(CLO) Vương quốc Anh sắp tổ chức một hội nghị thượng đỉnh được coi là rất quan trọng nếu biến đổi khí hậu được kiểm soát.
COP26 là gì và tại sao nó lại diễn ra?
Cuộc họp ở Glasgow từ ngày 31/10 đến ngày 12/11 có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong cuộc sống hàng ngày của người dân ở các quốc gia.
Thế giới đang ấm lên vì lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch do con người gây ra. Các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan đến biến đổi khí hậu, bao gồm sóng nhiệt, lũ lụt và cháy rừng đang gia tăng. Thập kỷ qua là giai đoạn ấm áp nhất được ghi nhận và các chính phủ đồng ý rằng cần phải có hành động tập thể khẩn cấp.
Đối với hội nghị này, 200 quốc gia đang được yêu cầu về kế hoạch cắt giảm khí thải vào năm 2030.
Tất cả họ đều đồng ý vào năm 2015 sẽ thực hiện các thay đổi để giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức "thấp hơn" 2 độ C so với mức tiền công nghiệp, và cố gắng đặt mục tiêu chỉ tăng 1,5 độ C, để thế giới tránh khỏi thảm họa khí hậu.
Những sự chấp thuận đó được ghi nhớ trong Thỏa thuận Paris, và nó có nghĩa là các quốc gia phải tiếp tục cắt giảm lượng khí thải lớn hơn cho đến khi đạt mức 0 ròng vào năm 2050.
Điều gì sẽ được quyết định tại COP26?
Hầu hết các quốc gia sẽ đề ra kế hoạch giảm lượng khí thải trước khi hội nghị thượng đỉnh bắt đầu, để tất cả biết trước liệu chúng ta có đang đi đúng hướng hay không.
Nhưng trong hai tuần diễn ra hội nghị thượng đỉnh, người ta có thể mong đợi một loạt các thông báo mới. Nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật sẽ được bàn đến, chẳng hạn như các quy tắc cần thiết để thực hiện Thỏa thuận Paris.
Ngoài ra, những chủ đề có thể được trao đổi như chuyển sang ô tô điện nhanh hơn; đẩy nhanh việc loại bỏ dần điện than; hạn chế chặt phá rừng; bảo vệ nhiều người hơn khỏi tác động của biến đổi khí hậu, chẳng hạn như tài trợ cho các hệ thống bảo vệ ven biển.
Dự kiến có tới 25.000 người sẽ tham dự sự kiện ở Glasgow, bao gồm các nhà lãnh đạo thế giới, các nhà đàm phán và nhà báo.
Hàng chục nghìn nhà vận động và doanh nghiệp cũng sẽ có mặt để tổ chức các sự kiện, xây dựng mạng lưới cũng như tổ chức các cuộc biểu tình. Ví dụ, cuộc biểu tình kêu gọi chấm dứt ngay việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Vào cuối hội nghị, một số tuyên bố được mong đợi sẽ được đưa ra. Tất cả các quốc gia sẽ được yêu cầu đăng ký các mục tiêu cam kết cụ thể.
Lũ lụt đã ảnh hưởng nghiêm trọng tại Nam Á trong năm 2021 - Ảnh: Getty
Những vấn đề chính sẽ bàn bạc
Các cuộc đàm phán về chi phí và công bằng khí hậu đang được chờ đợi tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại Glasgow.
Các nước đang phát triển có xu hướng ít gây ô nhiễm hơn trên đầu dân và không chịu trách nhiệm về phần lớn lượng khí thải trong quá khứ. Tuy nhiên, họ lại phải trải qua một số tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Những nước nghèo đang cần tiền để giúp giảm lượng khí thải và đối phó với biến đổi khí hậu. Điều đó có thể có nghĩa là nhiều tấm pin mặt trời hơn ở các quốc gia phụ thuộc vào năng lượng từ than đá và các hệ thống phòng chống lũ lụt.
Cũng sẽ có một cuộc chiến về bồi thường cho các nước đang phát triển bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Năm 2009, các quốc gia giàu có cam kết hỗ trợ 100 tỷ đô la Mỹ (720 triệu bảng Anh) mỗi năm cho các quốc gia nghèo hơn vào năm 2020. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn chưa đạt được và có thể kéo dài sang năm 2023.
Các cam kết của Trung Quốc tại COP26 cũng sẽ rất quan trọng. Hiện Trung Quốc là nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới và có nhiều khoản đầu tư vào các nhà máy điện than trên toàn thế giới.
Nhiều nhà quan sát sẽ theo dõi xem Trung Quốc - và các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch lớn khác - sẽ sẵn sàng giảm sự phụ thuộc vào họ nhanh như thế nào.
COP26 sẽ ảnh hưởng đến thế giới như thế nào?
Một số cam kết được thực hiện ở Glasgow có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân trên toàn cầu. Ví dụ, nó có thể thay đổi việc bạn lái một chiếc ô tô chạy bằng xăng, sưởi ấm ngôi nhà của bạn bằng lò hơi đốt gas hay thực hiện bao nhiêu chuyến bay.
Làm thế nào chúng ta biết COP26 là một thành công?
Với tư cách là quốc gia chủ nhà, Vương quốc Anh có thể sẽ muốn tất cả các quốc gia ủng hộ một tuyên bố mạnh mẽ đề cập đến mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050 - cũng như cắt giảm lớn vào năm 2030.
Họ cũng sẽ có những cam kết cụ thể về việc chấm dứt khai thác và sử dụng than, ô tô chạy bằng xăng và bảo vệ thiên nhiên.
Các nước đang phát triển mong muốn có một gói tài chính đáng kể trong vòng 5 năm tới, để giúp họ thích ứng với nhiệt độ tăng.
Bất cứ điều gì thiếu sót này đều có thể bị đánh giá là không đủ, vì đơn giản là thế giới không còn nhiều thời gian để duy trì mục tiêu 1,5 độ C.
Một số nhà khoa học tin rằng các nhà lãnh đạo thế giới đã thực hiện những cam kết quá muộn và cho dù những gì được thống nhất tại COP26, mục tiêu 1.5 độ C sẽ không đạt được.
Những biệt ngữ ở Hội nghị thượng đỉnh khí hậu
COP26: COP là viết tắt của Hội nghị các Bên. Được thành lập bởi Liên hợp quốc, COP1 diễn ra vào năm 1995 và hội nghị tại Glasgrow sẽ là lần thứ 26.
Thỏa thuận Paris: Thỏa thuận Paris thống nhất tất cả các quốc gia trên thế giới - lần đầu tiên - trong một thỏa thuận duy nhất về giải quyết sự nóng lên toàn cầu và cắt giảm phát thải khí nhà kính.
IPCC: Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu xem xét các nghiên cứu mới nhất về biến đổi khí hậu.
1,5 độ C: Giữ cho sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 1,5 độ C - so với thời kỳ tiền công nghiệp - sẽ tránh được những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học cho biết.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga không thể chấp nhận đề xuất ngừng bắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) Chính quyền Mỹ bắt đầu sa thải hàng loạt 10.000 nhân viên tại các cơ quan y tế Mỹ vào thứ Ba. Một số nhân viên bị cấm vào nơi làm việc chỉ vài giờ sau khi nhận thông báo thôi việc.
(CLO) Hôm 1/4, Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán 20 máy bay chiến đấu F-16 và các thiết bị liên quan trị giá 5,58 tỷ USD cho Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đón Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm ba ngày nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.
(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.