(CLO) Tác dụng phụ của đại dịch COVID-19 đã để lại dấu ấn không thể xóa nhòa đối với mọi tầng lớp xã hội. Nhưng một nhóm đặc biệt cảm thấy lạc lõng và bị bỏ lại phía sau, Salome Gongadze chia sẻ trong một bài viết trên Deutsche Welle.
Theo Gongadze, một cô gái trẻ mới tốt nghiệp Đại học, tìm việc là một việc đòi hỏi tinh thần cao và "mặt dày" trong hoàn cảnh bình thường. Thật khó để duy trì điều này trong khi trải qua sự cô lập xã hội dữ dội, buồn chán và thiếu hoạt động thể chất.
Trải nghiệm của cá nhân Gongadze cũng tương tự nhiều người trẻ tuổi ở Đức và các quốc gia khác ở châu Âu, thời gian trôi qua khá chậm khi việc duy nhất cần làm là viết đơn xin việc.
Gongadze cho rằng, mỗi khi nhìn vào tờ lịch là một lần căng thẳng bởi vì mọi người nhận thấy bao nhiêu thời gian đã trôi qua kể từ lần cuối cùng được làm việc. Thật khó để đối phó với thực tế rằng những người trẻ tuổi đang bị cướp mất tương lai.
"Tôi không phải là người đầu tiên ngồi trong phòng tối đếm chỉ số thị trường chứng khoán lao dốc. Tuy nhiên, có điều gì đó hơi khác một chút khi xem mũi tên đó đi xuống và không nghĩ đến việc mất tiền đầu tư. Khi bạn 23 tuổi và mới ra trường, điều duy nhất mà mũi tên thể hiện với bạn là mất đi cơ hội.
Tôi cảm thấy hoảng sợ khi nhìn mũi tên đó lao dốc vào tháng 2/2020. Tất cả những gì tôi biết trong thời điểm đó là triển vọng kiếm được việc làm nhanh chóng sau khi tốt nghiệp thạc sĩ trở nên mỏng manh hơn rất nhiều.
Trong những cuộc trò chuyện video với những người bạn cùng lứa, tất cả chúng tôi đều thấu hiểu nỗi sợ hãi giống nhau, thầm nghĩ rằng chúng tôi sẽ kết thúc như năm 2008.
Cổ phiếu đã phục hồi kể từ đó, điều này có thể an ủi một số nhà đầu tư. Nhưng đối với những người đang tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp, tình hình vẫn là vô vọng", Gongadze chia sẻ.
Gongadze chia sẻ về những khó khăn và thách thức mà những thanh niên trẻ ở Đức và một số nước châu Âu đang phải đối mặt trong giai đoạn dịch bệnh - Ảnh: Privat
Tác dụng phụ
Giống như Gongadze, nhiều người trẻ tuổi đã thú nhận rằng ngày càng có cảm giác tuyệt vọng, và nhiều người trong số họ sợ trở thành một thế hệ lạc lõng.
Gongadze nhận định rằng, chính phủ nên sử dụng các công cụ chính sách sẵn có để kích thích nền kinh tế và thúc đẩy việc tuyển dụng thanh niên ở bất cứ nơi nào có thể. Nhà tuyển dụng cũng có thể đóng một vai trò nào đó.
Một trong những vấn đề lớn nhất của quá trình tìm kiếm việc làm trong thời điểm này, điều khiến các ứng viên căng thẳng thậm chí tồi tệ hơn, đó là việc bị họ bị đối xử một cách tồi tệ. Gongadze chỉ ra những ví dụ rằng bản thân cô và nhiều bạn bè tỏ ra rất lo lắng rằng đại dịch đang tạo ra một thế hệ sẽ phải vật lộn trong nhiều năm, làm gia tăng vấn đề bất bình đẳng giữa các thế hệ.
Tác động lâu dài đối với khả năng kiếm tiền và triển vọng cuộc sống của thế hệ năm 2008 đã được ghi nhận rõ ràng. Điều đó lại càng làm cho thế hệ 2020 trở nên bất an hơn.
"Hầu hết những người ở độ tuổi của tôi đều nhận ra rằng trong trận đại dịch này, chúng tôi là những người may mắn. Tuổi trẻ làm cho chúng tôi ít có nguy cơ bị ảnh hưởng sức khoẻ từ COVID-19 hơn rất nhiều. Có vẻ như đôi khi những rắc rối thực sự mà thế hệ này đang phải đối mặt lại đang bị bỏ qua vì sự may mắn đó.
Những tác động phụ của đại dịch, đặc biệt là tác động đối với nền kinh tế và việc tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học, giống như một cú đánh trời giáng. Tôi viết điều này bởi vì những người tốt nghiệp năm nay và năm ngoái đang cảm thấy bấp bênh hơn so với những khoá trước.
Kể cả trước khi đại dịch bùng phát và tàn phá nhiều ngành công nghiệp, học phí đại học cũng đang ở mức cao nhất chưa từng có. Hơn hết, chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn, nơi có nhiều trường đại học, đặc biệt là chi phí nhà ở đã tăng chóng mặt.
Tôi thường cảm thấy khó khăn trong việc truyền đạt cho những người lớn tuổi rằng cuộc sống tại nhiều trường đại học cạnh tranh khốc liệt và căng thẳng như thế nào, và nhiều người bạn của tôi cảm thấy áp lực như thế nào khi những nhà tuyển dụng dường như luôn nâng cao tiêu chuẩn của họ", Gongadze nói.
Lạc lối
Sinh viên tốt nghiệp năm 2021 phải đối mặt với một thị trường tuyển dụng cạnh tranh khốc liệt chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008. Một số nhóm người tìm việc, cả những người mới tốt nghiệp đại học và những người đã bị sa thải hoặc bị hủy bỏ hợp đồng vào năm trước, đang chen lấn để giành được một vài vị trí giới hạn.
"Một người bạn của tôi đang loay hoay tìm việc cố định và đã nói rõ với tôi rằng công việc nhiều nhất cố ấy làm vào thời điểm này là viết rất nhiều đơn xin việc, khiến nhiều lúc cô cảm thấy gần như không thể chịu đựng được", Gongadze chia sẻ.
Rõ ràng, đại dịch COVID-19 đã và đang làm thay đổi nhiều thứ và nhìn từ cuộc sống của những thanh niên thì điều đầu tiên tác động đến họ không chỉ là những hạn chế về giao tiếp, những hoạt động tập thể mà còn việc làm và một tương lai bị đặt dấu hỏi bởi có quá nhiều mịt mờ ở phía trước...
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.