CPTPP: Một quá khứ thăng trầm, một tương lai tươi sáng

Thứ sáu, 02/11/2018 15:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau nhiều vòng đàm phán cam go, có lúc tưởng như đổ bể, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã chính thức được ký kết vào ngày 8/3/2018. Hãy cùng nhìn lại chặng đường thăng trầm này, cũng như những thách thức trước mắt đối với Việt Nam

Báo Công luận
 Hình ảnh lễ ký kết CPTPP tại Chile ngày 8/3. Ảnh: Internet

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ra đời nhằm thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ rút lui hồi tháng 1 năm ngoái. Nhưng dù là TPP hay CPTPP thì đây đều là những hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế. 

Việc CPTPP được ký kết được cho là mở ra một chương mới cho thương mại toàn cầu. Đồng thời, phát đi thông điệp mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế rằng mở cửa thị trường, hội nhập mới là công cụ tốt nhất tạo nên sự thịnh vượng.

Một chặng đường

Tuy nhiên, chặng đường để đi được đến kết quả ngày hôm nay của CPTPP là không hề dễ dàng. Dưới đây là các dấu mốc đàm phán của Hiệp định. 

6/2005: Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (P4) giữa 4 nước: Singapore, Chile, New Zealand, Brunei được ký kết.

5/2006: P4 có hiệu lực.

9/2008: Hoa Kỳ thông báo tham gia đàm phán P4 mở rộng.

11/2008: Australia, Peru tuyên bố tham gia đàm phán, Việt Nam bày tỏ quan tâm. P4 mở rộng được đặt lại tên là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

12/2009: Hoa Kỳ chính thức thông báo tiếp tục tham gia TPP sau 1 năm đàm phán trì hoãn do bầu cử Tổng thống.

3/2010: Vòng đàm phán TPP đầu tiên được tổ chức tại Melbourn (Australia) với sự tham gia của P4, Hoa Kỳ, Australia, Peru, Việt Nam.

6/2010: TPP được tổ chức đàm phán tại Hoa Kỳ.

10/2010: Tổ chức đàm phán ở Brunei, Malaysia tham gia đàm phán.

11/2010: Việt Nam tuyên bố tham gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ.

12/2010: Tổ chức đàm phán ở New Zealand.

2/2011: Tổ chức đàm phán ở Chile.

3/2011: Tổ chức đàm phán ở Singapore.

6/2011: Tổ chức đàm phán ở Việt Nam.

12/2012: Mexico, Canada tham gia TPP.

7/2013: Nhật Bản tham gia, nâng số thành viên tham gia đàm phán TPP lên 12.

10/2015: Sơ bộ TPP cấp bộ trưởng được hoàn tất.

2/2016: 12 nước chính thức ký thoả thuận về TPP tại New Zealand.

1/2017: Tổng thống Donald Trump ký lệnh rút Hoa Kỳ khỏi TPP.

5/2017: 11 nước thành viên còn lại quyết định tái khởi động TPP.

11/2017: 11 nước thống nhất đổi tên TPP thành CPTPP - Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

1/2018: CPTPP hoàn tất đàm phán, dự kiến ký vào 8/3 tại Chile.

8/3/2018: CPTPP chính thức được ký kết. 

Cơ hội với Việt Nam

CPTPP gồm 11 nước với tổng giá trị GDP khoảng 10.000 tỷ USD, khoảng 13% GDP toàn cầu. Nếu có Mỹ, TPP sẽ trở thành khối tự do thương mại lớn nhất thế giới, chiếm 40% GDP toàn cầu. Các nước đã cứu vãn CPTPP với hy vọng nước Mỹ quay trở lại. Trung Quốc, Anh và Hàn Quốc được cho đang xem xét việc gia nhập CPTPP.

Tính tới nay, đã có 6 nước phê chuẩn Hiệp định CPTT mới này, bao gồm Australia, New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore. Điều này đồng nghĩa với việc CPTPP đã đủ điều kiện để kích hoạt, và dự kiến sẽ được đi vào thực tiễn từ ngày 30/12 tới đây.

Sáng nay, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội xem xét và thảo luận Hiệp định này.

Theo kết quả nghiên cứu chính thức được Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện vào tháng 9/2017, CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 4,7% đến năm 2035. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP từ đó sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan, điều rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. 

Theo Chính phủ, việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp ta có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn.

Cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu.

Những thử thách đi kèm

Tuy nhiên, Hiệp định dự kiến có khả năng tạo ra một số thách thức đòi hỏi chúng ta phải chủ động nỗ lực đổi mới trong nước để có thể vượt qua.

Về cơ bản, do Việt Nam đã có hiệp định thương mại tự do với 7 trên 10 nước thành viên Hiệp định CPTPP nên trước mắt sức ép về cạnh tranh do mở cửa thị trường chỉ đến từ 3 nước là Canada, Mexico và Peru.

Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của chúng ta, bao gồm thịt lợn, thịt gà vẫn còn thiếu tính cạnh tranh. Tuy nhiên, việc Mỹ rút lui vô tình tạo nên một cơ hội cho các mặt hàng nông sản của nước ta.

Một số mặt hàng công nghiệp như thép, ô tô là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước còn lại trong CPTPP, những thứ có thể tạo áp lực nên nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, điều có lợi là các mặt hàng này chủ yếu tập trung vào phân khúc cao cấp, trong khi đánh giá từ chính phủ cho thấy từ 10-15 năm nữa, Việt Nam vẫn nằm trong phân khúc thị trường trung bình. 

Việc hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế khi tham gia CPTPP cũng là một thách thức mà chúng ta cần để tâm.

Một số quy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, công đoàn sẽ buộc phải thay đổi nếu gia nhập vào CPTPP. Sức ép phải thay đổi hệ thống pháp luật để tuân thủ những chuẩn mực mới của Hiệp định là có nhưng Chính phủ tự tin “sẽ vượt qua được”.

Dẫu vậy, đây cũng là một cơ hội để những doanh nghiệp vẫn hoạt động theo "mô hình bao cấp" nhận thức được tính cạnh tranh đến từ nước ngoài, từ đó ép buộc bản thân phải thay đổi để thích nghi, tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việc chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm minh hơn có thể khiến doanh nghiệp của Việt Nam phải chịu gánh nặng đối với các thủ tục kiểm soát. Các doanh nghiệp cũng sẽ phải nâng tầm hiểu biết đối với việc bảo vệ và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ nếu muốn thành công trên con đường hội nhập.

Thách thức quan trọng nhất trong lĩnh vực lao động, theo Chính phủ, là liên quan đến yêu cầu về việc sửa đổi luật pháp, chính sách về quyền thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp và sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo các hoạt động của tổ chức này hoạt động đúng pháp luật Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc của ILO, đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Nhìn chung, ngoài các sản phẩm nông nghiệp, tính cạnh tranh của các nước với Việt Nam là không cao, và ảnh hưởng sẽ có phần hạn chế về ngắn hạn là chủ yếu. Vì vậy, việc gia nhập và hưởng ứng CPTPP chắc chắn là một cơ hội để các doanh nghiệp của chúng ta có thể vươn xa hơn, cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nước ngoài, giúp xây dựng kinh tế đất nước ngày càng phát triển.

HV

Tin khác

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

(CLO) Các quốc gia đang nỗ lực tiến tới hiệp ước nhựa toàn cầu mang tính lịch sử trong hội nghị thượng đỉnh tại Ottawa (Canada) vào tuần này, nhưng cũng chia rẽ sâu sắc trong các cuộc đàm phán về những gì nên đặt ra trong hiệp ước.

Thế giới 24h
Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

Tổng thống Iran đưa ra 'cảnh báo đỏ' cho Israel, hứa tiếp tục hỗ trợ Palestine

(CLO) Tổng thống Iran, Ebrahim Raisi, trong một tuyên bố được hãng tin IRNA trích dẫn vào thứ Ba (23/4) cảnh báo rằng bất kỳ cuộc tấn công quy mô lớn nào của Israel vào lãnh thổ Iran sẽ dẫn đến hậu quả "thảm khốc".

Thế giới 24h
Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

Ukraine muốn nam giới trong tuổi nhập ngũ ở hải ngoại trở về chiến đấu

(CLO) Ukraine hôm thứ Ba (23/4) đã đình chỉ các dịch vụ lãnh sự đối với các công dân nam ở hải ngoại trong độ tuổi nhập ngũ cho đến ngày 18/5, mong muốn những thanh niên trong diện này trở về quê nhà chiến đấu.

Thế giới 24h
Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

Bốn phụ nữ thiệt mạng ở Zaporizhzhia trong cuộc tấn công UAV của Ukraine

(CLO) Cơ quan dịch vụ khẩn cấp tại các khu vực do Nga kiểm soát ở vùng Zaporizhzhia, Ukraine cho biết một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine hôm thứ Ba đã giết chết 4 phụ nữ trong một chiếc ô tô ở phía bắc thị trấn Melitopol.

Thế giới 24h
Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

Liên hợp quốc kêu gọi điều tra về ngôi mộ tập thể tại các bệnh viện ở Gaza

(CLO) Liên hợp quốc hôm thứ Ba (23/4) kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra quốc tế về các ngôi mộ tập thể tại hai bệnh viện ở Gaza bị phá hủy trong các cuộc bao vây của Israel, và nói rằng có thể đã xảy ra tội ác chiến tranh.

Thế giới 24h