CPTPP: Nhiều cơ hội và không ít thách thức

Thứ sáu, 09/11/2018 08:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội tuy nhiên bên cạnh đó cũng là không ít thách thức. Đây được coi là thời điểm để các doanh nghiệp tự thay đổi chính mình.

Cơ hội tốt để vượt lên

Báo Công luận
 

CPTPP được coi là cơ hội để doanh nghiệp Việt “lớn” thêm (Ảnh TL)

 

Một điều thuận lợi có thể thấy khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực là, trong 11 quốc gia tham gia CPTPP, thì  đã có tới 8 nước Việt Nam đã ký kết về hiệp định thuế quan trước đó. Vì vậy, khi có thêm CPTPP sẽ có cơ hội mở rộng thêm việc cắt giảm các dòng thuế nhiều hơn, từ đây sẽ tác động đến phát triển kinh tế.

Cụ thể, do tác động của cắt giảm thuế quan, Hiệp định CPTPP có thể giúp GDP tăng thêm 1,32%, tương đương với 1,7 tỷ USD (trong TPP, con số này là khoảng 6,7%). Tác động này có thể sẽ lớn hơn nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ (2,01%).

Mặt khác, khi tham gia Hiệp định CPTPP, Việt Nam dự kiến đạt được lợi ích từ xuất khẩu với tổng mức tăng thêm về kim ngạch xuất khẩu khoảng 4% (tương đương 4,09 tỷ USD). Tổng kim ngạch nhập khẩu cũng sẽ tăng thêm ở mức 3,8-4,6% (tương đương 4,93 tỷ USD).

Chia sẻ về cơ hội này, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho hay, các cam kết về xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình và tự do hóa dịch vụ - đầu tư trong Hiệp định CPTPP được giữ nguyên từ Hiệp định TPP trước đây. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường của các nước thành viên CPTPP sẽ được hưởng những cam kết cắt giảm thuế từ hơn 90%, thậm chí lên đến 95%.

Bên cạnh những mặt thuận lợi trực tiếp, các chuyên gia kinh tế cũng đồng ý khi cho rằng, CPTPP sẽ trở thành động lực lớn giúp doanh nghiệp Việt trưởng thành hơn. Hầu hết các thị trường trong khối CPTPP đều có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu nên để được hưởng mức thuế ưu đãi, chất lượng của sản phẩm Việt Nam phải tăng lên. Do vậy, hiệp định CPTPP sẽ tạo sức ép để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, CPTPP sẽ giúp Việt Nam giảm áp lực nhập khẩu từ một số thị trường truyền thống, qua đó đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, giảm áp lực nhập khẩu từ một số thị trường, đặc biệt là Trung Quốc.

Như vậy có thể thấy, Hiệp định sẽ tạo ra một sân chơi công bằng, minh bạch cũng là cơ sở, nền tảng để cho các doanh nghiệp có tầm nhìn, định hướng, phát triển bền vững và lâu dài có cơ hội tốt để vượt lên. Các thuận lợi sẽ không dành cho tất cả mọi doanh nghiệp vì điều đó còn phụ thuộc vào khả năng nhận biết và hiểu về các yếu tố thuận lợi của từng doanh nghiệp, đồng thời sự chuẩn bị các điều kiện cũng như năng lực nắm bắt cơ hội cũng chính là yếu tố quyết định sự thành công cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải tự cứu mình

Báo Công luận
 Bên cạnh mặt thuận lợi, tham gia CPTPP cũng đặt ra không ít thách thức cho DN (Ảnh TL)

Bên cạnh những mặt thuận lợi thì Hiệp định CPTPP cũng được đánh giá là mang đến không ít những lo ngại đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Theo ông Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, các mặt hàng lợi thế như nông sản, dệt may… giá trị gia tăng sẽ cao hơn, thị trường, thị phần sẽ lớn hơn. Tuy nhiên, chúng ta phải tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh ứng dựng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao.

Đứng ở góc độ người chăn nuôi, Tiến sỹ Trần Duy Khanh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho rằng, sẽ có sức ép cạnh tranh rất lớn từ chất lượng đến giá thành với ngành chăn nuôi, nhất là các sản phẩm từ thịt, trứng, sữa... bởi lẽ ngành chăn nuôi của Việt Nam vẫn chủ yếu theo kiểu nông hộ, chăn nuôi nhỏ và rất ít các tập đoàn lớn. Trong khi đó, các nước tham gia CPTPP lại rất có tiềm lực về những loại sản phẩm này.

Ngoài vấn đề nông nghiệp, Việt Nam còn nhiều mặt hàng khác cũng sẽ gặp khó khăn như thép, nhôm. Trước đây liên kết doanh nghiệp thường theo hàng dọc; ví dụ, một doanh nghiệp phải mất đến 40 năm mới có được thương hiệu. Nhưng bây giờ một doanh nghiệp chính chỉ làm nhiệm vụ thiết kế và lắp ráp, còn các doanh nghiệp phụ trợ lại được đặt ở nhiều nước khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam ngay bây giờ phải biết cùng nhau liên kết lại. Các doanh nghiệp đứng đầu liên kết các doanh nghiệp nhỏ lại với nhau, sau đó là HTX, dưới đó là các hộ nông dân và các hộ sản xuất.

Có thể nói, để doanh nghiệp "nhỏ mà không yếu" các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư nhiều hơn cho công tác quản trị cũng như tập làm quen với dịch vụ chất lượng cao như tham gia vào chuỗi cung ứng, dịch vụ ngân hàng, logistics... Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần xác định đây là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng hàng hóa dịch vụ và phát triển khả năng sản xuất của nền kinh tế để bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới, từ đó tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chính bản thân doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu thông tin một cách thực chất, trọng tâm phù hợp với chiến lược đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.

Để tận dụng được cơ hội, vượt qua được thách thức do CPTPP đem lại, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng, các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu các nội dung của Hiệp định CPTPP là rất quan trọng trong việc nắm bắt cơ hội hợp tác, đầu tư và tháo gỡ rào cản bởi các quy định của Hiệp định. Thách thức cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tự thay đổi chính mình, nhất là trong bối cảnh đất nước đang hội nhập sâu rộng với thế giới. "Vấn đề còn lại là năng lực của chúng ta như thế nào, bước đi ra sao và có giải pháp nào để khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh để bước vào sân chơi mới", đại biểu nhấn mạnh.

Đức Minh

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp