Công ty Đại Nam của nữ đại gia Phương Hằng: 5 năm lỗ 500 tỷ đồng

Thứ sáu, 25/03/2022 08:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong giai đoạn 2016 - 2020, Công ty CP Đại Nam liên tục báo lỗ. Trong 5 năm, doanh nghiệp này lỗ lũy kế gần 500 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Đại Nam tiền thân là Công ty Cổ phần phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ, được thành lập tháng 3/1996 do ông Huỳnh Uy Dũng (gọi là Dũng “lò vôi”) làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. 

Doanh nghiệp này nổi tiếng khi sở hữu khu du lịch giải trí - tâm linh Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến rộng trên 450 ha. Dự án này khởi công năm 1999 và mất gần 10 năm mới hoàn thành để bắt đầu đón khách.

cong ty dai nam cua nu dai gia phuong hang 5 nam lo 500 ty dong hinh 1

Bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam.

Đồng thời, doanh nghiệp này còn là chủ đầu tư các khu công nghiệp gồm Sóng Thần 1, 2 và 3 tại tỉnh Bình Dương. 3 khu công nghiệp này lần lượt có tổng vốn đầu tư 245 tỷ đồng, 423 tỷ đồng và 936 tỷ đồng, tương ứng diện tích 178 ha, 313 ha và 534 ha.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn đầu tư các dự án Khu đô thị Trung tâm Hành chính TP Dĩ An, Khu nhà ở đại Nam, Khu nhà ở Sóng Thần, Khu đô thị Thương mại Dịch vụ Sóng Thần, Khu dân cư Tân An 2 cùng nhiều dự án bất động sản khác.

Được biết, trong năm 2020, doanh nghiệp này đã đóng hơn 1.200 tỷ đồng tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước. Con số này tương đương 15% tổng nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

Năm 2021, bà Nguyễn Phương Hằng (tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền), vợ ông Dũng "lò vôi" thay chồng đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc điều hành. Bà Hằng cũng kiêm luôn vị trí Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Nam.

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2016 - 2020, doanh thu và lợi nhuận của Đại Nam có xu hướng đi xuống.

Về doanh thu, trong năm 2016, Đại Nam ghi nhận 373 tỷ đồng. Năm 2017, Đại Nam tiếp tục ghi nhận mức doanh thu đạt 405,3 tỷ đồng, năm 2018 là 454 tỷ đồng, năm 2019 là 408,6 tỷ đồng và năm 2020 đạt 320 tỷ đồng.

Về lợi nhuận, năm 2016, Đại Nam báo lỗ 50,8 tỷ đồng, năm 2017 tiếp tục báo lỗ 105 tỷ đồng, năm 2018 báo lỗ 38,1 tỷ đồng. Năm 2019, Đại Nam tiếp tục báo lỗ 154 tỷ đồng. Năm 2020, doanh nghiệp này vẫn lỗ 148,5 tỷ đồng. Như vậy, trong 5 năm, Đại Nam lỗ 500 tỷ đồng.

Được biết, ngoài Công ty Cổ phần Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng còn tham gia cùng chồng tại nhiều doanh nghiệp khác. 

Bà Hằng là cổ đông sáng lập nắm giữ 20%, tương phần vốn góp  cổ phần tại Công ty Glove Đại Nam. Doanh nghiệp này thành lập vào tháng 9/2020 với ngành nghề chính là sản xuất găng tay, vốn điều lệ 180 tỷ đồng, do ông Dũng "lò vôi" làm Chủ tịch. Bản thân ông Dũng sở hữu 30% cổ phần Glove Đại Nam.

Vợ chồng ông Dũng bà Hằng cũng đồng sáng lập Công ty Cổ phần Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh cuối năm 2018 với vốn điều lệ 99 tỷ đồng. Mỗi người sở hữu 15% cổ phần doanh nghiệp. 

Nguyệt Hồ

Bình Luận

Tin khác

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

Bộ Y tế nhất quán cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử, Bộ Công Thương nói gì?

(CLO) Trường hợp các sản phẩm thuốc lá điện tử thế hệ mới tới mức phải cấm lưu hành và sử dụng thì Bộ Công Thương ủng hộ quan điểm này của Bộ Y tế trên cơ sở bảo vệ sức khỏe toàn dân.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

Sân chơi English Beat 2024 mùa 2 của MobiFone tiếp tục gặt hái thành công

(CLO) Sau hơn 2 tháng tổ chức, English Beat 2024 mùa 2 do mobiEdu phối hợp cùng các Sở Giáo dục tổ chức đã chính thức thành công tốt đẹp tại 6 tỉnh trải dài trên toàn quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp