Công ty Tenma Việt Nam: Doanh thu nghìn tỷ, nộp thuế 'nhỏ giọt'

Thứ bảy, 26/12/2020 09:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Công ty TNHH Tenma Việt Nam có doanh thu tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, nhưng đang vướng vào nghi vấn trốn thuế và hối lộ với số tiền lên tới 25 triệu Yên Nhật (5,5 tỷ đồng).

Vẫn chưa xác định được nghi vấn về hối lộ của Tenma Việt Nam

Mới đây, Bộ tài chính đã báo cáo Chính phủ kết quả thanh tra vụ việc Công ty TNHH Tenma Việt Nam (Tenma Việt Nam) có nghi vấn đưa hối lộ cho một số công chức với tổng số tiền là 25 triệu Yên, tương đương khoảng 5,5 tỷ đồng.

Về nghi án trốn thuế, Bộ Tài chính cho biết, trong thời kỳ kiểm tra thông quan từ tháng 2 năm 2012 đến tháng 6 năm 2017, Công ty Tenma Việt Nam đã nhập khẩu khuôn đúc trên 211 tờ khai, tổng giá trị trên 18,6 triệu USD và xuất khẩu số hàng hóa trị giá trên 22,76 triệu USD. Trong khi đó, Tenma Việt Nam là doanh nghiệp chế xuất, cho nên không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu. Do đó, việc khai báo của công ty là phù hợp với các quy định của pháp luật.

Trụ sở Công ty TNHH Tenma Việt Nam tại Bắc Ninh.

Trụ sở Công ty TNHH Tenma Việt Nam tại Bắc Ninh.

Bộ Tài chính cho rằng, Công ty Tenma không có dấu hiệu trốn thuế trong quá trình nhập khẩu linh kiện để sản xuất và xuất khẩu khuôn đúc. Báo cáo của Bộ Tài chính cũng ghi nhận: việc kiểm tra việc xử lý thuế đối với Công ty Tenma của Cục Thuế và Cục Hải quan Bắc Ninh đảm bảo theo quy định pháp luật, không làm thất thu thuế. Còn việc Công ty Tenma Việt Nam có hối lộ các đoàn kiểm tra hay không thì vẫn chưa có thể kết luận được. 

Tuy Thanh tra Bộ Tài chính kết luận chưa đủ căn cứ để khẳng định công chức thuế và hải quan tỉnh Bắc Ninh nhận hối lộ 5 tỷ đồng từ Tenma Việt Nam, nhưng vẫn đặt ra một số nghi vấn vì số tiền này mới chỉ được xác định là các khoản chi khống trong nội bộ công ty... không có hóa đơn, hợp đồng mua bán trong khi tổng giám đốc và giám đốc nhân sự của công ty này đã về Nhật Bản.

Cụ thể, nội dung khoản tiền hơn 25 triệu yên, kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính làm rõ thành 2 khoản. Khoản thứ nhất 10 triệu yên (khoảng 2,1 tỷ đồng) đã được kế toán trưởng Tenma Việt Nam chi tạm ứng cho bà Lê Thị Chinh (hành chính công ty) để mua vật tư và dụng cụ sửa chữa. Các phiếu kế toán hoàn ứng và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng đều không có chứng từ gốc như: hóa đơn, hợp đồng mua bán đi kèm. Ngày 30/3/2020, Tenma VN đã nộp tờ khai quyết toán thu nhập DN năm 2017 (bổ sung lần 2) loại trừ các khoản chi phí 2,1 tỷ đồng ra khỏi thu nhập chịu thuế năm 2017 và nộp bổ sung thuế gần 200 triệu đồng, tiền chậm nộp gần 35 triệu đồng.

Với khoản thứ hai 15 triệu yên (3 tỷ đồng), số tiền này được Tenma Việt Nam ghi nhận chi cho Tổng giám đốc Yoshida để tạm ứng mua đồ. Công ty đã thực hiện tất toán số nợ bằng cách hạch toán vào chi phí khác để xác định kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019. Tuy nhiên, tất cả các chứng từ, phiếu kế toán đều không có hóa đơn, hợp đồng kèm theo. Đến tháng 3/2020, Tenma VN nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập DN năm 2019, cũng đã loại trừ 3 tỷ đồng này ra khỏi chi phí khi tính thu nhập chịu thuế.

