Công ty TNHH Phát triển Đông Hồi được "cấp phép một đằng, hoạt động một nẻo"!

Thứ tư, 04/03/2020 19:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho Công ty TNHH Đông Hồi thực hiện “Dự án đầu tư xây dựng xưởng chế biến gỗ dân dụng và xuất khẩu” không có mã ngành nào cho phép "nghiền dăm gỗ". Tuy nhiên, Công ty vẫn rầm rộ sản xuất gỗ dăm mà không bị một cơ quan chức năng nào xử lý...

Cấp phép một đằng, Công ty TNHH Phát triển Đông Hồi làm một nẻo

Cấp phép một đằng, Công ty TNHH Phát triển Đông Hồi làm một nẻo

“Treo đầu dê bán thịt chó”?

Phản ánh tới báo Nhà báo & Công luận, bạn đọc cho biết, nhà máy chế biến gỗ Đông Hồi ở xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đang hoạt động băm, nghiền dăm gỗ rầm rộ, trái với mục tiêu dự án được cấp phép ban đầu nhưng lại không vấp phải rào cản nào từ các cơ quan chức năng.

Theo tài liệu phóng viên có được, ngày 2/3/2016, Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH phát triển Đông Hồi (Công ty TNHH Đông Hồi) thực hiện dự án Đầu tư xây dựng xưởng chế biến gỗ dân dụng và xuất khẩu.

Cụ thể, dự án được Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An cấp chứng nhận lần đầu cho Công ty TNHH phát triển Đông Hồi (trụ sở chính ở xóm Tân Minh, xã Quỳnh lập, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) thực hiện với 3 mục tiêu và quy mô dự án gồm: Sản xuất gỗ ván dân dụng và xuất khẩu: 80.000 m3/năm; sản xuất viên nén Wood Pellets xuất khẩu: 40.000 tấn/năm; sản xuất, sơ chế gỗ và các sản phẩm từ gỗ: 40.000 tấn/năm. Địa điểm thực hiện dự án là KCN Đông Hồi, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai – KKT Đông Nam Nghệ An. Diện tích đất 2,0 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án là 50 tỷ đồng.

Nhà máy có một xưởng băm dăm với 3 máy phay dăm chạy rầm rầm suốt ngày

Nhà máy có một xưởng băm dăm với 3 máy phay dăm chạy rầm rầm suốt ngày

3 danh mục của mục tiêu dự án được cấp phép là vậy, tuy nhiên theo quan sát của phóng viên thì Nhà máy chế biến gỗ Đông Hồi lại không thực hiện đúng hạng mục đã được cấp phép, mà chỉ xây dựng một xưởng băm, nghiền dăm gỗ. Xưởng băm dăm này có diện tích gần 1500m2, được lợp mái tôn. Bên trong xưởng được đặt 3 chiếc máy băm dăm, ngoài cổng có một bàn cân điện tử để cân hàng ra vào.

Nguyên liệu gỗ để băm dăm đã được công nhân chất thành đống cùng với 3 máy phay dăm chạy rầm rầm suốt ngày. Khi gỗ được đưa vào máy nghiền thì phần dăm gỗ được chất thành từng đống “khổng lồ” nằm chờ các xe tải đến để chở đi tiêu thụ.

Theo quan sát của phóng viên, tại xưởng băm dăm này không có hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống xử lý rác thải cũng không có. Tại nhà máy lúc này ở phần đất trống nằm sát vách núi có vài công nhân đang đốt những đống phế thải, lửa bốc khói nghi ngút. Khi PV hỏi về sự việc trên thì được công nhân trả lời: “các vỏ cây bóc ra từ thân gỗ này thường được nhà máy bán cho Tôn Hoa Sen đốt lò, nhưng hôm nay do công nhân không biết lại đưa ra đây đốt”. Khi phóng viên hỏi đốt như thế này rất nguy hiểm và ô nhiễm môi trường thì vị quản lý ở đây không trả lời và cho mấy công nhân ra dập lửa.

Tại nhà máy lúc PV có mặt thì ở phần đất trống nằm sát vách núi có vài công nhân đang đốt những đống phế thải, lửa bốc khói nghi ngút.

Tại nhà máy lúc PV có mặt thì ở phần đất trống nằm sát vách núi có vài công nhân đang đốt những đống phế thải, lửa bốc khói nghi ngút.

Một vị Cán bộ quản lý xưởng băm dăm xưng tên là Thịnh cho biết, mục tiêu dự án là làm 3 việc (có cả gỗ xẻ), nhưng thực tế nhà máy chỉ làm 2 việc thôi vì trong thiết kế xây dựng không xin cấp xưởng được. Mục tiêu là vậy nhưng bây giờ họ không cấp xưởng cho nên không biết làm vào chỗ nào.

“Lúc đầu công ty định xin làm 3 hạng mục nhưng sau vấn đề xẻ gỗ không hiệu quả nên khi thiết kế xây dựng trình lên chỉ làm 2 xưởng thôi”, anh Thịnh nói.

