(CLO) Khoảng 34.000 trẻ em Indonesia mất một hoặc cả cha lẫn mẹ vì Covid-19. Nhiều em phải bỏ học để kiếm sống. Tất nhiên, câu chuyện đau buồn này không chỉ có ở Indonesia, mà ở gần như mọi quốc gia trên thế giới. Hàng triệu giấc mơ trẻ thơ đã bị đánh cắp trong 2 năm đại dịch vừa qua.
Hàng triệu trẻ em bỏ học
Vào tháng 8/2021, Tasya Aprilia Agatha, 17 tuổi, mất cha vì Covid-19. Tổn thất to lớn này khiến gia đình em phải vật lộn để tồn tại. Là một tài xế giao hàng và trụ cột duy nhất, cha của Tasya dù làm lụng cả ngày cũng chỉ kiếm đủ tiền nuôi gia đình. Vì vậy, khi anh mất đi, gia đình Tasya gặp rất nhiều khó khăn. Không còn cách nào khác, em buộc phải thay cha đi kiếm sống.
Sáu ngày một tuần, em thức dậy lúc 4 giờ sáng để giúp mẹ bán hàng ăn, rồi vừa đi học vừa làm trong quán cà phê vào buổi tối. Em chỉ có khoảng 4 tiếng để ngủ mỗi ngày. “Em làm việc vì em muốn giúp mẹ và trang trải học phí. Em muốn kiếm tiền để chi trả các chi phí bản thân, để không phải xin mẹ nữa”, Tasya chia sẻ.
Hàng triệu trẻ em trên thế giới đã mất một hoặc cả cha lẫn mẹ trong đại dịch Covid-19. Giấc mơ của các em đã bị đánh cắp hoặc rạn nứt.
Tasya đang học trung học ở thành phố Kediri thuộc tỉnh Đông Java. Em có ước mơ vào đại học và trở thành một nữ doanh nhân. Nhưng với việc phải vừa làm vừa học, thành tích của em ở trường đã giảm sút rất nhiều. Giấc mơ vào đại học của em đang ngày một xa vời.
Tất nhiên, Tasya không phải trường hợp hiếm hoi, nhiều học sinh khác ở Indonesia thậm chí còn đã phải bỏ học trong đại dịch Covid-19. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào tháng 9/2021, khoảng 2% trẻ em từ 5 đến 18 tuổi đã bỏ học chỉ từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2020. Con số đó là khoảng 1,3 triệu học sinh trên toàn thế giới.
Lý do bỏ học nhiều nhất là do các em thiếu tiền đóng học phí. Chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng Thế giới, Noah Yarrow, cho biết: “Có thể một số trẻ em đang đăng ký học lại. Nhưng cũng có khả năng nhiều em đã bỏ học vĩnh viễn và sẽ có những học sinh khác đã bỏ học trong năm 2021”.
Đại dịch đã có những tác động sâu rộng đối với trẻ em Indonesia nói riêng, trên thế giới nói chung, từ cuộc sống hàng ngày cho đến tương lai. Ngay cả những em vẫn còn đủ điều kiện theo học, thì quãng thời gian đóng cửa xã hội cũng đặt ra những khó khăn lớn khi các em phải học trực tuyến.
“Khi chúng em có câu hỏi, rất khó để hỏi, ngay cả khi chúng em cố gắng. Tương tác trực tiếp tốt hơn nhiều”, Tasya tâm sự. Giáo viên của em, cô Yurni, đồng ý và nói thêm rằng hầu hết phụ huynh - những người có thu nhập trung bình và thấp - thậm chí còn không thể chu cấp được thứ mà học sinh cần nhất: Kết nối internet đầy đủ.
“Đôi khi chúng tôi liên hệ với bọn trẻ, chúng nói rằng chúng không thể tham gia lớp học trực tuyến. Chúng tôi hỏi họ lý do tại sao và các em nói rằng chúng đã hết dung lượng internet”, cô Yurni nói.
“Không, chúng em cần trả tiền thuê nhà”
Thậm chí, dù nhiều trường học đã mở trở lại, nhưng việc theo kịp những gì đã mất cũng là thách thức lớn với các em. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, chỉ 30% trẻ em Indonesia đạt điểm tối thiểu về môn đọc trong Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế sau đại dịch.
Rizki, 10 tuổi, đã trốn thoát khỏi một người cha dượng bạo hành để đến sống với anh trai của mình.
Báo cáo ước tính rằng việc đóng cửa trường học do đại dịch có thể khiến điểm đọc của học sinh mất trung bình từ 25 đến 35 điểm. Một báo cáo khác của UNICEF cũng lưu ý rằng tỷ lệ bỏ học gia tăng khiến trẻ em có nguy cơ tảo hôn, bị bóc lột hoặc bị lạm dụng tình dục.
