(CLO) Có biệt danh là "Provence thu nhỏ" của Ý, Sancto Lucio de Coumboscuro là một ngôi làng biệt lập theo mọi nghĩa. Và điều ngạc nhiên thú vị nhất ở đây chính là, ngôi làng này không nói tiếng Ý như suy nghĩ của tất cả.
Nằm gần biên giới giữa vùng Piedmont của Ý và Pháp, du khách muốn đến đây sẽ phải trải qua một hành trình dài: cần phải bay đến Turin, đi tàu rồi đến xe buýt hoặc lái xe về phía nam từ Provence để tới Coumboscuro.
Một góc ngôi làng đặc biệt có tên Coumboscuro
Hầu hết những người thực hiện chuyến đi đến đây sẽ đều tự hỏi liệu họ có đang ở đúng quốc gia hay không, đặc biệt là khi người dân địa phương chào tạm biệt họ bằng "arveire" xa lạ thay vì "cameerci".
Ngôn ngữ chính thức của Coumboscuro là tiếng Provençal, một phương ngữ tân Latinh thời trung cổ của tiếng Occitan, ngôn ngữ được sử dụng trên khắp vùng Occitania của Pháp.
Chỉ có khoảng 30 người sống trong làng và cuộc sống không mấy dễ dàng đối với người dân địa phương. Coumboscuro chủ yếu gồm các gia đình chăn cừu, những người thường xuyên thấy đàn gia súc của họ bị những con sói hoang ở đây tấn công.
Điện thường bị mất suốt nhiều tuần vào mùa đông, trong khi kết nối internet ở đây là rất ít.
Nhưng những đồng cỏ trên núi yên tĩnh và cánh đồng hoa oải hương tím rực rỡ của ngôi làng là nơi lý tưởng cho những du khách đang tìm kiếm một nơi nghỉ dưỡng không cần cắm điện, cũng như khung cảnh ngoạn mục từ các đỉnh núi Alpine, kéo dài đến Cote d'Azur.
Ở Coumboscuro, người ta sẽ không còn cảm giác náo nhiệt của các quán bar, siêu thị và nhà hàng, mọi ồn ào chỉ giới hạn trong các sự kiện văn hóa dân gian không thường xuyên diễn ra trong làng, hoặc khi những người đi phượt bắt đầu tìm hái nấm vào cuối tuần.
Shepherdess Agnes Garrone là một trong số ít cư dân của ngôi làng Coumboscuro ở Ý
Sống chậm
Người dân địa phương chấp nhận lối sống giản dị, nhịp độ chậm hơn, hòa hợp với thiên nhiên.
"Chúng tôi không có tivi. Bạn không thực sự nhớ những gì bạn chưa từng có ngay từ đầu. Khi mất điện trong 15 ngày liên tiếp, không có lý do gì để hoảng sợ: chúng tôi sử dụng phương tiện mà ông bà của chúng tôi vẫn dùng - những ngọn đèn dầu cũ kỹ", người chăn cừu địa phương Agnes Garrone, 25 tuổi, chia sẻ.
"Tôi thường thức dậy vào lúc bình minh để chăm sóc đàn cừu. Tôi làm việc 365 ngày mỗi năm, không có ngày nghỉ nào. Tôi không biết Giáng sinh cũng như Giao thừa, bởi vì ngay cả trong lễ hội, đàn cừu của tôi cần được ăn và được chăm sóc”.
"Đó là một cuộc sống hy sinh nhưng thật xứng đáng khi bạn nhìn thấy sự ra đời của một chú cừu non".
Garrone điều hành La Meiro di Choco, một trang trại cũ được hoán đổi làm nhà nghỉ chỉ phục vụ bữa sáng duy nhất ở Coumboscuro. Những người đặt phòng sẽ được ngủ trong những túp lều bằng gỗ truyền thống, nếm thử sản phẩm tươi sống từ vườn cây ăn quả và có thể mua len cao cấp của một loại cừu Ý bản địa có tên là Sambucana, còn được gọi là Demontina.
Trong khi nhiều cư dân trẻ của ngôi làng chạy trốn để tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn ở nơi khác nhiều năm trước, Garrone và các anh trai của cô quyết định ở lại và làm việc trên mảnh đất của tổ tiên họ.
Mẹ của họ trồng cần sa và các loại thảo mộc khác cho mục đích y học, và làm xi-rô từ lá cây già và cây bồ công anh.
Các lễ hội và các cuộc diễu hành truyền thuyết dân gian kỷ niệm các truyền thống của vùng Provence thường được tổ chức trong làng
Phục hưng văn hóa
Garrone nói: “Du khách được chào đón đến ở với chúng tôi, chúng tôi cần mọi người khám phá thế giới của chúng tôi, chúng tôi không muốn bị lãng quên và chúng tôi có rất nhiều di sản để chia sẻ”.
Cô gái 25 tuổi coi tiếng Provençal, vốn thường được đặc trưng là sự pha trộn giữa tiếng Pháp và tiếng Ý, là tiếng mẹ đẻ của cô hơn là tiếng Ý. Cô giải thích rằng việc trở thành một phần của cộng đồng văn hóa xã hội và ngôn ngữ có từ nhiều thế kỷ trước mang lại cho cô cảm giác mạnh mẽ về bản sắc và sự thuộc về lãnh thổ.
Khu vực Piedmont nơi Coumboscuro nằm giữa sự cai trị của người Ý và người Pháp nhiều lần trong lịch sử, có thể giải thích theo cách nào đó về sự pha trộn này. Tuy nhiên, những người dân địa phương như Garrone không cảm thấy đó là tiếng Ý hay tiếng Pháp - chỉ đơn giản là Provençal.
Được bao quanh bởi những khu rừng cây phỉ và cây tần bì, Coumboscuro được chia thành 21 xóm nhỏ nằm rải rác trên Valle Grana nguyên sơ, mỗi xóm chỉ có một số ít ngôi nhà làm bằng đá và gỗ.
Các xóm được kết nối với nhau bằng những con đường mòn đi bộ xuyên rừng, đạp xe leo núi hoặc cưỡi ngựa và du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt nằm rải rác trên đường đi.
Khu vực chính của Coumboscuro, chỉ bao gồm tám ngôi nhà tranh bằng gỗ đẹp như tranh vẽ với những bức tường bích họa tập trung xung quanh một nhà nguyện cũ, được thành lập vào năm 1018 bởi các nhà sư người Pháp.
Mặc dù Coumboscuro phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm, nhưng mọi thứ bắt đầu thay đổi vào những năm 1400, khi mùa đông khắc nghiệt chứng kiến nhiều gia đình chuyển đến Provence trong phần lớn thời gian của năm và chỉ trở về đây vào mùa hè.
Dân số của làng cũng giảm trong nhiều năm, nhưng Coumboscuro đã trải qua một cuộc hồi sinh vào những năm 1950 khi ông nội của Garrone, Sergio Arneodo, tiếp quản làm giáo viên trường làng.
Sau khi nghiên cứu ngôn ngữ địa phương của tổ tiên, ông ấy đã giúp khôi phục nguồn gốc ngôn ngữ và sự hấp dẫn văn hóa dân gian của ngôn ngữ Provençal, mang lại cho cộng đồng một sự thúc đẩy rất cần thiết.
Roumiage, một cuộc hành hương tâm linh từ Provence đến Coumboscuro, được tổ chức ở đây hàng năm.
Hành hương tâm linh
Ngày nay, các hoạt động và sự kiện khác nhau kỷ niệm truyền thống của Provençal diễn ra nhiều hơn như các chương trình nghệ thuật biểu diễn trang phục truyền thống, lễ hội, điệu múa dân gian, cuộc thi phương ngữ…
Những người muốn tìm hiểu thêm có thể ghé thăm Bảo tàng Dân tộc học Coumboscuro, trong khi trung tâm nghiên cứu Provençal tổ chức các khóa học viết và ngôn ngữ Provençal cho người lớn mới bắt đầu cũng như trẻ em.
Tháng 7 hàng năm, hàng nghìn người nói tiếng Provençal mặc trang phục truyền thống tham gia Roumiage, một cuộc hành hương tâm linh khởi hành từ Provence ở miền nam nước Pháp dọc theo dãy Alps đến Coumboscuro.
Cuộc hành trình đưa họ băng qua những đỉnh núi tuyết, hẻm núi dốc và rừng dẻ, cùng con đường mà tổ tiên của họ đã đi trước đây, cũng như những thương nhân thời trung cổ, những kẻ sống ngoài vòng pháp luật và những kẻ buôn lậu xuyên Alpine trong những năm qua.
Khi họ đến Coumboscuro, những người hành hương sẽ được chào đón bằng một lễ hội lớn, với các lều và trại được dựng lên như một chỗ ở tạm thời.
Mặc dù sự suy giảm dân số tiếp tục ảnh hưởng đến ngôi làng, nhưng cư dân của ngôi làng, giờ đây đã ý thức hơn về cội nguồn, đã phát triển sự gắn bó lâu đời với quê hương của họ. Ngày nay, nhiều người coi Coumboscuro là cái nôi của mô hình thu nhỏ Provençal.
Giáo viên Sergio Arneodo của trường đã giúp khôi phục nguồn gốc ngôn ngữ của ngôn ngữ Provençal trong những năm 1950.
Ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng
Davide Arnoedo, người điều hành Bảo tàng Dân tộc học Coumboscuro và trung tâm nghiên cứu về Provençal cho biết: “Sau sự phục hưng văn hóa, các cửa hàng mộc hiện bán các tác phẩm thủ công truyền thống của Provençal và các trang trại đã phát triển mạnh trở lại, trồng khoai tây, rượu táo, hạt dẻ và làm đồ uống thảo mộc”.
"Các học giả, trí thức và nghệ sĩ tụ tập ở đây để triển lãm nghệ thuật và hội nghị để thảo luận về di sản phong phú của chúng tôi".
Sau các chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương, Ý chính thức công nhận sự tồn tại của cộng đồng thiểu số Occitan vào năm 1999 và Provençal hiện được luật pháp quốc gia bảo vệ.
Tuy nhiên, Provençal vẫn là một phương ngữ nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai, và được UNESCO đưa vào Atlas of World Languages in Danger vào năm 2010.
Arneodo, chú của Garrone và là con trai của ông Sergio Arneodo, cho biết thêm: “Đây là một trong số ít thung lũng trên thế giới còn tồn tại ngôn ngữ của chúng ta”.
"Trong quá khứ, nó là một thứ ngôn ngữ trữ tình, văn học được sử dụng bởi những diễn viên kịch nói trong cung đình, sau đó rơi vào quên lãng nhưng ở đây, nhờ nỗ lực của cha tôi, những người trẻ tuổi đã tìm lại được di sản của tổ tiên và nhiều người quyết định ở lại".
Người dân nơi đây vô cùng tự hào về di sản và gắn bó với quê hương.
Di sản giàu có
Các phù thủy và pháp sư đóng một vai trò to lớn trong thế giới Provençal, cũng như các món ăn tuyệt vời của vùng Alpine, và chắc chắn có một sự rung cảm kỳ diệu đối với Coumboscuro.
Truyền thuyết kể rằng một số người dân địa phương được ban tặng khả năng chữa lành xương gãy và trẹo mắt cá chân. Một số người thậm chí còn tin rằng khu rừng này là nơi sinh sống của các nàng tiên và gọi là Sarvan, những người không chỉ được cho là đã dạy người dân địa phương cách làm bơ cũng như pho mát Toma và Castelmagno, mà còn đùa giỡn những người nông dân bằng cách lấy trộm sữa tươi và nhét vào túi đầy các loại hạt.
Mỗi năm, Coumboscuro tổ chức Boucoun de Sabre, hay "morsels of Knowledge", một hội chợ ẩm thực nổi tiếng giới thiệu các món ngon chính của Alpine có nguồn gốc từ Provençal.
Đối với ẩm thực địa phương, một số công thức nấu ăn truyền thống bao gồm La Mato, hay "món điên điển", bao gồm gạo, gia vị và tỏi tây, cũng như khoai tây hun khói bodi en balo, được làm nóng trong lò sưởi theo một nghi lễ cổ xưa.
Aioli, một loại nước sốt làm từ tỏi Địa Trung Hải, phổ biến như một món ăn kèm với các món ăn cổ điển. Dandeirols - một loại maccheroni tự làm ăn kèm với kem roi và các loại hạt - là một điểm nổi bật khác.
Coumboscuro có thể xa xôi và thiếu thốn đủ thứ, nhưng ngôi làng lại có sức hút kỳ lạ. Đến với Coumboscuro, du khách có được cảm giác về với thiên nhiên, về với quá khứ xa xưa...
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức lại giao thông để phục vụ phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập và đảm bảo trật tự, chống ùn tắc tại khu vực quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục trong thời gian từ ngày 7 - 30/4.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".