Covid-19 là cơ hội 'có một không hai' để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Chủ nhật, 31/05/2020 19:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Covid-19 đến và đi để lại hậu quả thảm khốc nhưng chỉ nhất thời. Tác hại của biến đổi khí hậu đến chậm hơn nhưng hậu quả lớn hơn và kéo dài hơn. Covid-19 chính là cơ hội hiếm có để chính phủ các nước giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Liệu chính phủ các nước có tận dụng được cơ hội này? Ảnh: Andrea Ucini/ Economist

Liệu chính phủ các nước có tận dụng được cơ hội này? Ảnh: Andrea Ucini/ Economist

Khủng hoảng đại dịch Covid 19 cho thấy việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là khó đến nhường nào và cũng tạo ra cơ hội duy nhất để làm được điều đó. 

Virus SARS-CoV-2 hay khí thải nhà kính đều chẳng hề bận tâm đến ranh giới quốc gia, điều này khiến chúng trở thành những tai họa toàn cầu.

Cả hai đẩy người nghèo và người yếu thế vào tình trạng nguy hiểm hơn nhiều so với giới thượng lưu và đòi hỏi chính phủ các nước hành động trên một quy mô gần như chưa từng có tiền lệ trong thời bình.

Với việc các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ tập trung vào lợi ích của mình, còn những nhà đồng cấp ở Mỹ thì mải "tẩy chay" Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì họ tham gia vào "Thỏa thuận chung Paris" về biến đổi khí hậu, không thảm họa nào đang nhận được sự phối hợp ứng phó toàn cầu mà chúng đáng ra có được.

Hai cuộc khủng hoảng không chỉ giống nhau mà chúng tương tác với nhau. Đóng cửa phần lớn nền kinh tế đã dẫn đến sự sụt giảm một lượng lớn khí thải nhà kính.

Trong tuần đầu tiên của tháng Tư, lượng khí thải hàng ngày trên toàn thế giới thấp hơn 17% so với năm ngoái.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán lượng khí thải nhà kính toàn cầu từ lĩnh vực công nghiệp trong năm 2020 sẽ thấp hơn 8% so với 2019, mức giảm hằng năm lớn nhất kể từ thế chiến thứ hai.

Sự sụt giảm đó hé lộ một sự thật quan trọng về khủng hoảng khí hậu. Nó quá khó để có thể giải quyết bằng cách từ bỏ sử dụng máy bay, tàu hỏa hay ô tô.

Các quốc gia cần phải hành động, phối hợp chung để cắt giảm lượng khí thải nhà kính, nhân tố làm nóng lên toàn cầu - Ảnh: Reuters

Các quốc gia cần phải hành động, phối hợp chung để cắt giảm lượng khí thải nhà kính, nhân tố làm nóng lên toàn cầu - Ảnh: Reuters

Ngay cả khi con người chịu được những thay đổi lớn trong cách sống của mình, 'thí nghiệm' đáng buồn này đã cho thấy thế giới vẫn có hơn 90% công việc giảm thiểu phát thải carbon cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu tham vọng nhất của "Thỏa thuận chung Paris". Đó là nhiệt độ trái đất chỉ tăng 1,5°C so với trước Cách mạng Công nghiệp.

Tạp chí hàng đầu Economist mới đây đã giải thích, đại dịch vừa cho thấy quy mô của thử thách đang đợi phía trước vừa tạo ra cơ hội duy nhất để các chính phủ ban hành chính sách, nhằm hướng nền kinh tế không carbon và cái giá phải trả về góc độ kinh tế, xã hội và chính trị thấp hơn nhiều so với những gì đáng phải trả.

Giá năng lượng hạ xuống mức thấp giúp cho việc cắt các khoản hỗ trợ cho nhiên liệu hóa thạch và áp thuế lên carbon trở nên dễ dàng hơn. Các khoản thu từ loại thuế này trong thập kỷ tới có thể giúp khôi phục ngân sách chính phủ đang bị thâm hụt.

Những doanh nghiệp cốt lõi của nền kinh tế dựa vào nhiên liệu hóa thạch như: các công ty dầu khí, các nhà sản xuất thép, công ty chế tạo ô tô – đang vừa trải qua giai đoạn khốn khó do cắt giảm công suất và việc làm dài hạn.

Đưa nền kinh tế trong tình trạng 'hôn mê' hồi tỉnh trở lại là một tình huống khá khác biệt cho việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng và tạo việc làm mới.

Trong thập kỉ vừa qua, chi phí cho năng lượng gió và mặt trời đã giảm xuống nhanh chóng.

Air France đã được thông báo hoặc là từ bỏ đường bay trong nước đang cạnh tranh với tàu cao tốc dùng năng lượng điện hạt nhân hoặc bị tước hỗ trợ thuế.

Mỹ đã nới lỏng các quy định về môi trường trong suốt đại dịch.

Trung Quốc – nơi tác nhân kích thích cho công nghiệp nặng đã khiến lượng phát thải toàn cầu tăng lên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu – tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện than.

Covid- 19 đã chứng tỏ nền tảng cho sự thịnh vượng chỉ là tạm thời.

Các tai họa được nói đến nhiều lần và cũng bị ngó lơ nhiều lần có thể xảy ra không hề báo trước, khiến cho cuộc sồng đảo lộn và làm lung lay tất cả những thứ có vẻ chắc chắn.

Tác hại từ biến đổi khí hậu sẽ đến chậm hơn so với đại dịch nhưng lớn hơn và kéo dài hơn.

Nếu có một thời điểm nào đó để các nhà lãnh đạo cho thấy sự dũng cảm trong việc đề phòng thảm họa đó xảy ra, chính là lúc này. Họ sẽ chẳng bao giờ có được những người nghe chăm chú hơn thời điểm hiện tại.

Vân Trần

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế