CPI bình quân 5 tháng tăng 4,39%, cao nhất trong 3 năm gần đây

Thứ bảy, 30/05/2020 06:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2020 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước - mức cao nhất trong 3 năm gần đây.

Giá thịt lợn tăng khiến CPI 5 tháng đầu năm 2020 tăng mạnh

Giá thịt lợn tăng khiến CPI 5 tháng đầu năm 2020 tăng mạnh

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020.

Theo đó, CPI tháng 5/2020 giảm 0,03% so với tháng trước, giảm 1,24% so với tháng 12 năm trước - mức thấp nhất kể từ năm 2016 trở lại đây (năm 2016 tăng 1,88%; năm 2917 tăng 0,37%; năm 2018 tăng 1,61%; và năm 2019 tăng 1,5%).

Tuy nhiên, CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2020 vẫn tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước - mức cao nhất trong 3 năm gần đây (năm 2018 tăng 3,01%;năm 2019 tăng 2,74%).

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, việc kiềm chế được tốc độ lạm phát trong bối cảnh giá thịt lợn (một trong những loại hàng hóa chiếm tỷ trọng cao trong quyền số tính CPI) đang ở mức rất cao và chưa có dấu hiệu giảm là nhờ Chính phủ và các bộ ngành, địa phương triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Bên cạnh đó có sự chủ động điều hành giá xăng dầu của Liên Bộ Công Thương - Tài chính; Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành và thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động là những nguyên nhân chủ yếu khiến CPI tháng 5 giảm 0,03% so với tháng trước, đồng thời giảm 1,24% so với tháng 12 năm trước, nhờ đó CPI bình quân 5 tháng đầu năm vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Trong mức giảm 0,03% của CPI tháng 5/2020 so với tháng 4/2020, theo Tổng cục Thống kê có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Trong đó, nhóm giao thông giảm 2,21% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào ngày 28/4/2020 và tăng giá xăng, dầu vào ngày 13/5/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu giảm 4,98% (tác động làm CPI chung giảm 0,21%), bên cạnh đó, nhiều chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng của các hãng xe ô tô đưa ra nhằm giảm lượng hàng tồn kho làm giá ô tô giảm 0,25%.

Nhóm bưu chính viễn thông; văn hóa, giải trí và du lịch; may mặc, mũ nón và giày dép trong tháng 5/2020 giảm nhẹ mặc dù du lịch bước vào thời kỳ cao điểm chủ yếu do các cửa hàng thời trang áp dụng nhiều chương trình giảm giá để thu hút khách hàng sau ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các hãng du lịch lữ hành cũng đồng loạt giảm giá tour trong nước, hệ thống nhà hàng, khách sạn cũng giảm giá để kích cầu du lịch nội địa sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Ngược lại, các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng do giá hàng thực phẩm tăng 0,43%, nguyên nhân chủ yếu là do hậu quả của dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung thịt lợn trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu đã đẩy giá thịt lợn tăng 4,13%. Giá thịt lợn tăng cũng đẩy giả các loại thịt gia cầm tươi sống tăng 0,92%.

Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản tháng 5/2020 (không tính nhóm hàng nhiên liệu và hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá) giảm 0,03% so với tháng trước và tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 2,88%.

Theo bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê, CPI bình quân 5 tháng đầu năm tăng 4,39% trong bối cảnh giá xăng dầu đang có xu hướng tăng trở lại (chiều 28/5, giá xăng dầu tăng lần thứ 2 liên tiếp kể từ đầu năm, theo đó, mỗi lít xăng RON92 tăng 882 đồng, xăng RON95 tăng 890 đồng; dầu diesel tăng 892 đồng; dầu hỏa tăng 875 đồng; mazut tăng 947 đồng) khiến việc kéo CPI xuống dưới 4% là thách thức rất lớn.

Một trong các giải pháp để giữ được lạm phát theo yêu cầu của Quốc hội (dưới 4% hoặc tăng khoảng 4%), theo bà Ngọc là phải giảm được giá thịt lợn.

“Tổng cục Thống kê đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công Thương tiến hành rà soát tất cả các khâu từ chăn nuôi, thu mua, giết mổ, vận chuyển xem giá thành thịt lợn là bao nhiêu và giá bán đến tận tay người tiêu dùng là bao nhiêu. Sau khi rà soát phải chỉ ra được các yếu tố phi lý trong hình thành giá để đưa về đúng giá trị thực, doanh nghiệp chăn nuôi, chế biến, phân phối có lãi hợp lý và người tiêu dùng được mua với giá hợp lý”, bà Ngọc nói.

Thế Vũ

Tin khác

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

Quảng Nam xác minh tài sản của 86 người có chức vụ, quyền hạn

(CLO) Qua bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên, Thanh tra tỉnh Quảng Nam chọn ra 86 người tại 12 cơ quan, đơn vị để xác minh tài sản, thu nhập.

Tin tức
Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

Phấn đấu hết năm 2025 Hà Nội có khoảng 439.130 doanh nghiệp

(CLO) Phấn đấu đến hết năm 2025 trên địa bàn Thành phố có khoảng 439.130 doanh nghiệp, trong đó giai đoạn 2021-2025 số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 152.677 doanh nghiệp; đến hết năm 2030 có khoảng 600.000 doanh nghiệp.

Tin tức
Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Ông Vũ Quốc Nghị được bổ nhiệm làm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

(CLO) Ngày 19/4, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Văn dự và chủ trì hội nghị.

Tin tức
Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

Lập Tổ công tác xây dựng Đề án đưa TP HCM trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực

(CLO) Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi vừa ký Quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án “Xây dựng Thành phố trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước và khu vực với các ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại, có giá trị gia tăng cao".

Tin tức
Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

Bệnh viện công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng "chỉ khi nào công, tư, Trung ương, địa phương kết hợp lại thì mới tạo ra quy hoạch đồng bộ về mạng lưới cơ sở y tế".

Tin tức