Bộ trưởng Phụ nữ và Trẻ em Indonesia Bintang Puspayoga thừa nhận rằng nạn tảo hôn và lao động trẻ em đang “gia tăng” do “áp lực kinh tế” không thể tránh khỏi từ đại dịch. Bà nói: “Chúng ta cần cùng nhau xây dựng một hệ thống hỗ trợ dưới hình thức một môi trường an toàn và thoải mái cho các em”.
Nhưng một khi bọn trẻ bỏ học, chúng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tham gia vào lực lượng lao động. Sau khi kiếm được tiền, một số sẽ không quay trở lại. Rizki là một trường hợp trong số đó. Cậu mới 10 tuổi và đã làm chú hề đường phố ở thành phố Depok được một năm. Số tiền em kiếm được - khoảng hai triệu rupiah (hơn 3 triệu VNĐ) mỗi tháng - sẽ giúp em có trả đủ tiền thuê trọ cùng với anh trai 24 tuổi Iksan và vợ của anh ấy.
Vợ chồng anh trai Rizki đã cố thuyết phục em đi học trở lại để có thể xin việc tốt hơn trong tương lai. Nhưng khi được hỏi liệu em có muốn quay lại trường học hay không, Rizki trả lời rằng: “Không, em không. Chúng em cần trả tiền thuê nhà”.
Hàn gắn những giấc mơ
Ước tính có khoảng 34.000 trẻ em Indonesia đã mất một hoặc cả cha lẫn mẹ vì Covid-19. Để bảo vệ trẻ mồ côi, chính phủ Indonesia đã ban hành Luật chăm sóc thay thế, trong đó những người có họ hàng với các em được ưu tiên nhận nuôi.
Hai anh em Dona và Beni, 17 tuổi và 11 tuổi, mất mẹ vì Covid-19. Người cha sau đó đã bỏ rơi các em.
Theo Bintang, một tổ chức của Bộ các Vấn đề Xã hội Indonesia, có nhiệm vụ đảm bảo tìm "người chăm sóc thay thế phù hợp" cho các em. “Chúng tôi cần đảm bảo rằng bọn trẻ được bảo vệ và… sau này sẽ không bị bỏ rơi. Chúng tôi cũng phải đảm bảo rằng chúng sẽ không bị lợi dụng và buôn bán”, một nhân viên của tổ chức cho biết.
Nhưng ngay cả khi tìm được người chăm sóc phù hợp, sự trợ giúp về tài chính vẫn rất cần thiết. Anh em Dona và Beni, lần lượt 17 tuổi và 11 tuổi, mất mẹ vì Covid-19 vào tháng 7/2021. Sau khi mẹ qua đời, người cha đã bỏ các em lại cho người dì đằng ngoại đã 72 tuổi. Bà có tên là Suparti.
Bà Suparti rất yêu những đứa trẻ và sẵn lòng chăm sóc chúng, song điều đó có nghĩa là bà phải gánh thêm chi phí. “Đôi khi cậu bé yêu cầu tôi nấu một món gì đó. Nhưng nếu nó muốn tôi nấu súp thịt bò, tôi sẽ nói rằng chúng ta nên nấu món khác. Nếu không chúng tôi sẽ không đủ tiền ăn cho cả tháng”, bà than thở.
Để giảm bớt gánh nặng tài chính và trả học phí, Dona đã phải đi làm thêm. Cậu học sinh cuối cấp ba này đi phụ giúp bán sa tế vào buổi tối. Trong khi đó, Beni may mắn nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương.
Theo thị trưởng Kediri Abdullah Abu Bakar, khoảng 300 trẻ em trong thành phố đã mất cha mẹ trong đại dịch. Để giúp đỡ các em, chính quyền địa phương đang thực hiện một chương trình mang tên “Hy vọng cho gia đình” sẽ được khởi động trong năm nay với sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Indonesia cũng đang thực hiện một dự án tương tự. Tại tỉnh Tây Java, tổ chức phi chính phủ này làm việc với các địa phương để giúp đỡ những trẻ em mất người chăm sóc.
Nhưng rõ ràng, dù có nhiều sự hỗ trợ đến đâu cũng không thể bù đắp được sự mất mát cha mẹ của của các em nhỏ. Giấc mơ của hàng chục nghìn trẻ em Indonesia nói riêng, hàng triệu trẻ em trên thế giới nói chung nếu không bị hủy hoại hoàn toàn bởi đại dịch Covid-19, thì cũng đã rạn nứt rất nhiều!
(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.
(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong. Đối tượng sau khi gây tai nạn, điều khiển xe ô tô bỏ chạy và liên tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.