Vị cán bộ quản lý này cũng thừa nhận nhà máy này chỉ mới xây dựng và hoạt đông một xưởng xay dăm và chạy máy từ 16 tháng Giêng (âm lịch): “Bản vẽ thiết kế chỉ gói gọn trong 2 ha. Khi chúng tôi xin thiết kế thi công thì chỉ có 2 nhà xưởng thôi, gồm: xưởng băm dăm với diện tích 1.400m2 đã hoàn thành và một xưởng viên nén với diện tích 1.300m2 chưa xây dựng do việc phá đá để xây dựng xưởng đang khó khăn”.

Khi gỗ được đưa vào máy nghiền thì phần dăm gỗ được chất thành từng đống “khổng lồ” như thế này

Khi gỗ được đưa vào máy nghiền thì phần dăm gỗ được chất thành từng đống “khổng lồ” như thế này

Cũng theo vị cán bộ này, xưởng băm dăm có 4 máy băm dăm với công suất 500-600 tấn/ngày. Hiện tại nhà máy mới lắp 3 máy chạy, đang sản xuất hơn 200 tấn/ngày.

Còn “nguồn nguyên liệu thì xe chở đến nhập cho nhà máy và chúng tôi cũng có đặt một số trạm cân thu mua ở Quỳ Hợp, Quỳ Châu. Nhà máy băm dăm 2 ngày gom dăm một lần, sau đó tập kết xe chở gỗ dăm xuống cảng Nghi Sơn luôn, chứ không làm bãi tập kết để lại đây. Gỗ băm dăm này được xuất khẩu sang Nhật Bản, bởi Trung Quốc đang đóng cửa vì dịch bệnh”, anh Thịnh cho biết thêm. Hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn chưa tiến hành kiểm tra từ khi sản xuất đến giờ.

Các cơ quan chức năng cần sớm kiểm tra, làm rõ

Khuôn viên nhà máy cũng đang được vây tạm bợ bởi những tấm lưới xung quanh

Khuôn viên nhà máy cũng đang được vây tạm bợ bởi những tấm lưới xung quanh

Ông Trương Đình Duy, Cán bộ địa chính – xây dựng xã Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) cho biết, nhà máy mới đi vào hoạt động nên chúng tôi vẫn chưa tiến hành kiểm tra. Giữa năm 2019 công ty có đưa máy về ủi đất để san lấp mặt bằng nhưng không thấy báo cáo cho xã, chúng tôi đi qua phát hiện nên kiểm tra. Ngay sau đó, chúng tôi đã đình chỉ nhà máy này 1 tuần và yêu cầu chủ nhà máy cung cấp đầy đủ toàn bộ hồ sơ liên quan của dự án về cho địa phương quản lý, rồi mới cho thực hiện tiếp.

“Chúng tôi chạy xe đi qua nhìn vào thấy có dây chuyền băm dăm gỗ. Sắp tới, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra lại từng bước về sơ đồ, bản vẽ được đầu tư xây dựng. Nếu không đảm bảo quy định của pháp luật sẽ tạm đình chỉ, nếu xã đủ thẩm quyền sẽ xử lý còn không sẽ có văn bản kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền để tiến hành xử lý”, ông Duy nói.

Nguyên liệu gỗ để băm dăm nằm ngổn ngang, chuẩn bị cho vào máy phay dăm.

Nguyên liệu gỗ để băm dăm nằm ngổn ngang, chuẩn bị cho vào máy phay dăm.

Sau khi xem các “căn cứ” để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của BQL Khu kinh tế Đông Nam cho Công ty TNHH Phát triển Đông Hồi, một cán bộ UBND tỉnh Nghệ An quản lý công nghiệp cho biết: “Không có căn cứ pháp lý nào để nói rằng Công ty TNHH Phát triển Đông Hồi được cấp phép gỗ băm dăm ở đây cả. Và nếu thực tế ngoài kia nhà máy này sản xuất dăm gỗ là đã sai hoàn toàn với giấy phép đầu tư”.

“Toàn bộ dự án này thuộc thẩm quyền của BQL Khu kinh tế Đông Nam. Về việc cấp phép, Khu kinh tế Đông Nam sẽ phải thanh, kiểm tra dự án này có đúng mục tiêu đã được cấp phép không, khi phát hiện không đúng mục tiêu thì phải đình chỉ ngay”. Vị cán bộ này nói và giới thiệu cho PV sang làm việc với BQL Khu kinh tế Đông Nam.

Ông Lê Tiến Trị, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam ghi nhận phản ánh của báo và sẽ có trách nhiệm trả lời, làm rõ những nội dung về thủ tục cấp phép. Đồng thời, các hoạt động trên hiện trường của nhà máy cũng phải tiến hành một khâu kiểm tra nữa, rồi sẽ phản hồi lại cho báo.

Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin./.

Trần Phong – Anh Tuấn

Tin khác

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra
Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

Cơ quan Cảnh sát Điều tra vào cuộc sau ''lùm xùm'' đấu thầu của Công ty Tuấn Ân Hà Nội

(CLO) Thời gian gần đây, Công ty TNHH Tuấn Ân Hà Nội đã trúng hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng ở hầu hết các Công ty Điện lực trên địa bàn TP. Hà Nội.

Điều tra
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Điều tra