Do đó, việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng chỉ là hoạt động nội bộ và liên quan trực tiếp tới nhân sự của Tenma Việt Nam. Tuy nhiên, điểm nghi vấn ở đây là việc Tổng giám đốc Yoshida Haruhiko và Giám đốc bộ phận hành chính - ông Amano Kan đều vắng mặt tại Việt Nam từ năm 2019 cho đến tận thời điểm kết thúc thanh tra. Điều đó cũng đặt ra nghi vấn số tiền 5 tỷ này được chi khống, rút ra để hối lộ hay phía ông Tổng giám đốc, người của Tenma VN biển thủ rồi bỏ về Nhật Bản?

Tenma Việt Nam đang kinh doanh gì để có doanh thu hàng nghìn tỷ mỗi năm?

Công ty TNHH Tenma Việt Nam được thành lập ngày 7/11/2007 và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2008. Trụ sở chính của công ty được đặt tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh. Thời điểm ban đầu, người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc Công ty là ông Yoshida Haruhiko (sinh năm 1970, quốc tịch Nhật Bản). 

Gần đây nhất, tại ngày 17/8/2020, Công ty đã thay đổi đồng thời Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật sang ông Tateno Kazuharu (sinh năm 1970, quốc tịch Nhật Bản).

Lĩnh vực hoạt động chính của Tenma Việt Nam là sản xuất các linh kiện đúc nhựa và khuôn nhựa dùng cho các thiết bị văn phòng, linh kiện xe máy, ô tô... Tổng số vốn thuộc sở hữu của công ty tính đến hết năm 2019 là 1.645 tỷ đồng. Trong đó, chiếm phần lớn là nguồn vốn chủ sở hữu trị giá 1.244 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh và doanh thu của đơn vị này liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, thuế thu nhập của công ty phải nộp trong năm 2016 chỉ khoảng 3,2%, tăng lên 8,2% trong năm 2017, 7,8% năm 2018 và 10,4% trong năm 2019.

Doanh thu của Tenma Việt Nam trong năm 2016 là 1.378 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 92 tỷ đồng. Đến năm 2019, doanh thu của công ty đạt 2.500 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 216 tỷ đồng.

Tenma3

Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và trên vốn góp năm 2019 của Tenma Việt Nam lần lượt là 17,4% và 32,3%. Con số này vượt trội so với những đơn vị kinh doanh cùng mảng tại thị trường nội địa như Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), Tổng Công ty Máy và Thiết bị Công nghiệp (MIE),...

Tenma Việt Nam là công ty con thuộc tập đoàn Tenma Nhật Bản (Tenma Corporation), thành lập từ năm 1949, có trụ sở đặt tại Tokyo. Đây là một tập đoàn sản xuất và kinh doanh đa ngành với các sản phẩm từ nhựa như đồ dùng gia dụng, phụ tùng ô tô, thiết bị tự động hóa... Tổng tài sản của tập đoàn Tenma Nhật Bản được ước tính lên tới 94,542 tỷ Yên (tương đương 21 nghìn tỷ đồng).

Chỉ tiêu tài chính của tập đoàn Tenma Nhật Bản (Đơn vị: Triệu Yên). Nguồn: Tenma Corporation.

Chỉ tiêu tài chính của tập đoàn Tenma Nhật Bản (Đơn vị: Triệu Yên). Nguồn: Tenma Corporation.

Trái ngược với Tenma Việt Nam, hoạt động của công ty mẹ tại Nhật Bản không có nhiều sự tăng trưởng trong những năm gần đây. Cụ thể, trong năm tài khóa 2019-2020, doanh thu của Tenma Nhật Bản đạt 85,762 tỷ Yên, tương ứng 19 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận đạt 2,504 tỷ Yên, tương đương 560 tỷ đồng.

Gia Hân

Tin khác

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

(CLO) Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp