc phòng) được giao thực hiện thi công dự án xây dựng cầu Việt Trì mới, Út "trọc" đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc để yêu cầu công ty Licogi 13 bán rẻ căn biệt thự BT01.

Út "trọc" chỉ đạo cấp dưới thực hiện hành vi gian dối để công ty Licogi 13 được thi công gói thầu XL01-3 không qua đấu giá để hưởng lợi 3,4 tỷ đồng, là tiền công ty Licogi 13 giảm giá bán biệt thự BT01.

Ông Thăng có vai trò chủ mưu, cầm đầu

Kết luận điều tra xác định, ông Đinh La Thăng với vai trò là bộ trưởng được giao quản lý tài sản trong đó có quyền thu phí Cao tốc TP HCM - Trung Lương. Ông Đinh La Thăng nắm rõ các quy định pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước và chuyển giao quyền thu phí, nhận thức rõ đây là tài sản đặc thù có giá trị đặc biệt lớn, cần tìm kiếm đối tác có năng lực tài chính để tối ưu hóa việc bán quyền thu phí.

Tuy nhiên, tháng 2/2012, sau khi được Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương bán quyền thu phí, ông Đinh La Thăng đã điện thoại cho Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long, và có những chỉ đạo để cho công ty của Út "trọc", là công ty đang kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính mua quyền thu phí.

Ông Đinh La Thăng trong lần ra tòa tại Hà Nội năm 2018. Ảnh: TTXVN.

Ông Đinh La Thăng trong lần ra tòa tại Hà Nội năm 2018. Ảnh: TTXVN.

Trong quá trình thực hiện, ông Đinh La Thăng biết toàn bộ hoạt động triển khai đề án, kết quả bán đấu giá được thực hiện không đúng quy định pháp luật để cho công ty Yên Khánh của bị can Đinh Ngọc Hệ trúng đấu giá (điều này cũng phù hợp với giới thiệu ban đầu của ông Thăng để công ty của Út "trọc" mua quyền thu phí). Ngoài ra, ông Đinh La Thăng cũng biết công ty Yên Khánh kéo dài, không thanh toán tiền đấu giá đúng thời hạn phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và chuyển giao quyền thu phí lại cho Nhà nước. Tuy nhiên, ông Đinh La Thăng không những không chỉ đạo chấm dứt trước hạn hợp đồng mà còn yêu cầu Dương Tuấn Minh để doanh nghiệp trả từ từ.

Bên cạnh đó, ông Đinh La Thăng còn bút phê đồng ý cho Công ty Yên Khánh làm nhà đầu tư xây dựng bổ sung 2 nút giao thông trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm và đề nghị cho Công ty cấn trừ vào số tiền phải thanh toán theo hợp đồng quyền thu phí, tạo điều kiện cho công ty hưởng lợi.

"Hành vi của ông Thăng cấu thành tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí. Ông Thăng có vai trò chủ mưu, cầm đầu" - kết luận điều tra nêu.

Minh Chí

Tin khác

Bắt tạm giam một nhân viên trong vụ tai nạn làm 7 người tử vong tại Công ty xi măng Yên Bái

Bắt tạm giam một nhân viên trong vụ tai nạn làm 7 người tử vong tại Công ty xi măng Yên Bái

(CLO) Tối 23/4, Công an tỉnh Yên Bái phát đi thông tin về việc, khởi tố, ra lệnh bắt bị can để tạm giam trong vụ án “Vi phạm quy định về an toàn lao động” xảy ra tại Công ty CP Xi măng và khoáng sản Yên Bái.

Vụ án
Bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc liên quan vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn

Bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc liên quan vụ án tại Tập đoàn Phúc Sơn

(CLO) Mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi", xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị, địa phương liên quan, ngày 20 và 23/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng đối với 06 đối tượng.

Vụ án
Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk

(CLO) Bị can Bùi Quang Ninh, thành viên Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Vụ án
Đối tượng chém người bị bắt giữ sau 15 năm lẩn trốn

Đối tượng chém người bị bắt giữ sau 15 năm lẩn trốn

(CLO) Sau khi gây án, Trần Văn Tuyên đã bỏ trốn khỏi địa phương, thường xuyên thay đổi họ, tên và sống lang thang nhiều nơi để trốn tránh sự truy bắt của lực lượng chức năng.

Vụ án
Triệt xóa đường dây tổ chức đánh bạc qua mạng quy mô hàng chục tỷ đồng ở Đà Nẵng

Triệt xóa đường dây tổ chức đánh bạc qua mạng quy mô hàng chục tỷ đồng ở Đà Nẵng

(CLO) Phan Võ Nhật Huy liên hệ một đối tượng trên mạng để nhận trang mạng “Master” có tên “J6hhn” với hạn mức là 140.000 USD. Sau đó, Huy tách thành nhiều trang mạng khác để giao lại cho các con bạc đầu mối cấp dưới hoạt động.

Vụ án